Bãi Ốc Tai Voi

Thực thể địa lý tranh chấp
Bãi Ốc Tai Voi
Quần đảo Hoàng Sa
Địa lý
Vị trí của bãi Ốc Tai Voi
Vị trí của bãi Ốc Tai Voi
bãi
Ốc Tai Voi
Vị tríBiển Đông
Tọa độ15°43′B 112°13′Đ / 15,717°B 112,217°Đ / 15.717; 112.217 (Bãi Ốc Tai Voi)
Quốc gia quản lý Trung Quốc
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan
Thành phốCao Hùng

Quốc gia

 Trung Quốc
TỉnhHải Nam

Quốc gia

 Việt Nam
Thành phốĐà Nẵng

Bãi Ốc Tai Voi là một núi ngầm thuộc quần đảo Hoàng Sa, nằm cách đá Bông Bay 23 hải lý (42,6 km) về phía tây nam.[1] Đây được xem là điểm cực nam của cả quần đảo.[2]

Bãi Ốc Tai Voi là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài LoanTrung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát thực thể này.

Sách Phủ biên tạp lục từng nhắc đến loại sản vật biển "ốc tai voi" ở Hoàng Sa:

Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh ở gần biển. Ngoài biển về phía đông bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, (...) Bên bãi vật lạ rất nhiều. Ốc vân thì có ốc tai voi, to như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục, không như ngọc trai, các vỏ có thể đẽo làm tấm bài được, lại có thể nung vôi xây nhà.

— Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục[3], quyển 2, 1776
  • Đặc điểm: theo mạng Hải Nam sử chí của Trung Quốc thì bãi Ốc Tai Voi là một "bình đỉnh sơn" dưới nước - tức một núi ngầm đỉnh phẳng - sâu 232 m.[1] Theo Cơ quan Lập Bản đồ Quốc phòng (DMA) của Hoa Kỳ thì đây là một "knoll",[4] tức một tiểu loại núi ngầm[5] thường cao trên 500 m nhưng không cao quá 1.000 m tính từ đáy biển, đồng thời phần đỉnh cũng không trải rộng.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “第一节 西沙群岛的主要岛礁”. 海南史志网. 11 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ Đặng, Công Ngữ (chủ biên) (2012). Kỷ yếu Hoàng Sa. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. tr. 9.
  3. ^ Hoàng Xuân Hãn (1975). “Quần đảo Hoàng Sa”. Tập san Sử Địa. Sài Gòn: Nhà in Văn Hữu. 29: 7–8.
  4. ^ Defense Mapping Agency; Board on Geographic Names (tháng 12 năm 1981). Gazetteer of Undersea Features: names approved by the United States Board on Geographic Names (1981) (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 3). Washington, D.C.: Defense Mapping Agency. tr. I-47.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ Marine and Coastal Spatial Data Subcommittee, Federal Geographic Data Committee (tháng 6 năm 2012). “Coastal and Marine Ecological Classification Standard” (PDF) (bằng tiếng Anh). NOAA. tr. 81. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2013.
  6. ^ Defense Mapping Agency 1981, tr. viii


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của “Sao Băng” Uraume
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của “Sao Băng” Uraume
Là người thân cận nhất với Ryomen Sukuna đến từ một nghìn năm trước. Mặc dù vẫn có khoảng cách nhất định giữa chủ - tớ, ta có thể thấy trong nhiều cảnh truyện tương tác giữa hai người
Những nhân vật Black Myth sẽ khai thác tiếp sau Wukong
Những nhân vật Black Myth sẽ khai thác tiếp sau Wukong
Sau Wukong, series Black Myth sẽ khai thác tiếp Thiện Nữ U Hồn, Phong Thần Bảng, Khu Ma Đế Chân Nhân, Sơn Hải Kinh, Liêu Trai Chí Dị…
Stranger Things season 4 - Sự chờ đợi liệu có xứng đáng
Stranger Things season 4 - Sự chờ đợi liệu có xứng đáng
Một lần nữa thì Stranger Things lại giữ được cái chất đặc trưng vốn có khác của mình đó chính là show rất biết cách sử dụng nhạc của thập niên 80s để thúc đẩy mạch truyện và góp phần vào cách mà mỗi tập phim khắc họa cảm xúc
Review và Cảm nhận “Một thoáng ra rực rỡ ở nhân gian”
Review và Cảm nhận “Một thoáng ra rực rỡ ở nhân gian”
Đây là cuốn sách nhưng cũng có thể hiểu là một lá thư dài 300 trang mà đứa con trong truyện dành cho mẹ mình - một người cậu rất rất yêu