Bần nữ thán

Bần nữ thán
Song thất lục bát
Thông tin tác phẩm
Tác giảKhuyết danh
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Chữ Nôm
Thể loạiSong thất lục bát

Bần nữ thán (chữ Nho: 貧女嘆, Lời than của một người con gái nghèo) là một tác phẩm trong văn chương Việt Nam viết theo thể song thất lục bát bằng chữ Nôm.

Tác giả cuốn sách này nay không lưu danh nên Bần nữ thán được liệt vào hạng khuyết danh. Năm sáng tác cũng không được minh xác, có thể vào thế kỷ 18[1] hoặc muộn hơn, như vào cuối thế kỷ 19 triều Tự Đức nhà Nguyễn.[2]

Tác phẩm dài 216 câu song thất lục bát. Nội dung là tự tình của một người con gái trách số phận vì nghèo túng mà thua thiệt không lấy được người chồng sang cả. Dù vậy đoạn kết vẫn có hậu, vì vẫn tin tưởng đến một ngày mai tươi sáng hơn.

Bần nữ thán từng được dùng làm sách giáo khoa[3][4] vì có giá trị văn chương[5] và được Phạm Xuân Độ dịch sang Pháp văn do nhà xuất bản Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ thư xã) in năm 1945 ở Hà Nội; họa sĩ Mạnh Quỳnh minh họa.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cơ sở hình thành thể loại ngâm khúc hình thức song thất lục bát trong văn học Việt Nam trung đại[liên kết hỏng]
  2. ^ a b VỀ MỘT CUỐN SÁCH MÀ TÔI MỚI CÓ CƠ DUYÊN MUA ĐƯỢC
  3. ^ “Trường Hồ Ngọc Cẩn Quê Tôi”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2010.
  4. ^ Thư khố thư viện Yale[liên kết hỏng]
  5. ^ Mấy vấn đề về văn học thông tục trong thư tịch Hán Nôm Việt Nam

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan