Cá chép Á Đông

Việt Nam, hình tượng con cá chép có nhiều ý nghĩa

Cá chép Á Đông hay còn gọi là cá chép châu Á (Asian carp) là tên gọi thông dụng trong tiếng Anh chỉ về các loài cá chép phổ biến sinh sống và được nuôi nhiều ở các vùng thuộc châu Á (Đông Á) như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam.[1] Chúng là một nguồn thực phẩm thông dụng trong bữa ăn hàng ngày của cư dân vùng này, được nuôi với sản lượng lớn nhất thế giới,[2]cá câu thể thao cho trò câu cá chép và quan trọng là hình tượng cá chép đã đi vào văn hóa của các nước Á Đông với tư cách là một biểu tượng cho sự giàu thịnh, may mắn. Tuy nhiên, ở Mỹ và châu Âu, chúng lại được coi như loài xâm lấn vì sinh sôi quá đông, do nhu cầu về câu cá thể thao.

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chín loài cá chép thường gặp ở các nước Á Đông gồm:

Trong ẩm thực

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loại cá chép, cá giếc, cá trắm, cá trôi, cá mè là các loại cá quen thuộc trong bữa cơm của nhiều người dân các nước Á Đông. Trong đó, Cá chép trong y học cổ truyền còn được gọi với tên là lý ngư. Thịt cá, vây cá và đầu cá đều là những vị thuốc quý. á chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét…là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận. Cá chép thịt dày và béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon

Không những là món ăn ngon mà cá chép còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ. Trong Cương mục y học Trung Quốc thời Lý có ghi: “Cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh, nướng lên thì hoả hoá, có phát phong hàn, bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hoá, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy”. Cá chép trong dân gian Trung Quốc thường được gọi là “Ích mẫu hà tiêu” (Thuốc tiên chữa bệnh phụ khoa) vì nó có tác dụng nổi bật trong lĩnh vực này.

Trong Đông y, cá diếc là một trong 499 vị "nam dược thần hiệu" (sách của Tuệ Tĩnh) gọi là tức ngư, tính hàn, công dụng điều khí hòa trung rất bổ ích, chữa mụn trĩ, đại tiện ra máu, lao, cả bệnh tiểu đường và sưng hòn dái (đối sán). Ăn cá diếc phải ăn luôn vảy và đầu mới thấy hết vị ngon của nó. Liên quan đến bệnh đái đường, Tuệ Tĩnh gọi là bệnh tiêu khát và trong nhiều bài thuốc vẫn có "cá diếc một con bỏ ruột, lấy lá trà bỏ vào ruột cho đầy, bọc nhiều kới giấy đem nướng chín mà ăn, chỉ độ 3 bốn lần là khỏi.[3]

Trong câu cá

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu chép trong các hồ, ao, sông, đầm, hiện nay người ta chọn những hồ thật rộng, thật ít người câu. Nhiều hồ, ao, sông, lạch đều có Chép. Cá chép thích vùng nước nông, độ sâu khoảng 1-2m, đáy bằng phẳng, đất mềm, có bùn và rong rêu, dễ ẩn núp, câu chúng khó hơn câu cá diếc. Câu cá diếc là thú vui của dân đi câu vì câu được cá diếc cần tốn nhiều công sức. Cá diếc hầu như luôn có mặt trong vùng sông nước của Việt Nam. Để câu cá diếc nên chọn những nơi có ao bèo, những khoảng trống yên tĩnh để tìm nơi câu. Tốt nhất là đến những nơi có trú mát mẻ cá diếc rất thường tìm đến ẩn náu, cần phải đảm bảo được sự yên tĩnh ở khu vực đi câu. Nếu ồn ào cá sẽ bị động và không cắn câu. Ngoài cá chép là biệt danh cá tinh nhậy nhất thì cá trắm cỏ cũng được các cần thủ liệt vào danh sách những loài cá nhát mồi và khó câu.

Xâm lấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá chép châu Á được biết đến là một loài cá thích nghi rất tốt với môi trường mới. Ngoài việc bơi khỏe và tránh lưới rất tốt, chúng còn là loài ăn tạp, có thể ăn lượng thức ăn lên đến 40% trọng lượng cơ thể. Với chiều dài thường từ 50-90 cm, có thể nặng hơn 50 kg, cá chép châu Á tiêu tốn lượng thức ăn lớn bao gồm cả các loài thủy sinh khác. Chúng đã tiêu diệt nhiều giống cá địa phương trên đường di chuyển, phá hủy hệ sinh thái nơi nó sống. Mỗi con cá chép châu Á có thể đẻ đến 2 triệu trứng cho một lần sinh sản, nên loài cá này phát triển rất nhanh, thành những đàn lớn hàng trăm con. [4]

Không chỉ ở Canada, nạn xâm lấn của cá chép châu Á vẫn đang làm đau đầu chính quyền nhiều bang nước Mỹ. Người Mỹ đưa cá chép châu Á vào những ao, đầm ở miền Nam nước này trong những năm 70 của thế kỷ trước. Họ dùng cá chép để làm sạch ao nuôi cá tra, giúp chúng khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, sáng kiến “xanh” này trở nên phản tác dụng khi cá chép thoát ra sông Mississippi và sinh sản, rồi tiến vào Ngũ Đại Hồ, đe dọa cuộc sống của các sinh vật thủy sinh địa phương. Cá chép châu Á ngốn tới 1/5 lượng sinh vật phù du trong Ngũ Đại Hồ, đe dọa ngành công nghiệp đánh cá và du lịch trị giá 4 tỷ USD/năm ở 5 hồ này.

Trong văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

châu Á cá chép được tôn là "nữ hoàng của cá" (queen of rivers). Ở phương Đông có sự tích cá chép vượt thác hoá rồng. Trong văn hóa phương Đông, hình tượng cá chép vượt Vũ Môn hóa rồng là một điển tích được nhắc đến với niềm mong ước về sự nỗ lực và thành công, cá chép còn là vật cưỡi của Táo quân chầu trời, là vật phóng sinh theo nghi thức của Phật giáo. Văn hóa Á Đông đặc biệt coi trọng con cá chép, với câu chuyện kinh điển về sự tích Cá chép hóa rồng hay cá chép vượt Vũ Môn. Là con vật có thật được người ta cho rằng có thể lột xác để trở thành rồng là loài vật thần thoại, tượng trưng cho đất trời. Câu tục ngữ: Mồng bảy cá đi ăn thề. Mồng tám cá về vượt Thác Vũ Môn hay câu Biết răng chừ cá chép hoa hồng. Cá chép hóa rồng vì vậy biểu trưng cho sự nỗ lực, may mắn, về đích, thành công, hi vọng.

Cá chép trong văn hóa Việt còn có ý nghĩa quan trọng khác, nó còn là vật cưỡi của Ông Táo khi về chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp, nó còn là vật phóng sinh vào lễ hội rằm theo quan niệm của Đạo Phật. Ở Nhật Bản, cá chép Koibiểu tượng quốc gia và các hình xăm trên cá được người Nhật coi là điềm may mắn. Ca chép cũng được xem là linh vật phong thủy có khả năng chiêu tài khí, tạo may mắn về tài lộc trong kinh doanh cho gia chủ. Hình vẽ cá phối hợp với nhiều hình họa, hoa văn khác có thể hiểu là "hữu dư" có nghĩa là "có", tức giàu có: dư ăn dư để, cá Chép được coi như một biểu tượng của may mắn. Hình xăm cá chép được coi là một nghệ thuật ở Nhật Bản. Hình tượng cá chép kết hợp với một hình tượng qui ước làm nên tính minh triết của bức tranh. Đó chính là mặt trăng và bóng trăng soi đáy nước và thường được in trên các nhãn bánh Trung thu.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Balon, E. 1995. Origin and domestication of the wild carp, Cyprinus carpio: from Roman gourmets to the swimming flowers. Aquaculture 129(1-4):3-48
  2. ^ Kolar et al. 2007. Bigheaded carp: Biological synopsis and environmental risk assessment. American Fisheries Society, Bethesda, MD.
  3. ^ Gallagher, Jim, "Let them eat carp: Illinois to feed pest fish to the poor", St. Louis Post-Dispatch, July 14, 2011 4:45 pm.
  4. ^ Silver Carp USDA National Agricultural Library. Retrieved August 29, 2019.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dữ liệu liên quan tới Cá chép Á Đông tại Wikispecies
  • Kolar et al. 2007. Bigheaded carp: Biological synopsis and environmental risk assessment. American Fisheries Society, Bethesda, MD.
  • Balon, E. 1995. Origin and domestication of the wild carp, Cyprinus carpio: from Roman gourmets to the swimming flowers. Aquaculture 129(1-4):3-48
  • Fuller, Pam (2005-06-07). "Species FactSheet: Carassius carassius". U.S. Geological Survey. Truy cập 2007-06-19.
  • Burr, B.M. et al. 1996. Nonnative fishes in Illinois waters: what do the records reveal? Trans. Il. State Academy of Science 89(1-2):73-91.
  • Conner et al. 1980. Larval evidence for natural reproduction of the grass carp Ctenopharyngodon idella in the lower Mississippi River. Fourth Annual Larval Fish Conference, Oxford, MO.
  • "Nonindigenous Aquatic Species". United States Geological Survey. 2009-08-19. Truy cập 2010-07-29.
  • Rousseau, Caryn; Flesher, John (2009-12-02). "Fears mount over giant carp reaching Great Lakes". Associated Press. Archived from the original on ngày 6 tháng 12 năm 2009. Truy cập 2009-12-02.
  • Asian Carp Working Group, Aquatic Nuisance Species Task Force (April 2006). "Draft Management and Control Plan for Asian Carp in the United States" (PDF). Aquatic Nuisance Species Task Force. Truy cập 2007-06-19.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chân dung Drew Gilpin Faust - Hiệu trưởng Đại học Harvard
Chân dung Drew Gilpin Faust - Hiệu trưởng Đại học Harvard
Đó là những lời khẳng định đanh thép, chắc chắn và đầy quyền lực của người phụ nữ đang gánh trên vai ngôi trường đại học hàng đầu thế giới
Top 10 món ngon Sapa ăn là ghiền
Top 10 món ngon Sapa ăn là ghiền
Nhiều người chọn đến với Sa Pa không chỉ vì núi non hùng vĩ hay thời tiết se lạnh, mà còn vì những món đặc sản Tây Bắc mang sức hút riêng
Một chút đọng lại về
Một chút đọng lại về " Chiến binh cầu vồng"
Nội dung cuốn sách là cuộc sống hàng ngày, cuộc đấu tranh sinh tồn cho giáo dục của ngôi trường tiểu học làng Muhammadiyah với thầy hiệu trưởng Harfan
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Là mảnh ghép cuối cùng của lịch sử của Enkanomiya-Watatsumi từ xa xưa cho đến khi Xà thần bị Raiden Ei chém chết