Ngọt ngào, trong trẻo là những cụm từ mình muốn dành tặng cho cuốn sách Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần.
Đọc xong cuốn sách, mọi cảm xúc vụn vỡ trong tâm hồn mình dường như đã được nhân vật chính trong câu chuyện - một cậu bé 10 tuổi chữa lành bằng mẩu chuyện hồn nhiên, ngây thơ trong thế giới bình yên tại một vùng thôn quê nhỏ.
Khi đọc lời chia sẻ chân thành về những cái tên, lời chia sẻ ấy khiến mình xúc động và hiểu ra ý nghĩa lớn lao đằng sau tên gọi của mỗi người. Tên - không chỉ là danh xưng, nó còn là đặc điểm giúp chúng ta nhận biết, phân biệt người này với một người khác.
Trong những khoảnh khắc của quá khứ, mình còn nhớ rõ hồi còn nhỏ, mình từng cảm thấy xấu hổ về tên của mình. Mình từng ước, giá như bố mẹ có thể đặt cho mình một cái tên khác. Mọi việc bắt đầu từ lúc người lớn đến chơi nhà, khi biết tên của mình, họ luôn trêu chọc tại sao con gái lại có tên là “Anh”. Khi đó, vì còn là một đứa trẻ, mình tin vào những lời đùa, chế giễu đó để rồi cảm thấy tổn thương. Trong suốt một khoảng thời gian dài, mình luôn sống trong cảm giác tự ti. May mắn, khi lớn lên ra bên ngoài, mỗi lần có ai đó hỏi về tên của mình, khi mình nói ra, họ luôn khen rằng đó là một cái tên đẹp. Điều đó đã giúp mình dần lấy lại sự tin, thêm yêu thương tên gọi của bản thân.
Mình cũng có một người chị bạn, tên của chị ấy được bố mẹ đặt theo một địa danh nơi chị sinh ra và lớn lên. Đó là một cái tên khá đặc biệt. Tuy nhiên, có vẻ chị không thích tên của mình cho lắm. Chị thường không muốn ai đó gọi tên chị ở những nơi đông người, chị cũng tìm một biệt danh khác để mọi người có thể gọi chị.
Nhưng đối với cá nhân mình, mình luôn thích gọi chị bằng tên thật. Mình muốn nói với chị rằng tên của chị thực sự rất đẹp, mong chị đừng tự ti về nó. Tuy nhiên, vì còn một chút ngại ngùng, nên mình chỉ hy vọng một ngày nào đó, nếu chị đọc được bài viết này, chị có thể yêu thương và tự hào về cái tên của mình.
Thực tế, cái tên mang đến ý nghĩa và sức mạnh vượt xa những gì chúng ta thường nghĩ. Tên - không chỉ là một danh xưng, mà nó còn là món quà tình yêu mà bố mẹ gửi gắm, trao tặng cho mỗi chúng ta.
Tôi nói: "Biết mẹ thích hoa nhài. Tóc mẹ thơm mùi hoa nhài lắm. Chắc mẹ là bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu”.
Bố cười ngất:
Ái chà! Dám xem bố là bãi cứt trâu.
Tôi nói dù bố có là bãi phân trâu, tôi vẫn yêu thương bố."
“Bố người đàn ông to lớn, mạnh mẽ luôn thao vắt trong công việc đồng áng khi đứng sinh linh nhỏ bé chào đời lại có thể trở nên mềm mỏng dịu dàng đến lạ kỳ."
“Bố nói, chưa bao giờ có một bàn tay bé xíu đặt lên mặt bố. Bé lắm. Bé khủng khiếp. Nhìn thấy tôi, bô cứ tưởng tưởng như đang lạc vào xứ sở của người tí hon. Mà ở xứ sở của người tí hon thì người ta không vội vàng được. Ví dụ như từ nhà đến trường, bạn đi vèo một cái là xong. Ở người tí hon thì không phải vậy, họ phải đi một năm. Họ không vội vàng được. Trước một đứa bé, cũng như xứ sở tí hon, bố không vội vàng được. Muốn ẵm tôi lên, bố phải từ từ. Bố nói, ẵm một đứa trẻ còn mệt hơn cày một đám ruộng. Bởi vì đám ruộng bạn có thể sửa chữa nó, còn đứa bé thì không.
Nó cũng không nói: “Ối tôi đau quá. Con kiến nó cắn mông tôi. Vậy đó, cái ngày tôi chào đời… Buổi tối, bố phải đi nhẹ chân - một nỗi khổ của bố. Bố tôi khỏe lắm, cái gì chạm phải tay ông đều kêu rổn rảng. Muốn đi nhẹ là việc cực kỳ khó khăn. Nhưng vì tôi, bố tập dần.. Bố nói, giấc ngủ của đứa trẻ đẹp hơn một cánh động. Đêm, bố thực để được nhìn thấy tôi ngủ, cánh đồng của bố.”
Mỗi khi đọc những mẩu chuyện dễ thương trong cuốn sách, cảm xúc ấm áp luôn tràn ngập, tựa như một dòng sông êm đềm chảy quanh, ôm siết lấy trái tim mình. Hóa ra tình yêu thương chân thật vẫn luôn đơn giản và thuần khiết đến như vậy.
Một thông điệp ý nghĩa khác về tình yêu thương có trong tác phẩm là: Yêu thương là quan tâm, sẻ chia. Đôi khi, nó còn là sự hiện diện, có mặt của ta cạnh bên những người thương, nhất là khi họ gặp phải chuyện buồn, hay đang trải qua đau khổ.
“ Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết. Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn. Và đừng bao giờ quay lưng với một con người như vậy. Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc. Họ cần những bàn tay, những tô cháo những quả ổi hái để đầu giường. Họ cần mỗi buổi tối ghé lại ngồi với họ trong im lặng. Họ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn và thỉnh thoảng hỏi có thích ăn bắp rang không…”
Khi cô Hồng mất đi em bé, cậu bé nhóc của chúng ta lon ton chạy sang hỏi thăm cô.
Khi ông Tư buồn bã vì mất đi cánh tay, với sự hồn nhiên trong sáng của mình, cậu đã đề nghị sẽ trở thành tay sai vặt cho ông Tư.
Khi thằng bạn Tí không dám qua sông vì một lần suýt chết đuối. Cậu cũng rộng lượng chia sẻ đôi vai của bố mình cho Tí, nhưng vẫn thương lượng rằng cái cổ của bố thuộc quyền sở hữu của riêng mình. Quả thực rất đáng yêu.
Sự trong trẻo, hồn nhiên của Dũng đã tạo nên một thế giới kỳ diệu cho người đọc.
Dũng giúp mình nhận ra rằng hạnh phúc của trẻ con không phụ thuộc vào việc chúng giỏi giang hay biết nhiều kiến thức như người lớn. Thực tế, trẻ con hạnh phúc đơn giản là vì chúng không bao giờ đặt giới hạn cho trí tưởng tượng. Thay vào đó, chúng để trí tưởng tượng tự do bay cao bay xa và luôn chọn thắp sáng trái tim bằng những niềm tin tươi đẹp của cuộc sống.
Trí tưởng tượng là vậy, nó cho phép tâm hồn ta bay bổng, sáng tạo với những suy nghĩ độc đáo, mới lạ, vượt ra khỏi giới hạn thông thường.
Trong câu chuyện, Dũng có một vườn hoa tuyệt đẹp bên cạnh cửa sổ. Hàng đêm, cậu bé thường mở cửa sổ để cảm nhận hương hoa dịu êm lan tỏa trong không khí. Ngoài ra, Dũng còn có một khu vườn khác trong tâm trí, đó là khu vườn lưu giữ khuôn mặt của những người mà cậu bé yêu thương.
“Bố tôi nói cần phải gieo những hạt mầm vào khu vườn; nhưng tôi cũng biết, mỗi một gương mặt là một hạt mầm gieo vào trí tưởng tượng của tôi. Tôi có nhiều khuôn mặt không ngừng mọc lên, nhưng khuôn mặt buồn vui, nhưng khuôn mặt đẹp nhất. Nhiều lần tôi đã hỏi bố, tại sao người ta không nhớ một bàn tay của ai đó mà phải nhớ khuôn mặt trước tiên. Bố nói bởi vì trên đó có đôi mắt. Chúng ta không thể nhìn ai đó mà không nhìn vào đôi mắt họ. Một đôi mắt sẽ cho ta biết họ yêu mến điều gì và quan trọng hơn nữa, họ đã hy sinh cho điều gì.”
Vừa nhắm vừa mở cửa sổ tựa như bản nhạc vừa nhẹ nhàng vừa du dương với câu chuyện ngọt ngào và đáng yêu.
Cuốn sách khiến mình nhớ đến ký ức tuổi thơ - một thời tắm sông tắm suối tuy thiếu thốn nhưng vô cùng vui vẻ.
