Công chúa Đô la Mỹ

Mary Victoria Leiter, một nữ thừa kế người Mỹ, vợ của George Curzon, Hầu tước Curzon thứ 1 xứ Kedleston, từng là Phó vương phi Ấn Độ.

Công chúa Đô la Mỹ (tiếng Anh: American Dollar princess) là thuật ngữ chỉ những nữ thừa kế người Mỹ giàu có vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 kết hôn với những gia đình châu Âu có tước hiệu, do đó dùng sự giàu có để có được địa vị quý tộc.[1]

Theo một cuốn sách có tên Titled Americans (tạm dịch: Những người Mỹ có Tước hiệu) (1915), đã có 454 cuộc hôn nhân giữa phụ nữ Mỹ trong Thời đại Mạ vàngThời đại Tiến bộ và các quý tộc châu Âu.[2][1] Thư viện Quốc hội tuyên bố trong một tài liệu hướng dẫn tham khảo rằng "Những nữ thừa kế Mỹ đã kết hôn với hơn một phần ba Viện Quý tộc."[2] The Spectator tuyên bố rằng trong số các cuộc hôn nhân của những nữ thừa kế này thì có 102 cuộc hôn nhân là với giới quý tộc Anh, trong đó có "sáu vị công tước".[3]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cuộc Suy Thoái Kéo Dài từ năm 1873 đến năm 1880, nhiều gia đình quý tộc Anh lâm vào cảnh khốn khó khi tài chính của họ vốn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, lại gặp phải cảnh mất mùa bảy năm liên tiếp.[3] Trong khi đó, ở bên kia Đại Tây Dương, giới nhà giàu mới nổi ở Mỹ lại sở hữu khối tài sản kếch xù, thế nhưng vì có xuất thân hàn vị, nên họ khao khát có mối liên hệ với giới quý tộc. Những điều này đã tạo nên một hiện tượng là những cuộc hôn nhân của giới quý tộc và các nữ thừa kế giàu có Mỹ, hay còn gọi là Công chúa Đô la Mỹ.[1][4]

Cuộc sống của các Công chúa Đô la Mỹ sau khi kết hôn

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cuộc hôn nhân giữa các quý tộc Anh và nữ thừa kế người Mỹ đã đem lại lợi ích cho cả đôi bên. Vị thế của những gia đình giàu có mới nổi ở Mỹ được củng cố, và các gia đình quý tộc Anh có được khoản tiền khổng lồ từ các nàng dâu Mỹ để tiếp tục lối sống quý tộc của mình. Hiện tượng kinh tế xã hội này đã bơm hàng tỷ bảng vào nền kinh tế Anh, trong đó, chỉ với của hồi môn của các nữ thừa kế Mỹ đã có giá trị tương đương với 25 tỷ đô la, và dòng máu Mỹ đã hòa trộn vào giới quý tộc.[1][5]

Thế nhưng, ở nơi xa lạ, cuộc sống của phần lớn các Công chúa Đô la Mỹ lại không hề hạnh phúc.[4][1] Vốn có cuộc sống đầy tiện nghi ở Mỹ, các nàng dâu Mỹ buộc phải thích nghi với lối sống theo kiểu xưa cũ ở Anh. Họ phải ở trong những ngôi nhà tối tăm, ảm đạm, lạnh lẽo đã được xây từ những thế kỷ trước và cần được sửa chữa, việc tắm rửa phải do người hầu chuẩn bị. Và trước những cố gắng cải thiện những ngôi nhà đó, họ gặp phải sự mỉa mai và khinh thường. Giới quý tộc chế nhạo các "Công chúa Đô la Mỹ" vì gốc gác phi quý tộc và nỗ lực tự làm mọi thứ của họ. Nhiều ông chồng cũng chỉ coi cuộc hôn nhân với các nữ thừa kế Mỹ là vì lợi ích và tìm kiếm niềm vui ở tình nhân. Trớ trêu thay, khi cha mẹ của các nữ thừa kế Mỹ đã bỏ rất nhiều tiền để con gái trở thành một phần của giới quý tộc để rồi kết quả nhận lại được là sự khinh bỉ dành cho các cô con gái ấy.[4][5]

Một số Công chúa Đô la Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]
Jennie Jerome, sau này là mẹ của Winston Churchill
Nonnie May Stewart, một góa phụ người Mỹ, sau trở thành Vương tức Hy Lạp và Đan Mạch.

Trong tiểu thuyết

[sửa | sửa mã nguồn]

Cụm từ Công chúa Đô la Mỹ dường như thường xuất hiện như một ẩn dụ trong tiểu thuyết, chẳng hạn như trong Tregarthen (1896) của Georgina Shute:[15]

With Coventry so expensive a man, and Algernon's debts always coming to be paid off, and the girls unmarried, I can assure you that we are awfully poor ourselves. I may tell you, in confidence, strict confidence, that I often dare not send Madame Elise's bills to the earl! But you must must try, my dear. We must look out for an American dollar princess for you. They expect a title, certainly, in general, but we must hope.

