Thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)

Thành phố trực thuộc trung ương là một loại hình đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Việt Nam. Đây là các thành phố nằm dưới sự quản lý của trung ương. Khác với các thành phố thuộc tỉnhthành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương chỉ tương đương cấp huyện thì Thành phố trực thuộc trung ương tương đương cấp tỉnh.

Thành phố Hà Nội
Vị trí địa lý các thành phố trực thuộc trung ương

Thành phố trực thuộc trung ương là các đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I, và được xác định là các đô thị trung tâm cấp quốc gia. Đây là các thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển, là khu vực quan trọng về quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội là động lực phát triển cho cả quốc gia chứ không còn nằm bó hẹp trong một tỉnh, hay một vùng (liên tỉnh) nữa. Các thành phố này có cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ phát triển, có nhiều cơ sở giáo dục bậc cao, dân cư đông, thuận lợi về giao thông vận tải.

Dưới thành phố trực thuộc trung ương có các đơn vị hành chính cấp huyện gồm huyện tại vùng nông thôn và quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tại vùng đô thị.

Tiêu chuẩn

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trong Hiến pháp 2013, Chương IX: Chính quyền địa phương[1], Khoản 1 Điều 110 có viết:

1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh thành chia thành: huyện, thị xãthành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành , thị trấn; thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

  • Trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015[2] (sửa đổi, bổ sung 2019[3]), quy định tại Điều 2: Đơn vị hành chính, Chương I: Những quy định chung:

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Như vậy, thành phố trực thuộc trung ương nằm ở cấp hành chính thứ nhất trong 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) của nước Việt Nam.

Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13[4] của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2016, tại Điều 4, Mục 2: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị, Chương I: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2022, tại Điều 1, Mục 4: Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 4 thì một thành phố trực thuộc trung ương cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

Điều 4. Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương

1. Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên.

2. Diện tích tự nhiên từ 1.500 km² trở lên.

3. Đơn vị hành chính trực thuộc:

a) Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên;

b) Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.

4. Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.

5. Cơ cấu và trình phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Danh sách thành phố trực thuộc trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2025, Việt Nam có 6 thành phố trực thuộc trung ương, gồm 5 thành phố được liệt kê dưới đây và thành phố Huế trực thuộc trung ương được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số tỉnh Thừa Thiên Huế từ ngày 1 tháng 1 năm 2025.[5]

Tên Vùng Thành lập Diện tích
(km²)
Dân số
(người)
Mật độ
(người/km²)
Quận Huyện Thị xã Thành phố Loại đô thị Biểu trưng Hình ảnh
Hà Nội Đồng bằng sông Hồng 1010 3.358,90 8.053.663
(2019)
2.398 12 17 1 0 Đặc biệt
Hải Phòng Đồng bằng sông Hồng 1888 1.563,70 2.028.514
(2019)
1.289 8 6 0 1 I
Đà Nẵng Duyên hải Nam Trung Bộ 1997 1.284,90 1.231.000
(2019)
958 6 2 0 0 I
Thành phố Hồ Chí Minh Đông Nam Bộ 1698 2.061,04 8.992.688
(2019)
4.362 16 5 0 1 Đặc biệt
Cần Thơ Đồng bằng sông Cửu Long 2004 1.439,20 1.235.171
(2019)
852 5 4 0 0 I

Tỉnh được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 8 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 891/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, có 7 tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương gồm:[6]

  Tỉnh đã được Bộ Chính trị ban hành nghị quyết.
STT Tỉnh Định hướng năm 2030 Dự kiến thành lập
1 Khánh Hòa Đạt 2030
2 Bắc Ninh Đạt 2030
3 Bà Rịa – Vũng Tàu Cơ bản đạt
4 Quảng Ninh Đạt 2030
5 Ninh Bình Cơ bản đạt 2035
6 Hải Dương Cơ bản đạt 2050
7 Bình Dương Đạt 2030

Danh sách thành phố trực thuộc trung ương không còn tồn tại

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên thành phố Năm thành lập Năm giải thể Lý do giải thể
1
Nam Định
1945
1957
Sáp nhập vào tỉnh Nam Định

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Hiến pháp 2013, Chương IX: Chính quyền địa phương”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ “Luật số 77/2015/QH13 của Quốc hội: Luật tổ chức chính quyền địa phương”.
  3. ^ “Luật số 47/2019/QH14 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương”.
  4. ^ “Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành”.
  5. ^ Tạ Hiển (30 tháng 11 năm 2024). “Chính thức thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương từ năm 2025”. Đài Truyền hình Việt Nam. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2024.
  6. ^ Định hướng 8 tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Shopee biến mọi người thành con nghiện mua sắm bằng cách nào?
Shopee biến mọi người thành con nghiện mua sắm bằng cách nào?
Dù không phải là sàn thương mại điện tử đầu tiên ở Việt Nam nhưng khi nhắc đến Shopee, ai cũng hiểu ngay đó là nơi mua sắm trực tuyến đầy đủ mặt hàng và tiện lợi nhất.
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Những câu truyện nhỏ này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong nắm bắt tâm lý người khác
Một số sự thật thú vị về Thụ Yêu Tinh Treyni
Một số sự thật thú vị về Thụ Yêu Tinh Treyni
Là thực thể đứng đầu rừng Jura (được đại hiền nhân xác nhận) rất được tôn trọng, ko ai dám mang ra đùa (trừ Gobuta), là thần bảo hộ, quản lý và phán xét của khu rừng
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Vì sao có thể khẳng định rằng xu hướng chuyển dịch năng lượng luôn là tất yếu trong quá trình phát triển của loài người