Việc đọc sách cũng giúp mình dành thời gian cảm nhận những khía cạnh tươi đẹp của cuộc sống. Những câu chuyện, nhân vật, thông điệp trong sách khuyến khích mình suy ngẫm về tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia. Đồng thời, khi chìm đắm vào những trang sách, sự lo âu căng thẳng trong mình vì thế cũng vơi dần đi.
Nếu bạn sở hữu cuốn sách, dành thời gian để đọc, mình tin rằng những câu chuyện ấm áp trong sách sẽ sưởi ấm tâm hồn bạn. Cuốn sách thực sự liều thuốc tinh thần hữu ích cho những người lớn luôn bận rộn trong cuộc sống như chúng ta.
Một chút hoài niệm - một bản tình ca êm đềm du dương.
Đọc xong cuốn sách, mọi cảm xúc vụn vỡ trong tâm hồn mình dường như đã được nhân vật chính trong câu chuyện - một cậu bé 10 tuổi chữa lành bằng mẩu chuyện hồn nhiên, ngây thơ trong thế giới bình yên tại một vùng thôn quê nhỏ.
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - cuốn sách văn học thiếu nhi chữa lành tâm hồn những đứa trẻ mang hình hài người lớn
Cậu bé Dũng - nhân vật chính trong cuốn sách Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một cậu bé lém lỉnh tinh nghịch, đồng thời cũng là một “ông cụ non” khi liên tục mượn lời người lớn xung quanh để đúc kết những triết lý sâu sắc về cuộc đời.
Trong những trang sách, các nhân vật như chú Hùng, ông Tư, cô Hà, thằng Tí.. cũng đều góp phần mang đến những câu chuyện ấm áp về tình yêu thương, lòng nhân ái và sự sẻ chia.
Cuốn sách như một liệu pháp dịu nhẹ trong những ngày mệt mỏi hoặc một thời điểm nào đó bạn muốn tạm gác cuộc sống bận rộn, tìm kiếm chút bình yên giữa những lo toan, xô bồ của thế giới xung quanh.
Không có gì ngạc nhiên khi cuốn sách được viết dưới lăng kính trong veo của trẻ thơ lại có thể chữa lành, phục hồi tâm hồn của những người lớn đang kiếm tìm niềm vui giản đơn, sự yên bình trong cuộc sống.
Blogger Katia từng viết lời bình cho cuốn sách: Trong nhịp sống ồn ào, vội vã của cuộc sống hôm nay, đôi khi người ta cũng cần dừng lại, mua thêm cho mình một chút suy tư, một chút nhớ nhung, một chút bình yên, để lấy sức và rồi tiếp tục bước đi. Có nhiều nơi để người ta tìm thấy chỗ dừng chân và mua cho mình nhưng điều đó. Một trong những nơi đó, là ở các trang viết của Nguyễn Ngọc Thuần với “ Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”. Đã có người nói với tôi rằng, người lớn và trẻ con, chưa biết ai học được của ai nhiều hơn. Lúc đầu tôi không tin vì nghĩ làm sao trẻ con lại có thể dạy được nhiều hơn người lớn được. Cho đến khi đọc truyện của Nguyễn Ngọc Thuần thì tôi đã thực sự thấy rõ điều đó. “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là truyện cho trẻ con, với lối viết cổ tích, câu văn đơn giản, trong sáng và đầy cảm xúc. Thế nhưng người lớn khi đọc nó vẫn có thể tìm thấy những câu văn cho riêng mình. Và tôi gọi “ Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là những bài học kỳ lạ dành cho người lớn.
Những thanh âm đẹp nhất
Thanh âm đẹp nhất chính là tên gọi của một người.
Không có gì đẹp bằng một cái tên, cái tên trở thành biểu tượng yêu thương to lớn. “Bởi vì nó là cái tiếng đẹp đẽ nhất mà người ta sẽ gọi trong suốt cuộc đời một đứa trẻ. Đứa trẻ này khác với đứa trẻ kia bởi một cái tên. Khi nhớ về một người là ta nhớ về một con người có cái tên đó. Không có gì tuyệt diệu hơn khi mình gọi tên của người thân của mình. Mẹ là tên chung cho tất cả những ai làm mẹ. Khi ai đó gọi mẹ ơi, tức là mình hiểu người phụ nữ đó đã làm và yêu thương những công việc giống mẹ mình. Mẹ cũng là một cái tên đẹp nhất, bao giờ cũng dịu dàng…Khi mình lớn, cái tên vẫn đi theo, mình sẽ giữ nó như một kỷ niệm về người bố và người mẹ. Đó cũng là tình cảm ưu ái mà bố mẹ dành cho.."