Một bài đánh giá sách năm 1920 mô tả một cuốn tiểu thuyết mới là "cốt truyện đơn giản, chủ yếu xoay quanh cuộc đấu tranh của hai cô gái giàu có, một Công chúa Đô la Mỹ thô tục và một quý cô xứ Lancashire quyến rũ, nhằm giành lấy tình yêu của một Tòng Nam tước kiêm nông dân trẻ, người trung thành với tôn giáo cũ giống như tổ tiên của mình."[a][16][17]

The Buccaneers, một cuốn tiểu thuyết năm 1938 của Edith Wharton, được lấy bối cảnh từ thời kỳ của các cô Công chúa Đô la Mỹ.[8]

Bài đánh giá của tờ Library Journal năm 2023 về một tựa sách trong loạt tiểu thuyết lãng mạn "Gilded Age Heiresses" (tạm dịch: "Những nữ thừa kế Thời kỳ Mạ vàng") đã mô tả về một "Công chúa Dollar" người Mỹ Camille, hiện là Thái Công tước phu nhân xứ Hereford sau khi người chồng tệ hại qua đời, đã quyết định nhờ Jacob Thorne, đồng sở hữu một câu lạc bộ khét tiếng và là con trai ngoài giá thú của một bá tước, giúp bản thân khám phá xem liệu mình có thể tìm thấy khoái cảm với một người đàn ông hay không."[18]

  1. ^ Nguyên văn: "plot simplicity itself, being concerned essentially with the struggle of two wealthy girls, a vulgar American 'Dollar Princess' and a charming Lancashire lass, for the love of a young farmer baronet who cleaves, like his forefathers, to the old religion."

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j Good 2023.
  2. ^ a b c d e f g h i j Saelee, Mike. “Research Guides: Dollar Princesses: Topics in Chronicling America: Introduction”. guides.loc.gov (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ a b c d e f Shakespeare 2017.
  4. ^ a b c Rajan 2023.
  5. ^ a b Trista 2019.
  6. ^ Humanities, National Endowment for the (13 tháng 8 năm 1874). “The Wheeling daily intelligencer. [volume] (Wheeling, W. Va.) 1865-1903, August 13, 1874, Image 1”. A Marriage Settlement. ISSN 2333-8547. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2024.
  7. ^ “How American 'Dollar Princesses' Invaded British High Society”. HISTORY (bằng tiếng Anh). 12 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2023.
  8. ^ a b Magazine, Smithsonian; Henderson, Amy. “Amy Henderson: "Downton Abbey" and the Dollar Princesses”. Smithsonian Magazine (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2024.
  9. ^ “ADAF — Individual Lectures: Dressed in Diamonds: American Princesses and Gilded Age Fashion Kevin L. Jones, Fashion Institute of Design and Merchandising Museum”. adafca.org. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  10. ^ Humanities, National Endowment for the (21 tháng 9 năm 1895). “The herald. [microfilm reel] (Los Angeles [Calif.]) 1893-1900, September 21, 1895, Image 1”. She Has Landed Her Duke. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2024.
  11. ^ Humanities, National Endowment for the (11 tháng 11 năm 1903). “The Pacific commercial advertiser. [volume] (Honolulu, Hawaiian Islands) 1885-1921, November 11, 1903, Image 1”. The Duke of Roxburghe Gets His Heiress-Bride. ISSN 2375-3137. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2024.
  12. ^ “New Castle Herald 20 Dec 1922, page Page 1”. Newspapers.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  13. ^ “THE AMERICAN DOLLAR PRINCESS IN GREECE”. Current Opinion: 78 v. 1888.
  14. ^ “The Bristol Herald Courier 03 Sep 1928, page 7”. Newspapers.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  15. ^ Norway, G. (1896). Tregarthen. London: Hurst and Blackett.
  16. ^ “Yorkshire and Lancashire in recent fiction”. The Bookman: 87 v. 1920.
  17. ^ The Bookman (bằng tiếng Anh). Hodder and Stoughton. 1921. tr. 24.
  18. ^ Harper, St George. “The Duchess Takes a Husband”. Library Journal. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2024.

Nguồn tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong  Kimetsu no Yaiba
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong Kimetsu no Yaiba
Sanemi Shinazugawa (Shinazugawa Sanemi?) là một trụ cột của Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba
Giới thiệu nhân vật Mei - Jigokuraku
Giới thiệu nhân vật Mei - Jigokuraku
Mei là một Tensen trước đây liên kết với Lord Tensen nhưng đã trốn thoát sau khi không đồng ý với phương pháp mở khóa sự bất tử của Rien
Nhân vật Yui trong Jigokuraku
Nhân vật Yui trong Jigokuraku
Yui (結ゆい) là con gái thứ tám của thủ lĩnh làng Đá và là vợ của Gabimaru.
Giới thiệu Frey - Sky Queen trong Tensura
Giới thiệu Frey - Sky Queen trong Tensura
Frey có đôi cánh trên lưng và móng vuốt ở chân. Cô ấy có mái tóc trắng và thường được nhìn thấy mặc một chiếc váy đỏ.