Atahualpa

Atahualpa
Sapa Inca
Chân dung được vẽ bởi người làm thuê của Pizarro, 1533.
Tại vị1532 – 29 tháng 8 năm 1533
Tiền nhiệmHuayna Capac
Kế nhiệmTúpac Huallpa
Thông tin chung
Sinh20 tháng 3, 1497
Quito hay Cuzco
Mất26 tháng 7, 1533(1533-07-26) (36 tuổi)
Cajamarca
Thân phụHuayna Cápac
Thân mẫuÑusta Pacha

Atahualpa, Atahuallpa, Atabalipa, hay Atawallpa (20/3/1497 – 29/8/1533),[1] là vị Sapa Inca hay hoàng đế cuối cùng của Tahuantinsuyu (Đế chế Inca) trước khi người Tây Ban Nha xâm chiếm Đế chế Inca.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là con trai của Huayna Cápac, vua Inca thứ 11. Trước khi chết, Huayna Cápac quyết định chia vương quốc ra làm hai cho hai người con trai. Atahualpa được hưởng vùng đất phía bắc và ngự tại Cajamarca, trong khi Huáscar nhận vùng đất phía nam với Cuzco là nơi cai trị. Năm 1527 Huayna Cápac chết vì bệnh dịch. Việc chia hai vương quốc đã dẫn đến nhiều cuộc xung đột dữ dội giữa hai anh em. Mặc dù Huáscar được người Inca kính trọng nhưng người của ông đã bị đạo quân phía bắc có nhiều kinh nghiệm chinh chiến đánh bại vào năm 1532. Huáscar bị bắt và xử tử. Atahualpa trở thành người thống trị của toàn bộ lãnh thổ Vương quốc Inca.

Tháng 4 năm 1532, Francisco Pizarro chỉ huy quân Tây Ban Nha đổ bộ vào bờ biển Peru. Ngay từ vài năm trước đó người Inca đã mắc phải những bệnh mà trước nay họ chưa từng có (đậu mùa và sởi), lan truyền qua Trung Mỹ đến phía nam với hậu quả chết người. Khi Pizarro đến, vương quốc Inca không không còn là một vương quốc hùng cường nữa mà là một quốc gia đang chìm đắm trong cuộc chiến thừa kế giữa hai anh em Atahualpa và Húascar. Cuộc nội chiến này đã lay chuyển nền móng của vương quốc và sự bất bình của các dân tộc bị thống trị càng làm cho quốc gia này nhanh chóng sụp đổ. Atahualpa đã đánh giá quá thấp nguy hiểm xuất phát từ người Tây Ban Nha. Vào ngày 15 tháng 11 năm 1532 họ được Atahualpa chào đón một cách thân thiện. Pizarro và 168 người đồng hành đã lợi dụng tình huống này để bắt giữ Atahualpa và gây ra một cuộc tàn sát đẫm máu trong số 20.000 người lính Inca trong trận Cajamarca.[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ See, Hemming p. 557, fn. 78
  2. ^ Hemming, The Conquest, p. 28.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đừng chơi chứng khoán, nếu bạn muốn giàu
Đừng chơi chứng khoán, nếu bạn muốn giàu
Nếu bạn đang có ý định “chơi” chứng khoán, hay đang “chơi” với số vốn trăm triệu đổ lại thì bài này dành cho bạn
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima (有馬 貴将, Arima Kishō) là một Điều tra viên Ngạ quỷ Cấp đặc biệt nổi tiếng với biệt danh Thần chết của CCG (CCGの死神, Shīshījī no Shinigami)
Giới thiệu nhân vật Mei - Jigokuraku
Giới thiệu nhân vật Mei - Jigokuraku
Mei là một Tensen trước đây liên kết với Lord Tensen nhưng đã trốn thoát sau khi không đồng ý với phương pháp mở khóa sự bất tử của Rien
[Preview] Koigoku No Toshi – Thành phố chúng ta đang sống là giả?
[Preview] Koigoku No Toshi – Thành phố chúng ta đang sống là giả?
Makoto, một thanh niên đã crush Ai- cô bạn thời thơ ấu của mình tận 10 năm trời, bám theo cô lên tận đại học mà vẫn chưa có cơ hội tỏ tình