Bố Nhĩ Ni

Bố Nhĩ Ni
Borni
Thủ lĩnh Mông Cổ
Sát Cáp Nhĩ Thân vương nhà Thanh
Tại vị1669 - 1675
Tiền nhiệmA Bố Nại
Kế nhiệmkhông có
Thông tin chung
Sinh1654
Mất1675 (21 tuổi)
Thân phụA Bố Nại
Thân mẫuCố Luân Ôn Trang Trưởng Công chúa

Bố Nhĩ Ni (Hán tự: 布尔尼, Borni; 1654 - 1675) là một thủ lĩnh bộ tộc Sát Cáp Nhĩ (Chahar) thời Thanh sơ, thuộc thị tộc Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Mông Cổ. Ông là cháu của Lâm Đan hãn, con của thủ lĩnh Mông Cổ A Bố NạiCố Luân Ôn Trang Trưởng Công chúa của nhà Thanh.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi cựu Khả hãn Bắc Nguyên, Sát Cáp Nhĩ Thân vương Ngạch Triết (额哲, Ejei) qua đời, năm 1645, Phu nhân của Ngạch Triết là Công chúa Mã Khách Tháp nhà Thanh tái giá với em chồng là A Bố Nại (Abunai), người kế vị vai trò thủ lĩnh bộ tộc Sát Cáp Nhĩ Mông Cổ và tước vị Sát Cáp Nhĩ Thân vương của nhà Thanh. Tuy nhiên, mãi đến năm 1654, bà mới sinh hạ người con trai Bố Nhĩ Ni.

Việc Thanh đế Hoàng Thái Cực gả Công chúa Mã Khách Tháp có mẹ là Hoàng hậu Triết Triết, người bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm Mông Cổ, là nhằm mục đích tạo ra sự liên kết chính trị với người Mông Cổ. Tuy nhiên, mặc dù phải chịu khuất phục trước sức ép của người Mãn Châu, các quý tộc Mông Cổ vẫn nuôi giữ ý định khôi phục vinh quang của Đế quốc Mông Cổ. A Bố Nại với tư cách là hậu duệ của các Khả hãn Bắc Nguyên, nhiều lần công khai thể hiện sự bất mãn của mình đối với quyền lực thống trị của người Mãn, nhất là từ khi nhà Thanh chiếm được Trung Nguyên rộng lớn và ngôi vị quân chủ lại được nắm giữ bởi vị Hoàng đế trẻ con Khang Hi.

Sát Cáp Nhĩ Thân vương và kết cục

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1669, Khang Hi Đế bất ngờ hạ chiếu đoạt tước Sát Cáp Nhĩ Thân vương của A Bố Nại và giam giữ ông ở Thịnh Kinh. Để vỗ an, Khang Hi trao tước vị Thân vương lại cho Bố Nhĩ Ni, đồng thời ban hôn con gái của An Thân vương Nhạc Lạc cho Bố Nhĩ Ni.

Khác với cha mình, Bố Nhĩ Ni rất cẩn thận để không thể hiện bất kỳ dấu hiệu nào của việc bất mãn với nhà Thanh. Khi loạn Tam Phiên nổ ra, ông cho rằng thời cơ thuận lợi đã đến. Năm 1675, khi mà quân Thanh liên tục bị thất bại trên chiến trường, ông cùng người anh em là La Bố Tàng (罗布藏, Lubuzung) khởi binh phản Thanh, cùng dự định sẽ cứu cha mình là A Bố Nại. Tuy nhiên, Khang Hi Đế đã sớm có kế hoạch đối phó. Trái với dự định của Bố Nhĩ Ni, hầu hết các bộ tộc Mông Cổ khác đều án binh bất động, chỉ có khoảng 3.000 chiến binh của bộ tộc Sát Cáp Nhĩ tham gia nổi loạn với ông. Bên cạnh đó, Khang Hi Đế lệnh cho Tín Quận vương Ngạc Trát làm Phủ viễn Đại tướng quân suất binh bình định cuộc nổi loạn của Bố Nhĩ Ni. Trong trận giao chiến tại Đạt Lộc ngày 20 tháng 4 năm 1675, quân Bố Nhĩ Ni bị quân Thanh đánh bại tan tác. Huynh đệ Bố Nhĩ Ni đào thoát, lại gặp đúng quân Khoa Nhĩ Thấm do Ngạch phò Sa Tân chỉ huy. Trái với kỳ vọng của huynh đệ Bố Nhĩ Ni là sẽ được Sa Tân vị nể tình thân mà tha chết (Sa Tân là anh vợ của La Bố Tàng), tuy nhiên sau đó Sa Tân đã bắt giữ và giết chết cả 2 người. Khang Hi Đế sau đó cũng ra lệnh xử tử A Bố Nại, lúc đó đang bị giam giữ. Các thành viên của bộ tộc, trừ các Tôn nữ Hoàng tộc nhà Thanh, đều bị đày đi biên ải ở Đại Đồng, Tuyên Hóa. Về sau, bị biên vào Sát Cáp Nhĩ Bát kỳ.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Châu Thành Như. Thanh triều thông sử, Triều Khang Hy, Thượng. NXB Tử Cấm Thành. 2003.
  • Trần Vĩnh Linh. Dân tộc từ điển. NXB Thượng Hải Từ Thư. 1987.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Đây là thuật toán mình được học và tìm hiểu trong môn Nhập môn trí tuệ nhân tạo, mình thấy thuật toán này được áp dụng trong thực tế rất nhiều
Tại sao blockchain chết?
Tại sao blockchain chết?
Sau một chu kỳ phát triển nóng, crypto có một giai đoạn cool down để ‘dọn rác’, giữ lại những thứ giá trị
Những con quỷ không thể bị đánh bại trong Kimetsu no Yaiba
Những con quỷ không thể bị đánh bại trong Kimetsu no Yaiba
Nếu Akaza không nhớ lại được quá khứ nhờ Tanjiro, anh sẽ không muốn tự sát và sẽ tiếp tục chiến đấu
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền xuất hiện trong Sách Khải Huyền – cuốn sách được xem là văn bản cuối cùng thuộc Tân Ước Cơ Đốc Giáo