Benoît Mandelbrot

Benoît Mandelbrot
Mandelbrot năm 2007
Sinh(1924-11-20)20 tháng 11 năm 1924
Warsaw, Ba Lan
Mất14 tháng 10 năm 2010(2010-10-14) (85 tuổi)
Cambridge, Massachusetts, Mỹ.
Quốc tịchPháp, Mỹ
Trường lớpÉcole Polytechnique
Học viện Công nghệ California
Đại học Paris
Nổi tiếng vìTập Mandelbrot, fractals
Giải thưởngGiải Wolf (1993)
Giải Nhật Bản (2003)
Sự nghiệp khoa học
NgànhToán học
Nơi công tácĐại học Yale
International Business Machines (IBM)
Phòng thí nghiệm Quốc gia Đông bắc Thái Bình Dương

Benoît B. Mandelbrot[Ghi chú 1][Ghi chú 2] (20 tháng 11 năm 1924 – 14 tháng 10 năm 2010) là một nhà toán học người PhápMỹ. Ông sinh ra ở Ba Lan, gia đình ông chuyển đến Pháp khi ông còn nhỏ tuổi. Mandelbrot đã giành phần lớn thời gian trong cuộc đời cho nghiên cứu và làm việc ở Mỹ, ông mang hai quốc tịch Pháp, Mỹ.

Mandelbrot nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực của toán học, bao gồm vật lý toántoán tài chính và ông nổi tiếng nhất là cha đẻ của hình học fractal. Ông đưa ra thuật ngữ fractal và miêu tả tập Mandelbrot. Mandelbrot đã phổ biến ra đại chúng các nghiên cứu của ông, bao gồm việc viết sách và thực hiện các bài giảng trước công chúng.

Mandelbrot dành hầu hết sự nghiệp của mình ở Trung tâm Nghiên cứu Thomas J. Watson của IBM, và là một thành viên của IBM Fellow. Ông sau đó là Giáo sư Sterling về Khoa học Toán học ở đại học Yale. Mandelbrot cũng làm việc tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Đông bắc Thái Bình Dương, và Université Lille Nord de France, Viện nghiên cứu cấp cao PrincetonCentre National de la Recherche Scientifique.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuổi trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Mandelbrot sinh ở Warszawa trong một gia đình Do Thái đến từ Litva. Gia đình ông có truyền thống về hàn lâm – mẹ ông là tiến sĩ y học và hai người chú của ông đã mang đến cho ông niềm say mê toán học, một trong hai người này là Szolem Mandelbrojt, là một nhà toán học người Parisian. Tuy vậy, bố ông lại là một thương nhân buôn bán vải.[3] Để tránh khỏi cuộc vây bắt của Đức Quốc xã, gia đình ông rời khỏi Ba Lan đến Pháp năm 1936 khi ông 11 tuổi.[4] Mandelbrot học trường Lycée Rolin ở Paris cho khi nổ ra chiến tranh thế giới lần hai, gia đình ông lại chuyển đến Tulle. Ông được Rabbi David Feuerwerker giúp đỡ, Rabbi của Brive-la-Gaillarde, để tiếp tục học tập. Năm 1944 ông trở lại Paris. Ông học tại Lycée du ParcLyon và trong các năm 1945–1947 ông vào học trường École Polytechnique, tại đây ông được các nhà toán học nổi tiếng Gaston JuliaPaul Lévy giảng dạy. Từ 1947 đến 1949 ông học tại Học viện Công nghệ California, tại đây ông lấy bằng thạc sĩ về hàng không học.[5] Quay trở lại Pháp, ông lấy bằng tiến sĩ về Khoa học Toán học ở đại học Paris năm 1952.[3]

Từ 1949 đến 1958, Mandelbrot làm việc tại Centre National de la Recherche Scientifique. Cũng trong thời gian này ông làm việc một năm tại Institute for Advanced StudyPrinceton, New Jersey, nơi này ông được nhà khoa học nổi tiếng John von Neumann đỡ đầu. Năm 1955, ông cưới Aliette Kagan và chuyển đến Geneva, Thụy Sĩ, và sau đó đến Université Lille Nord de France.[6] Năm 1958, hai người rời đến Mỹ và Mandelbrot trở thành thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Thomas J. Watson của IBMYorktown Heights, New York.[6] Ông làm việc ở IBM trong 30 năm, trở thành IBM Fellow, và sau đó là Fellow Emeritus.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mandelbrot chose his own middle initial, but it doesn't stand for anything[1]
  2. ^ Benoît is pronounced [bənwa] in French. The English pronunciation of the name "Mandelbrot", which is a Tiếng ĐứcTiếng Yiddish word meaning "almond bread", is given variously in dictionaries. The Oxford English Dictionary gives /ˈmændəlbrɒt/ MAN-dl-brot; Merriam-Webster Collegiate Dictionary and the Longman Pronouncing Dictionary give /ˈmændəlbroʊt/ MAN-dl-broht; the Bollard Pronouncing Dictionary of Proper Names gives the pseudo-French pronunciation /ˈmændəlbrɔː/ MAN-dl-braw; and the American Heritage Dictionary gives /ˈmɑːndəlbrɒt/ MAHN-dl-brot. When speaking in French, Mandelbrot pronounced his name [mɑ̃dɛlbʁot].[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hoffman, Jascha (ngày 16 tháng 10 năm 2010). “Benoit Mandelbrot, Mathematician, Dies at 85”. The New York Times. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2010.
  2. ^ Recording of the ngày 11 tháng 9 năm 2006, ceremony at which Mandelbrot received the Officer of the Legion of honour insignia
  3. ^ a b c Mandelbrot, Benoit (2002). “The Wolf Prizes for Physics” (PDF). Imperial College Press. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2010. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp); |contribution= bị bỏ qua (trợ giúp)
  4. ^ “BBC News - 'Fractal' mathematician Benoit Mandelbrot dies aged 85”. BBC Online. ngày 17 tháng 10 năm 2010. Truy cập 17 tháng 10 năm 2010.
  5. ^ Lesmoir-Gordon, Nigel (17 tháng 10 năm 2010). “Benoît Mandelbrot obituary”. The Guardian. Truy cập 17 tháng 10 năm 2010.
  6. ^ a b Barcellos, Anthony (1984). “Mathematical People” (PDF). Birkhaüser. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2010. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp); |contribution= bị bỏ qua (trợ giúp)

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Ma Vương được xem là danh hiệu cao nhất, là một bậc tiến hóa tối thượng mà một Ma Vật có thể đạt được, chỉ xếp sau Long Chủng
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Bảy Ác Ma Nguyên Thủy này đều sở hữu cho mình một màu sắc đặc trưng và được gọi tên theo những màu đó
5 băng đảng bất lương mạnh nhất Tokyo Revengers
5 băng đảng bất lương mạnh nhất Tokyo Revengers
Là manga/anime về cuộc chiến giữa các băng đảng học đường, Tokyo Revengers có sự góp mặt của rất nhiều băng đảng hùng mạnh
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Kimetsu no Yaiba (hay còn được biết tới với tên Việt hóa Thanh gươm diệt quỷ) là một bộ manga Nhật Bản do tác giả Gotoge Koyoharu sáng tác và minh hoạ