Bài ca Trường Sơn

"Bài ca Trường Sơn"
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt
Phát hành1968
Thể loạiNhạc đỏ
Sáng tácGia Dũng
Soạn nhạcTrần Chung

Bài ca Trường Sơn là một ca khúc nhạc đỏ nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Chung được phổ nhạc dựa trên bài thơ của nhà thơ Gia Dũng.[1][2][3]

Hoàn cảnh ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam, khi đang tham gia hành quân trên đường Trường Sơn, nhà thơ Gia Dũng, một người lính thuộc sư đoàn 312,[4][5] đã sáng tác bài thơ "Bài ca Trường Sơn".[6][7][8] Mặc dù chưa từng đến Trường Sơn, nhưng trong suốt thời gian đi khắp các làng mạc, nhạc sĩ Trần Chung đã có dự định viết một ca khúc về những thanh niên tạm biệt quê hương để ra chiến trường. Sau khi tình cờ đọc được bài thơ của Gia Dũng trên Báo Nhân Dân, nhạc sĩ Trần Chung đã phổ nhạc nó và cho ra đời một bài hát cùng tên vào tháng 10 năm 1968. Bài hát bắt đầu trở nên phổ biến trong Quân đội nhân dân nói riêng và Việt Nam nói chung sau khi được giới thiệu trên Đài Tiếng nói Việt Nam với sự trình bày của ca sĩ Quốc Hương.[9]

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Bài ca Trường Sơn là một trong những tác phẩm nhạc cách mạng Việt Nam bất hủ về dãy Trường Sơn, từng được trình bày bởi nhiều ca sĩ, nghệ sĩ như Nghệ sĩ Nhân dân Quốc Hương,[10] Trung Kiên,[11] Nghệ sĩ Ưu tú Đăng Dương,[12] Việt Hoàn,[13] Dương Minh Đức.[14][15] Khoảng những năm 2000, Trung tâm Băng nhạc Trẻ đã sản xuất một chương trình mang tên "Bài ca Trường Sơn".[16] Đến nay, bài hát vẫn liên tục xuất hiện trong các chương trình nghệ thuật nhân các ngày kỷ niệm quan trọng liên quan đến Trường Sơn, Quân đội nhân dân Việt Nam hay Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.[17][18]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nguyễn Khắc Sính (2006). Phong cách thời đại: nhìn từ một thể loại văn học. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học. tr. 91. OCLC 1086378792. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Nguyễn Thụy Kha (2002). Hát mãi khúc quân hành: tổng tập các bài hát về người lính. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên. tr. 508. OCLC 681466570. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Bích Hà (20 tháng 5 năm 2017). “Thêm 300 ca khúc "nhạc đỏ" được Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố phổ biến rộng rãi”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Nguyễn Anh Sơn (16 tháng 5 năm 2019). “Thơ ca Trường Sơn nâng bước những đoàn quân”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Phú Khang (2 tháng 8 năm 2019). “Trở lại con đường của thơ ca…”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Lê Quang Vinh (13 tháng 4 năm 2019). “Nhà thơ Gia Dũng - tác giả "Bài ca Trường Sơn đã về trời”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Lê Na (13 tháng 12 năm 2019). “Nhà thơ Gia Dũng, một đời Thơ”. Báo Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Nguyễn Quang Long (12 tháng 5 năm 2019). “Ca khúc về Trường Sơn: 'ánh lửa' nồng cháy với quê hương”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ Ngô Vĩnh Bình (11 tháng 5 năm 2019). “Đêm Trường Sơn nhớ Bác”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ Huy Miên (20 tháng 1 năm 2007). “Bài ca Trường Sơn”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ Việt Linh (29 tháng 1 năm 2021). “NSND Trung Kiên ra đi: Khoảng trống lớn của nền thanh nhạc Việt Nam”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ Thanh Vân (25 tháng 5 năm 2020). “NSƯT Đăng Dương bật khóc khi đọc thư cha ruột viết cách đây 30 năm”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ Thư Hoàng (31 tháng 8 năm 2018). “Ba cây chụm lại...”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  14. ^ Nguyễn Thu (30 tháng 4 năm 2008). “Phát hành chùm băng đĩa ca nhạc đặc biệt kỷ niệm Ngày 30-4”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  15. ^ Quỳnh Hợp; Châu Phong (6 tháng 12 năm 2009). “NSƯT Dương Minh Đức với sự nghiệp 40 năm ca hát”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  16. ^ “Vượt thời gian những "tình ca đỏ". Báo Nhân Dân. 18 tháng 4 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  17. ^ Vương Hà (13 tháng 4 năm 2015). “Đêm nhạc hội ngộ các thế hệ vàng của dòng ca khúc cách mạng”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  18. ^ Anh Thảo (27 tháng 4 năm 2018). “Bắc Nam sum họp một nhà đông vui...”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review] 500 ngày của mùa hè | (500) Days of Summer
[Review] 500 ngày của mùa hè | (500) Days of Summer
(500) days of summer hay 500 ngày của mùa hè chắc cũng chẳng còn lạ lẫm gì với mọi người nữa
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
Một câu truyện cười vl, nhưng đầy sự kute phô mai que
Một chút đọng lại về
Một chút đọng lại về " Chiến binh cầu vồng"
Nội dung cuốn sách là cuộc sống hàng ngày, cuộc đấu tranh sinh tồn cho giáo dục của ngôi trường tiểu học làng Muhammadiyah với thầy hiệu trưởng Harfan
Vùng đất mới Enkanomiya là gì?
Vùng đất mới Enkanomiya là gì?
Enkanomiya còn được biết đến với cái tên Vương Quốc Đêm Trắng-Byakuya no Kuni(白夜国)