Trong những trang sách, các nhân vật như chú Hùng, ông Tư, cô Hà, thằng Tí.. cũng đều góp phần mang đến những câu chuyện ấm áp về tình yêu thương, lòng nhân ái và sự sẻ chia.
Cuốn sách như một liệu pháp dịu nhẹ trong những ngày mệt mỏi hoặc một thời điểm nào đó bạn muốn tạm gác cuộc sống bận rộn, tìm kiếm chút bình yên giữa những lo toan, xô bồ của thế giới xung quanh.
Không có gì ngạc nhiên khi cuốn sách được viết dưới lăng kính trong veo của trẻ thơ lại có thể chữa lành, phục hồi tâm hồn của những người lớn đang kiếm tìm niềm vui giản đơn, sự yên bình trong cuộc sống.
Blogger Katia từng viết lời bình cho cuốn sách: Trong nhịp sống ồn ào, vội vã của cuộc sống hôm nay, đôi khi người ta cũng cần dừng lại, mua thêm cho mình một chút suy tư, một chút nhớ nhung, một chút bình yên, để lấy sức và rồi tiếp tục bước đi. Có nhiều nơi để người ta tìm thấy chỗ dừng chân và mua cho mình nhưng điều đó. Một trong những nơi đó, là ở các trang viết của Nguyễn Ngọc Thuần với “ Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”. Đã có người nói với tôi rằng, người lớn và trẻ con, chưa biết ai học được của ai nhiều hơn. Lúc đầu tôi không tin vì nghĩ làm sao trẻ con lại có thể dạy được nhiều hơn người lớn được. Cho đến khi đọc truyện của Nguyễn Ngọc Thuần thì tôi đã thực sự thấy rõ điều đó. “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là truyện cho trẻ con, với lối viết cổ tích, câu văn đơn giản, trong sáng và đầy cảm xúc. Thế nhưng người lớn khi đọc nó vẫn có thể tìm thấy những câu văn cho riêng mình. Và tôi gọi “ Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là những bài học kỳ lạ dành cho người lớn.
Những mẩu chuyện yêu thích và những bài học được rút ra
Những thanh âm đẹp nhất
Thanh âm đẹp nhất chính là tên gọi của một người.
Không có gì đẹp bằng một cái tên, cái tên trở thành biểu tượng yêu thương to lớn. “Bởi vì nó là cái tiếng đẹp đẽ nhất mà người ta sẽ gọi trong suốt cuộc đời một đứa trẻ. Đứa trẻ này khác với đứa trẻ kia bởi một cái tên. Khi nhớ về một người là ta nhớ về một con người có cái tên đó. Không có gì tuyệt diệu hơn khi mình gọi tên của người thân của mình. Mẹ là tên chung cho tất cả những ai làm mẹ. Khi ai đó gọi mẹ ơi, tức là mình hiểu người phụ nữ đó đã làm và yêu thương những công việc giống mẹ mình. Mẹ cũng là một cái tên đẹp nhất, bao giờ cũng dịu dàng…Khi mình lớn, cái tên vẫn đi theo, mình sẽ giữ nó như một kỷ niệm về người bố và người mẹ. Đó cũng là tình cảm ưu ái mà bố mẹ dành cho.."
Khi đọc lời chia sẻ chân thành về những cái tên, lời chia sẻ ấy khiến mình xúc động và hiểu ra ý nghĩa lớn lao đằng sau tên gọi của mỗi người. Tên - không chỉ là danh xưng, nó còn là đặc điểm giúp chúng ta nhận biết, phân biệt người này với một người khác.
Trong những khoảnh khắc của quá khứ, mình còn nhớ rõ hồi còn nhỏ, mình từng cảm thấy xấu hổ về tên của mình. Mình từng ước, giá như bố mẹ có thể đặt cho mình một cái tên khác. Mọi việc bắt đầu từ lúc người lớn đến chơi nhà, khi biết tên của mình, họ luôn trêu chọc tại sao con gái lại có tên là “Anh”. Khi đó, vì còn là một đứa trẻ, mình tin vào những lời đùa, chế giễu đó để rồi cảm thấy tổn thương. Trong suốt một khoảng thời gian dài, mình luôn sống trong cảm giác tự ti. May mắn, khi lớn lên ra bên ngoài, mỗi lần có ai đó hỏi về tên của mình, khi mình nói ra, họ luôn khen rằng đó là một cái tên đẹp. Điều đó đã giúp mình dần lấy lại sự tin, thêm yêu thương tên gọi của bản thân.
