Aula Palatina

Vương cung thánh đường Constantine
tiếng Đức: Konstantinbasilika
Vương cung thánh đường Constantine, nhìn từ phía tây bắc
Địa điểmTrier
Quốc giaĐức
Hệ pháiNhà thờ Tin Lành tại Đức
Kiến trúc
Phong cáchKitô giáo sơ khai
Năm xây dựng310
Một phần củaCác tượng đài La Mã, Nhà thờ Thánh Peter và Nhà thờ Giáo hội Đức Mẹ tại Trier
Tiêu chuẩnVăn hóa:(i), (iii), (iv), (vi)
Tham khảo367-007
Công nhận1986 (Kỳ họp 10)

Vương cung thánh đường Constantine (tiếng Đức: Konstantinbasilika), hoặc Aula Palatina tại Trier, Đức là một vương cung thánh đường La Mã chính thức mà được ủy quyền xây dựng bởi hoàng đế Constantinus Đại đế (306–337) vào đầu thế kỷ thứ 4.

Ngày nay, nó được sử dụng như là Nhà thờ của Chúa Cứu thế và thuộc sở hữu của một giáo đoàn trong Nhà thờ Tin Lành tại Rhineland. Vương cung thánh đường này chứa đại sảnh còn tồn tại lớn nhất từ thời cổ đại và là một phần của Di sản thế giới được UNESCO công nhận. Đại sảnh của nó có chiều dài 67 mét, rộng 26,05 mét và cao 33 mét.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Aula Palatina được xây dựng vào khoảng năm 310 sau Công nguyên như là một phần của quần thể cung điện. Ban đầu nó không phải là một tòa nhà đứng tự do, nhưng có các tòa nhà nhỏ khác như sảnh trước, cổng và một số tòa nhà dịch vụ gắn liền với nó bị phá hủy.

Trong thời Trung cổ, nó được sử dụng làm nơi ở cho Giám mục Trier, chính vì vậy mà hậu cung được thiết kế lại thành khu vực sinh sống và những tháp trang trí thêm vào đỉnh của bức tường. Vào thế kỷ 17, tổng giám mục Lothar von Metternich đã xây dựng cung điện của mình ngay bên cạnh Aula Palatina và kết hợp nó vào cung điện của mình để thực hiện một số thiết kế lại. Sau đó, vào thế kỷ 19, Friedrich Wilhelm IV của Phổ đã ra lệnh cho khôi phục lại trạng thái La Mã ban đầu của tòa nhà, dưới sự giám sát của kiến trúc sư quân sự Carl Schnitzler. Năm 1856, Aula Palatina trở thành một nhà thờ Tin Lành. Năm 1944, tòa nhà bị cháy do một cuộc không kích của các lực lượng đồng minh trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Khi nó được sửa chữa sau chiến tranh, các trang trí lịch sử bên trong của nó có từ thế kỷ 19 đã không được xây khôi phục lại, do đó các bức tường gạch cũng có thể nhìn thấy từ bên trong.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ulrich 2007, tr. 149
  • Ulrich, Roger B. (2007), Roman Woodworking, Yale University Press, ISBN 0-300-10341-7
  • William E. Gwatkin, Jr.: Roman Trier, in The Classical Journal Vol. 29, No. 1 (October 1933), 3–12 (online reproduction of the original article amended by photographs)
  • Helen Gardner, Fred S. Kleiner, Christin J. Mamiya: Gardner's Art Through the Ages. Cengage Learning, 13th edition 2008, ISBN 978-0-495-57355-5, p. 205 (online copy, tr. 205, tại Google Books)
  • Gerardo Brown-Manrique: Konstantinplatz in Trier. Between Memory and Place. In: Places. Forum of design for the public realm. Vol. 3 (1986), No. 1, pages 31–42 (Digitalisat)
  • Eberhard Zahn: Die Basilika in Trier. Rheinisches Landesmuseum, Trier 1991, ISBN 3-923319-18-5 (German)

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Tóm tắt và đánh giá sách] Mindset - Sức mạnh của việc đổi mới tư duy
[Tóm tắt và đánh giá sách] Mindset - Sức mạnh của việc đổi mới tư duy
Mindset là cuốn sách giúp bạn hiểu cặn kẽ về sức mạnh của tư duy dưới nghiên cứu đánh giá tâm lý học - hành vi con người
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Từ châu Âu đến châu Á, mỗi quốc gia lại có cách biến tấu riêng với nội tạng động vật, tạo nên một bản sắc ẩm thực đặc trưng
Phản ứng tăng cường Genshin Impact
Phản ứng tăng cường Genshin Impact
Trước tiên ta sẽ làm quen với phản ứng, khi ấn lôi + thảo sẽ tạo ra phản ứng và đưa quái vài trạng thái sinh trưởng
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Trong sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, chúng ta thường hay nghe vụ Liên Xô cắt bán đảo Crimea cho Ukraine năm 1954