Bố Thị Xuân Linh

Bố Thị Xuân Linh
Chức vụ
Nhiệm kỳ2016 – 2021
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận
Thông tin chung
Sinh1 tháng 3, 1970 (54 tuổi)
Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam Cộng hòa
Nghề nghiệpchính trị gia
Dân tộcChăm
Tôn giáoBà-la-môn
Học vấnCử nhân Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng

Bố Thị Xuân Linh (sinh ngày 1 tháng 3 năm 1970) là một nữ chính trị gia người Việt Nam, dân tộc Chăm. Bà hiện là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Bình Thuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.[1] Bà lần đầu trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Bình Thuận gồm các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Phú Quý.[2][3]

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Bố Thị Xuân Linh sinh ngày 1 tháng 3 năm 1970 quê quán ở xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Bà hiện cư trú ở số 33/10, đường Trần Phú, phường Lạc Đạo, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 27/7/1999.

Khi lần đầu ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV vào tháng 5 năm 2016 bà đang là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận, làm việc ở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận.

Bà đã trúng cử đại biểu quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Bình Thuận gồm các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Phú Quý, được 142.549 phiếu, đạt tỷ lệ 61,75% số phiếu hợp lệ.

Bà hiện là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

Bà đang làm việc ở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ “Danh sách những người trúng cử đại biểu quốc hội khóa XIV (Ban hành kèm theo nghị quyết số 617/NQ-HĐBCQG ngày 08/6/2016 của Hội đồng Bầu cử Quốc gia)” (PDF). Báo điện tử đại biểu nhân dân. 10 tháng 6 năm 2016. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Tương truyền, sau khi Hằng Nga ăn trộm thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ đã xin được từ chỗ Tây Vương Mẫu, nàng liền bay lên cung trăng
"Chuyện người chuyện ngỗng": Đồng hành cùng vật nuôi thay đổi cuộc đời bạn như thế nào?
Rất có thể bạn và gia đình của bạn đã từng nuôi thú cưng, mà phổ biến nhất có lẽ là chó mèo.
Nghệ thuật của việc mất cân bằng trong phát triển
Nghệ thuật của việc mất cân bằng trong phát triển
Mất cân bằng trong phát triển là điều rất dễ xảy ra, vậy mất cân bằng như thế nào để vẫn lành mạnh? Mình muốn bàn về điều đó thông qua bài viết này.
Cốt lõi của
Cốt lõi của "kiệt sức vì công việc" nằm ở "mức độ hài lòng với bản thân"?
Nếu bạn cảm thấy suy kiệt, bắt đầu thấy ghét công việc và cho rằng năng lực chuyên môn của mình giảm sút, bạn đang có dấu hiệu kiệt sức vì công việc.