Bánh may mắn là một loại bánh quy giòn, hình bán nguyệt bẻ gập ở giữa, thường được làm từ bột mì, đường, vani, dầu bên trong có một tờ giấy nhỏ in một thông điệp "bạn là một người thông minh" hay một câu danh ngôn như "ở hiền gặp lành" hoặc một dãy các con số mà đã có người dùng để mua vé số và trúng xổ số.
Bánh may mắn thường được dùng như một món tráng miệng trong các nhà hàng Trung Hoa tại Hoa Kỳ và một số nước khác, nhưng lại không có ở Trung Quốc. Xuất xứ chính xác của bánh may mắn không rõ ràng, mặc dù nhóm người nhập cư tại Califonia tuyên bố đã phổ biến rộng rãi trong những năm đầu thế kỷ 20, dựa trên công thức một loại bánh quy giòn truyền thống của Nhật Bản. Bánh may mắn được tổng kết là "có xuất xứ từ Nhật Bản, phổ biến ở Trung Quốc, nhưng cuối cùng... được tiêu thụ ở Mỹ".
Bánh may mắn phiên bản hiện đại được cho là do một người Hoa Kỳ gốc Nhật biến chế:[1][2][3] Ông Makoto Hagiwara, một nhân công tại Japanese Tea Garden trong công viên Golden Gate ở San Francisco. Ông Hagiwara bị đuổi việc một cách bất công, sau đó được vị thị trưởng tân nhiệm thu nhận trở lại. Để tỏ lòng tri ân bạn bè, những người đã giúp đỡ và an ủi lúc thất thế, ông Hagiwara chế ra chiếc bánh và bỏ vào một miếng giấy để chữ "cảm ơn" bên trong rồi đem biếu bạn bè (năm 1914). Chiếc bánh may mắn Hagiwara được đem trưng bày trong cuộc triển lãm the Panaman-Pacific Exhibition, trong Hội Chợ Thế giới tại San Francisco năm 1915.
Giả thuyết bánh may mắn được phát minh ở Trung Quốc được xem là sai.[4] Vào năm 1989, bánh may mắn được nhập khẩu vào Hồng Kông và được bán như là "bánh may mắn chính gốc từ Mỹ".[4] Wonton Food dự định mở rộng kinh doanh bánh may mắn ở Trung Quốc năm 1992, như từ bỏ khi bánh may mắn được coi là "quá Mỹ".[4]