Biệt thự Müller

Biệt thự Müller
Müllerova vila(bằng tiếng Séc)
Haus Müller (bằng tiếng Đức)
Mặt tiền nhìn ra phố
Map
Thông tin chung
Phong cáchKiến trúc Hiện đại
Địa điểmPrague-Střešovice, Cộng hòa Séc
Tọa độ50°05′33″B 14°22′42″Đ / 50,0925°B 14,37833°Đ / 50.09250; 14.37833
Chủ đầu tưFrantišek và Milada Müller
Xây dựng
Hoàn thành1930
Thiết kế
Kiến trúc sưAdolf Loos
Lối vào chính bên đường

Biệt thự Müller (tiếng Séc: Müllerova vila, tiếng Đức: Haus Müller) là biệt thự xây dựng dưới bàn tay của kiến trúc sư Adolf Loos theo trường phái Kiến trúc hiện đại, tọa lạc tại thủ đô Praha, Cộng hòa Séc. Ngôi nhà xây dựng từ năm 1930 và là nơi ở của František Müller (sở hữu công ty xây dựng tại Plzeň).[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

František Müller là kỹ sư và đồng sở hữu công ty sản xuất bê tông cốt thép Kapsa-Müller. Kiến trúc sư Karel Lhota hợp tác cùng František Müller và Loos để hoàn thiện bản vẽ thiết kế biệt thự. Sau khi tòa nhà hoàn thành, Loos tổ chức sinh nhật lần thứ 60 của mình ở đó với một vài người bạn.

Hai vợ chồng sống trong căn biệt thự cho đến ngôi nhà rơi vào tay của những người Cộng Sản vào năm 1948. Năm 1968, sau khi Milada Müllerová qua đời,[note 1] những thứ có giá trị nhất của Biệt thự được Bảo tàng Nghệ thuật Ứng dụng và Phòng trưng bày Quốc gia thu mua lại.[note 2] Sau này, Cộng hòa Tiệp Khắc công nhận căn biệt thự này là di tích Quốc gia và sử dụng làm kho lưu trữ, thư viện và sau đó là địa điểm của Viện Chủ nghĩa Marx - Lenin. Sau khi chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ năm 1989, ngôi nhà được bàn giao lại cho con gái của Müllers, Eva Maternová. Bà bán biệt thự cho Thành phố Praha vào năm 1995 và đưa căn nhà cho Bảo tàng Thành phố Praha quản lý. Năm 1998, ngôi nhà tu bổ lại và mở cửa với tư cách một bảo tàng vào năm 2000.[2]

Kiến trúc biệt thự

[sửa | sửa mã nguồn]

Biệt thự Müller nổi lên với bước ngoặt sáng tạo của kiến trúc hiện đại thời kỳ đầu. Đây là biểu tượng của những ý tưởng mang tính kinh tế và tính hữu dụng của trong phong cách kiến trúc của Loos.

Lý thuyết của Loos trong việc bài trí ngôi nhà đã được bàn luận trong bài viết "Trang trí và Tội phạm " (tiếng Anh: Ornament and Crime, 1908) của ông. Trong bài luận, Loos lên án sự thiếu tinh tế trong cách trang trí mặt tiền.[3] Đối với ngoại thất của biệt thự Müller, Loos thiết kế mặt tiền dựa theo cấu trúc hình khối màu trắng. Ông cũng muốn làm rõ sự khác biệt giữa quang cảnh bên ngoài và không gian riêng tư bên trong nhà. Do đó, nội thất được trang trí xa hoa, tiện nghi và mặt tiền xây bằng đá cẩm thạch, gỗ và lụa.[1]

Colomina: không gian và tình dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà sử học kiến trúc Beatriz Colomina đánh giá và bàn luận về kiến trúc Biệt thự Müller trong cuốn sách Tình dục và Không gian (1992, tiếng Anh: Sexuality and space), cuốn sách nói về các mối quan hệ giữa tình dục và không gian bên trong công trình. Bài luận của Colomina, Bức tường ngăn cách: Thói hay nhìn trộm vào trong nhà (tiếng Anh: The Split Wall: Domestic Voyeurism), đưa ra quan điểm về ý nghĩa thực sự của những cửa sổ mờ ảo có mái che mà Loos lắp đặt trong biệt thự.[4][5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đến thời điểm này, Milada Müllerová sở hữu hai căn phòng trong biệt thự.
  2. ^ Viện Chủ nghĩa Marx-Lenin tiếp quản tạm thời căn nhà

 

  1. ^ a b Villa Mueller Prague by Adolf Loos
  2. ^ Villa Muller
  3. ^ HDM 15 Fischer Lưu trữ 2008-05-09 tại Wayback Machine
  4. ^ Colomina 1992, p.314
  5. ^ Colomina 1992, p.315

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ksandr, Karel (ed.) (2000). Villa Müller. Prague: Argo. ISBN 80-7203-316-6.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • Colomina, Beatriz (1992). “The Split Wall: Domestic Voyeurism”. Sexuality & Space. New York: Princeton Architectural Press. tr. 73–130. ISBN 1-878271-08-3.
  • Colomina, Beatriz (2005). “The Split Wall: Domestic Voyeurism”. Dwelling as a Figure of Thought. Mountain View: Sun. ISBN 978-90-5875-183-6.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Download ứng dụng MB Bank chọn số tứ quý như ý
Download ứng dụng MB Bank chọn số tứ quý như ý
Là một trong những Ngân hàng tiên phong mang công nghệ thay đổi cuộc sống
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Mọi ý kiến và đánh giá của người khác đều chỉ là tạm thời, chỉ có trải nghiệm và thành tựu của chính mình mới đi theo suốt đời
Nhân vật Zanac Valleon Igana Ryle Vaiself - Overlord
Nhân vật Zanac Valleon Igana Ryle Vaiself - Overlord
Zanac được mô tả là một người bất tài trong mắt nhiều quý tộc và dân thường, nhưng trên thực tế, tất cả chỉ là một mưu mẹo được tạo ra để đánh lừa đối thủ của anh ta
Sáu việc không nên làm sau khi ăn cơm
Sáu việc không nên làm sau khi ăn cơm
Tin rằng có rất nhiều người sau bữa ăn sẽ ăn thêm hoặc uống thêm thứ gì đó, hơn nữa việc này đã trở thành thói quen