Browning M1919

Browning M1919
Súng máy Browning M1919 được đặt trên bệ chống ba chân M2.
LoạiSúng máy đa chức năng (M1919A6)
Súng máy hạng trung
Nơi chế tạo Hoa Kỳ
Lược sử hoạt động
Phục vụ1919 - 1990s
Sử dụng bởi
 Liên Hợp Quốc
 Hoa Kỳ
 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Argentina
 Israel
 Trung Hoa Dân Quốc
 Ý
  Vatican
 Thụy Sĩ
 Trung Quốc
 Lào
 Campuchia
 Indonesia
 Singapore
 Philippines
 Hàn Quốc
 Brasil
 Pháp
 Liên bang Đông Dương
 Tây Ban Nha
 Liberia
 Thái Lan
 Brunei
 Mexico
 Cuba
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
 Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
 Việt Nam
TrậnChiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh Triều Tiên
Chiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Việt Nam
Nội chiến Trung Quốc
Nội chiến Lào
Chiến tranh Lạnh
Nội chiến Campuchia
Cách mạng Cuba
Cách mạng Mexico
Chiến tranh Việt Nam-Campuchia
Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan
Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Khủng hoảng Kênh đào Suez
Sự kiện Vịnh Con Lợn
Lược sử chế tạo
Người thiết kếJohn Browning
Năm thiết kế1919
Nhà sản xuấtRất nhiều hãng
Giai đoạn sản xuất1919 – 1945
Số lượng chế tạoKhoảng 438.971 khẩu
Các biến thểM1919A4 và M1919A6
Thông số
Khối lượng31 lb (14 kg) (M1919A4)
Chiều dài37,94 in (964 mm) (M1919A4)
53 in (1,346 mm) (M1919A6)

Đạn.30-06 Springfield
7,62x51mm NATO (sau Thế chiến 2)
.303 British
7,92x57mm Mauser
6,5x55mm Swedish
7,65x53mm Mauser
7,5x54mm MAS
Cơ cấu hoạt độngNạp đạn bằng độ giật
Tốc độ bắn400 – 600 viên/phút
Sơ tốc đầu nòng2,800 ft/s (850 m/s)
Tầm bắn hiệu quả1400 m
Tầm bắn xa nhất3000m
Chế độ nạpDây đạn 250 viên
Ngắm bắnThước ngắm

Browning M1919 là một loại súng máy đa chức năng, súng máy hạng trung cỡ nòng 7.62mm của Mỹ, đây là một trong những súng máy nổi tiếng nhất của John Browning. Nó được quân đội Mỹ cũng như nhiều quân đội khác trên thế giới sử dụng trong suốt thế kỷ XX

Còn có tên gọi khác là Súng máy 30 calBrowning 30 cal. Nó có thể đóng nhiều vai trò như vũ khí của bộ binh, súng bắn hỗ trợ, súng phòng không,... Ngoài ra, nó cũng có thể gắn trên xe tăng, máy bay, tàu tuần tra, tàu chở lính,...

Mẫu M1919 được nhà thiết kế John Browning thiết kế lại từ mẫu súng máy hạng nặng Browning M1917 của ông. Nó trở thành vũ khí chiến đấu tiêu chuẩn cấp trung đội của quân đội Mỹ trên khắp các mặt trận của thế chiến thứ hai. Không những thế, nó cũng được Mỹ bán cho những nước Đồng minh khác để họ có vũ khí đánh quân phát xít. Khi Browning M1919 thuộc sở hữu của quân đội Anh, các kỹ sư Anh đã tiến hành chuyển đổi cỡ đạn từ .30-06 Springfield sang .303 British để phù hợp hơn với quân đội Anh. Quân đội Anh trang bị nó cho máy bay SpitfireHawker Hurricane của Không quân Hoàng gia Anh.

Browning M1919 cũng xuất hiện tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam với vai trò là súng máy tiêu chuẩn của quân đội Pháp. Khi Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh thắng Pháp, họ đã tịch thu rồi sử dụng lại rất nhiều. Hiện tại, Browning M1919 đã được Việt Nam đưa vào viện bảo tàng để trưng bày.

Từ năm 1954 trở đi, các kĩ sư Mỹ đã chuyển đổi loại đạn .30-06 Springfield thành cỡ đạn 7,62x51mm NATO để sử dụng. Đến nay, Mỹ đã đưa nó vào bảo tàng, vì giờ đây, Mỹ đã có những súng máy khác hiện đại hơn như M60, FN M249M240.

Từ những năm 1970 đến nay, khẩu súng máy này thường có mặt trong những bộ phim chiến tranh của nhiều nước khác nhau, phim của Việt Nam cũng xuất hiện như: Dưới cờ đại nghĩa, Vó ngựa trời Nam, Đất phương Nam,...

Các nước sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sáu việc không nên làm sau khi ăn cơm
Sáu việc không nên làm sau khi ăn cơm
Tin rằng có rất nhiều người sau bữa ăn sẽ ăn thêm hoặc uống thêm thứ gì đó, hơn nữa việc này đã trở thành thói quen
Visual Novel Giai điệu Quỷ vương trên dây Sol Việt hóa
Visual Novel Giai điệu Quỷ vương trên dây Sol Việt hóa
Người chơi sẽ nhập vai Azai Kyousuke, con nuôi của Azai Gonzou - tên bố già khét tiếng trong giới Yakuza (mafia Nhật)
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Thần Hỏa là một hệ thống thành tựu theo dõi chỉ số trên từng vị tướng giúp lưu lại, vinh danh và khoe mẽ nhưng khoảnh khắc thú vị trong và ngoài trận đấu
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Thảo Thần là một kẻ đi bô bô đạo lý và sống chui trong rừng vì anh ta nghèo