Tên gọi cá rồng là một từ thông dụng trong tiếng Việt để chỉ nhiều loại cá không có quan hệ.
Trong tự nhiên chúng sống chủ yếu ở các hồ rộng hoặc ở những con sông lớn, trong đó có một số loài rất hiếm được liệt kê trong sách Đỏ của thế giới như: cá kim long quá bối; cá huyết long; cá kim long hồng vĩ. Trong thế giới cá cảnh, cá rồng châu Á là loại được xếp vào hàng đầu bởi vẻ đẹp, nét độc đáo và vấn đề tâm linh vì người ta cho rằng: Cá rồng là tượng trưng cho sự may mắn, phát tài lộc, đem lại hạnh phúc và xua đuổi tà ma làm cho phong thủy được tốt hơn.
Cá rồng đen sống ở độ sâu 1.500m, thật sự là một dã thú tàn bạo của đại dương dù chỉ sở hữu một thân hình khiêm tốn. Cá rồng trưởng thành chỉ dài 15.2 cm, đầu to, răng dài và nhọn, râu ở dưới cằm và gắn với bộ phận phát quang. Ngoài ra, dọc hai bên thân của cá rồng cũng có khả năng tự phát sáng để thu hút bạn tình trong mùa giao phối, đồng thời có tác dụng làm con mồi phía dưới mất phương hướng. Cá rồng đen sinh trưởng ở hầu hết các vùng biển nhiệt đới trên thế giới.[1]
Hầu như ở tất cả những vùng nhiệt đới trên thế giới đều có cá rồng. Căn cứ theo màu sắc hình dáng tự nhiên và theo đia danh sinh sống của chúng mà người ta phân chia chúng ra làm nhiều chủng loại khác nhau như: cá Ngân long (cá rồng châu Mỹ); cá Hắc long (cá rồng châu Phi). Cá rồng châu Á là loài cá được người chơi cá cảnh ưa chuộng hơn cả. Trong giới chơi cá cảnh thường phân biệt theo màu sắc và hình dáng ra làm bốn loại chính là: