Bổ đề Farkas

Bổ đề Farkas là một kết quả toán học phát biểu như sau: một vectơ hoặc nằm trong một nón lồi hoặc tồn tại một siêu phẳng sao cho vectơ nằm ở một phía của siêu phẳng và nón lồi nằm ở phía kia. Nó được chứng minh đầu tiên bởi nhà toán học người Hungary Gyula Farkas  (1894, 1902). Nó có nhiều ứng dụng, chẳng hạn như trong chứng minh của định lý Karush–Kuhn–Tucker trong quy hoạch phi tuyến.

Phát biểu bổ đề

[sửa | sửa mã nguồn]

Giả sử A là một ma trận m × nb là một vectơ m chiều. Đúng một trong hai trường hợp sau xảy ra:

  1. Tồn tại vectơ xRn sao cho Ax = bx ≥ 0.
  2. Tồn tại yRm sao cho ATy ≥ 0 và bTy < 0.

Ở đây ký hiệu x ≥ 0 có nghĩa là mọi tọa độ của x đều không âm.

Có nhiều phát biểu tương đương của bổ đề này. Phiên bản trên là của Gale, Kuhn & Tucker (1951).

Ý nghĩa hình học

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặt a1, …, anRm là các cột của A. Bổ đề Farkas khẳng định rằng một trong hai mệnh đề sau là đúng:

  1. Tồn tại các hệ số x1, …, xnR, x1, …, xn ≥ 0, sao cho b = x1a1 + ··· + xnan.
  2. Tồn tại vectơ yRm sao cho ai · y ≥ 0 với i = 1, …, nb · y < 0.

Các vectơ x1a1 + ··· + xnan với hệ số không âm tạo thành một nón lồi sinh bởi tập hợp {a1, …, an} nên mệnh đề thứ nhất nghĩa là b nằm trong hình nón này.

Theo mệnh đề thứ hai, tồn tại y sao cho góc giữa y và các vectơ ai là không quá 90° trong khi góc giữa y và vectơ b là lớn hơn 90°. So với siêu phẳng vuông góc với y, ai nằm ở một phía và vectơ b nằm ở phía kia. Do đó siêu phẳng này chia cắt nón lồi sinh bởi tập hợp {a1, …, an} và vectơ b.

Để minh họa, xét n,m=2 và a1 = (1,0)Ta2 = (1,1)T. Nón lồi sinh bởi a1a2 là một góc nhọn trong góc phần tư thứ nhất của mặt phẳng Oxy. Giả sử b = (0,1). Khi đó, b không nằm trong nón lồi a1x1+a2x2. Do đó, tồn tại siêu phẳng chia cắt chúng. Đặt y = (1,−1)T. Ta nhận thấy a1 · y = 1, a2 · y = 0, và b · y = −1. Do đó siêu phẳng với vectơ pháp tuyến y chia cắt nón lồi a1x1+a2x2b.

Do đó có thể diễn đạt bổ đề Farkas dưới dạng hình học như sau: cho một nón lồi và một vectơ, hoặc vectơ nằm trong nón lồi hoặc tồn tại một siêu phẳng chia cắt vectơ và nón lồi, nhưng không thể cả hai.

Biến thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều biến thể của bổ đề Farkas như định lý Gordan: hoặc có nghiệm x, hoặc có nghiệm khác không y với y ≥ 0.

Một phiên bản dễ nhớ là như sau: nếu một hệ bất phương trình không có nghiệm thì tồn tại một chứng minh phản chứng dưới dạng một tổ hợp tuyến tính với các hệ số không âm. Dưới dạng công thức: nếu vô nghiệm thì , , có nghiệm[1]. (ghi chú là một tổ hợp tuyến tính của vế trái, là tổ hợp tuyến tính tương ứng của vế phải các bất phương trình. Do tổ hợp tuyến tính không âm tạo ra vectơ không ở vế trái và −1 ở vế phải, hệ bất phương trình rõ ràng vô nghiệm)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Berkovitz, Leonard D. (2001), Convexity and Optimization in , New York: John Wiley & Sons, ISBN 978-0-471-35281-5.
  • Farkas, Gyula (1894), “A Fourier-féle mechanikai elv alkamazásai”, Mathematikai és Természettudományi Értesítő, 12: 457–472, reference from Schrijver's Combinatorial Optimization textbook.
  • Farkas, Julius (Gyula) (1902), “Über die Theorie der Einfachen Ungleichungen”, Journal für die Reine und Angewandte Mathematik, 124 (124): 1–27, doi:10.1515/crll.1902.124.1.
  • Rockafellar, R. T. (1979), Convex Analysis, Princeton University Press, tr. 200
  • Gale; Kuhn; Tucker (1951), “Linear Programming and the Theory of Games - Chapter XII”, trong Koopmans (biên tập), Activity Analysis of Production and Allocation (PDF), Wiley. Xem bổ đề 1 ở trang 318.
  • Kutateladze, S. (2010), “The Farkas Lemma Revisited” (PDF), Siberian Mathematical Journal, 51 (1): 78–87, doi:10.1007/s11202-010-0010-y.
  1. ^ Boyd, Stephen P.; Vandenberghe, Lieven (2004), “Phần 5.8.3”, Convex Optimization (pdf), Cambridge University Press, ISBN 9780521833783, truy cập 15 tháng 10 năm 2011
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Priscilla là một tanker lợi hại khi đối mặt với những kẻ địch sở hữu khả năng AOE và AOE xuyên giáp như Mami, Madoka, Miki
Eustass Kid có tiền thưởng 3 tỷ Berries và toàn bộ thủy thủ đoàn đã bị tiêu diệt hoàn toàn
Eustass Kid có tiền thưởng 3 tỷ Berries và toàn bộ thủy thủ đoàn đã bị tiêu diệt hoàn toàn
Kid phá hủy toàn bộ tàu của hạm đội hải tặc Tóc Đỏ và đánh bại tất cả các thuyền trưởng của hạm đội đó
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Thảo Thần là một kẻ đi bô bô đạo lý và sống chui trong rừng vì anh ta nghèo
Giới thiệu Anime/Manga Kaiju No.8 - Tân binh tiềm năng
Giới thiệu Anime/Manga Kaiju No.8 - Tân binh tiềm năng
Kaiju No.8 đạt kỉ lục là Manga có số lượng bản in tiêu thụ nhanh nhất với 4 triệu bản in