Mình cũng có một người chị bạn, tên của chị ấy được bố mẹ đặt theo một địa danh nơi chị sinh ra và lớn lên. Đó là một cái tên khá đặc biệt. Tuy nhiên, có vẻ chị không thích tên của mình cho lắm. Chị thường không muốn ai đó gọi tên chị ở những nơi đông người, chị cũng tìm một biệt danh khác để mọi người có thể gọi chị.
Nhưng đối với cá nhân mình, mình luôn thích gọi chị bằng tên thật. Mình muốn nói với chị rằng tên của chị thực sự rất đẹp, mong chị đừng tự ti về nó. Tuy nhiên, vì còn một chút ngại ngùng, nên mình chỉ hy vọng một ngày nào đó, nếu chị đọc được bài viết này, chị có thể yêu thương và tự hào về cái tên của mình.
Thực tế, cái tên mang đến ý nghĩa và sức mạnh vượt xa những gì chúng ta thường nghĩ. Tên - không chỉ là một danh xưng, mà nó còn là món quà tình yêu mà bố mẹ gửi gắm, trao tặng cho mỗi chúng ta.
Vẻ đẹp của tình yêu thương
Tôi nói: "Biết mẹ thích hoa nhài. Tóc mẹ thơm mùi hoa nhài lắm. Chắc mẹ là bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu”.
Bố cười ngất:
Ái chà! Dám xem bố là bãi cứt trâu.
Tôi nói dù bố có là bãi phân trâu, tôi vẫn yêu thương bố."
“Bố người đàn ông to lớn, mạnh mẽ luôn thao vắt trong công việc đồng áng khi đứng sinh linh nhỏ bé chào đời lại có thể trở nên mềm mỏng dịu dàng đến lạ kỳ."
“Bố nói, chưa bao giờ có một bàn tay bé xíu đặt lên mặt bố. Bé lắm. Bé khủng khiếp. Nhìn thấy tôi, bô cứ tưởng tưởng như đang lạc vào xứ sở của người tí hon. Mà ở xứ sở của người tí hon thì người ta không vội vàng được. Ví dụ như từ nhà đến trường, bạn đi vèo một cái là xong. Ở người tí hon thì không phải vậy, họ phải đi một năm. Họ không vội vàng được. Trước một đứa bé, cũng như xứ sở tí hon, bố không vội vàng được. Muốn ẵm tôi lên, bố phải từ từ. Bố nói, ẵm một đứa trẻ còn mệt hơn cày một đám ruộng. Bởi vì đám ruộng bạn có thể sửa chữa nó, còn đứa bé thì không.
Nó cũng không nói: “Ối tôi đau quá. Con kiến nó cắn mông tôi. Vậy đó, cái ngày tôi chào đời… Buổi tối, bố phải đi nhẹ chân - một nỗi khổ của bố. Bố tôi khỏe lắm, cái gì chạm phải tay ông đều kêu rổn rảng. Muốn đi nhẹ là việc cực kỳ khó khăn. Nhưng vì tôi, bố tập dần.. Bố nói, giấc ngủ của đứa trẻ đẹp hơn một cánh động. Đêm, bố thực để được nhìn thấy tôi ngủ, cánh đồng của bố.”
Mỗi khi đọc những mẩu chuyện dễ thương trong cuốn sách, cảm xúc ấm áp luôn tràn ngập, tựa như một dòng sông êm đềm chảy quanh, ôm siết lấy trái tim mình. Hóa ra tình yêu thương chân thật vẫn luôn đơn giản và thuần khiết đến như vậy.
Một thông điệp ý nghĩa khác về tình yêu thương có trong tác phẩm là: Yêu thương là quan tâm, sẻ chia. Đôi khi, nó còn là sự hiện diện, có mặt của ta cạnh bên những người thương, nhất là khi họ gặp phải chuyện buồn, hay đang trải qua đau khổ.
“ Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết. Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn. Và đừng bao giờ quay lưng với một con người như vậy. Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc. Họ cần những bàn tay, những tô cháo những quả ổi hái để đầu giường. Họ cần mỗi buổi tối ghé lại ngồi với họ trong im lặng. Họ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn và thỉnh thoảng hỏi có thích ăn bắp rang không…”
Khi cô Hồng mất đi em bé, cậu bé nhóc của chúng ta lon ton chạy sang hỏi thăm cô.
Khi ông Tư buồn bã vì mất đi cánh tay, với sự hồn nhiên trong sáng của mình, cậu đã đề nghị sẽ trở thành tay sai vặt cho ông Tư.
Khi thằng bạn Tí không dám qua sông vì một lần suýt chết đuối. Cậu cũng rộng lượng chia sẻ đôi vai của bố mình cho Tí, nhưng vẫn thương lượng rằng cái cổ của bố thuộc quyền sở hữu của riêng mình. Quả thực rất đáng yêu.
Ươm mầm mầm hoa trong thế giới tượng tưởng
Sự trong trẻo, hồn nhiên của Dũng đã tạo nên một thế giới kỳ diệu cho người đọc.
Dũng giúp mình nhận ra rằng hạnh phúc của trẻ con không phụ thuộc vào việc chúng giỏi giang hay biết nhiều kiến thức như người lớn. Thực tế, trẻ con hạnh phúc đơn giản là vì chúng không bao giờ đặt giới hạn cho trí tưởng tượng. Thay vào đó, chúng để trí tưởng tượng tự do bay cao bay xa và luôn chọn thắp sáng trái tim bằng những niềm tin tươi đẹp của cuộc sống.
Giống như hoàng tử bé, hình ảnh con cừu của cậu không phải là con cừu bên ngoài thực tế. Hóa ra, con cừu của Hoàng tử bé là một chiếc hộp đóng kín. Khi nhìn vào chiếc hộp, bạn có thể tưởng tượng đó là một con cừu đang ngủ hoặc có một con cừu đang trốn trong chiếc hộp. Hay đôi khi bạn cũng có thể nghĩ có hàng ngàn con cừu đang trốn trong chiếc hộp bé xíu đó.
Trí tưởng tượng là vậy, nó cho phép tâm hồn ta bay bổng, sáng tạo với những suy nghĩ độc đáo, mới lạ, vượt ra khỏi giới hạn thông thường.
Trong câu chuyện, Dũng có một vườn hoa tuyệt đẹp bên cạnh cửa sổ. Hàng đêm, cậu bé thường mở cửa sổ để cảm nhận hương hoa dịu êm lan tỏa trong không khí. Ngoài ra, Dũng còn có một khu vườn khác trong tâm trí, đó là khu vườn lưu giữ khuôn mặt của những người mà cậu bé yêu thương.
“Bố tôi nói cần phải gieo những hạt mầm vào khu vườn; nhưng tôi cũng biết, mỗi một gương mặt là một hạt mầm gieo vào trí tưởng tượng của tôi. Tôi có nhiều khuôn mặt không ngừng mọc lên, nhưng khuôn mặt buồn vui, nhưng khuôn mặt đẹp nhất. Nhiều lần tôi đã hỏi bố, tại sao người ta không nhớ một bàn tay của ai đó mà phải nhớ khuôn mặt trước tiên. Bố nói bởi vì trên đó có đôi mắt. Chúng ta không thể nhìn ai đó mà không nhìn vào đôi mắt họ. Một đôi mắt sẽ cho ta biết họ yêu mến điều gì và quan trọng hơn nữa, họ đã hy sinh cho điều gì.”
Lời kết
Vừa nhắm vừa mở cửa sổ tựa như bản nhạc vừa nhẹ nhàng vừa du dương với câu chuyện ngọt ngào và đáng yêu.
Cuốn sách khiến mình nhớ đến ký ức tuổi thơ - một thời tắm sông tắm suối tuy thiếu thốn nhưng vô cùng vui vẻ.
Việc đọc sách cũng giúp mình dành thời gian cảm nhận những khía cạnh tươi đẹp của cuộc sống. Những câu chuyện, nhân vật, thông điệp trong sách khuyến khích mình suy ngẫm về tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia. Đồng thời, khi chìm đắm vào những trang sách, sự lo âu căng thẳng trong mình vì thế cũng vơi dần đi.
Nếu bạn sở hữu cuốn sách, dành thời gian để đọc, mình tin rằng những câu chuyện ấm áp trong sách sẽ sưởi ấm tâm hồn bạn. Cuốn sách thực sự liều thuốc tinh thần hữu ích cho những người lớn luôn bận rộn trong cuộc sống như chúng ta.
Một chút hoài niệm - một bản tình ca êm đềm du dương.
254
|
9/11/2023 9:46:24 PM