Đế quốc Anh

Đế quốc Anh
Tên bản ngữ
Trái: Quốc kỳ Vương quốc Anh (1707–1801) Phải: Quốc kỳ Liên hiệp Anh (1801–nay) Đế quốc Anh
Toàn bộ các khu vực trên thế giới từng là một phần của Đế quốc Anh. Các lãnh thổ hải ngoại thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh được tô màu đỏ.
Toàn bộ các khu vực trên thế giới từng là một phần của Đế quốc Anh. Các lãnh thổ hải ngoại thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh được tô màu đỏ.
Tổng quan
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
35,670,000 km2
14 mi2

Đế quốc Anh (tiếng Anh: British Empire) bao gồm các vùng tự trị, thuộc địa được bảo hộ, ủy thác và những lãnh thổ khác do Khối liên hiệp Anh và các quốc gia tiền thân của nó cai trị hoặc quản lý. Đế quốc Anh khởi nguồn với các thuộc địatrạm mậu dịch hải ngoại do Anh thiết lập từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII. Vào giai đoạn đỉnh cao của nó, Đế quốc Anh được xem là đế quốc có diện tích lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử nhân loại và là thế lực đứng đầu toàn cầu trong hơn một thế kỷ.[1] Tại thời điểm lãnh thổ Đế quốc Anh đạt đến cực đại năm 1922, Đế chế đã cai trị khoảng 458 triệu người, chiếm 23% dân số thế giới lúc đó[2] và bao phủ diện tích xấp xỉ 33,67 triệu km², chiếm 24% tổng diện tích toàn cầu.[3][4] Đế quốc Anh còn là đế quốc có lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử thế giới, do vậy những di sản về văn hóa, ngôn ngữ, luật pháp của Đế quốc Anh được truyền bá rộng rãi. Vào thời điểm nó đạt tới đỉnh cao của quyền lực, Đế quốc Anh thường được ví von với câu nói bất hủ "Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn" bởi vì mặt trời luôn chiếu sáng trên ít nhất một trong những lãnh thổ của nó.

Trong suốt Thời đại Khám phá vào thế kỷ XV và XVI, Tây Ban NhaBồ Đào Nha là hai quốc gia châu Âu đi tiên phong trong đứng đầu phong trào thám hiểm thế giới và trong quá trình đó họ đã thiết lập các đế quốc hải ngoại lớn. Đố kỵ với sự thịnh vượng vô cùng lớn cùng nhiều lợi ích riêng mà hai đế quốc thực dân này giành được, các nước Anh, PhápHà Lan bắt đầu thiết lập các thuộc địa và các mạng lưới mậu dịch của họ tại châu Mỹ, châu ÁChâu Phi.[5] Một loạt cuộc chiến với PhápHà Lan trong thế kỷ XVIIXVIII đã giúp Anh trở thành một cường quốc chi phối thống trị tại Bắc MỹẤn Độ. Nhưng đồng thời, uy thế của nước Anh (và cả Pháp[6]) bị hạn chế tại châu Âu sau năm 1763, trước sự phát triển lớn mạnh của các cường quốc phía Đông như Phổ, ÁoNga.[7][8]

Sự kiện Mười ba thuộc địa tại Bắc Mỹ giành được độc lập vào năm 1783 sau cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ khiến cho nước Anh mất đi một số thuộc địa lâu đời nhất và đông dân nhất của mình. Ngay sau đó nước Anh nhanh chóng chuyển sự quan tâm sang châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương. Sau thất bại của nước Pháp trong cuộc chiến tranh Napoléon (1803 – 1815), nước Anh tận hưởng một thế kỷ thống trị hầu như không có đối thủ, và mở rộng phạm vi trên khắp toàn cầu.[9] Địa vị thống trị của Anh sau này được ca ngợi như là Pax Britannica (Thái bình Anh Quốc), một giai đoạn mà châu Âu và thế giới tương đối thái bình (1815 – 1914), đây là thời điểm mà nước Anh nắm quyền bá chủ toàn cầu và tự tuyên bố họ là "người canh giữ cho hoà bình thế giới".[10][11][12][13] Vào đầu thể kỷ 19, cuộc Cách mạng công nghiệp bắt đầu biến đổi nước Anh; tại thời điểm diễn ra cuộc "Đại Triển Lãm" vào năm 1851, nước Anh được ca ngợi như là "công xưởng của thế giới".[14] Đế quốc Anh còn bành trướng đến Ấn Độ, phần lớn Châu Phi và nhiều khu vực khác trên thế giới. Cùng với sự kiểm soát chính thức của nước Anh đối với các thuộc địa riêng của mình, nó còn thống trị gần như toàn bộ nền thương mại của thế giới đồng nghĩa với việc là nó kiểm soát nền kinh tế của nhiều khu vực khác như châu ÁMỹ Latinh.[15][16]

Tại nước Anh, những quan điểm chính trị đã thay đổi theo hướng ủng hộ chính sách tự do thương mại cùng chính sách tự do và phổ cập hoá đặc quyền bầu cử. Vào thế kỷ XIX, dân số của nước Anh đã gia tăng một cách mạnh mẽ, cùng với đó quá trình đô thị hoá nhanh chóng mà gây nên những căng thẳng nghiêm trọng về cả kinh tế cũng như xã hội.[17] Để tìm kiếm các thị trường và các nguồn tài nguyên mới, Đảng Bảo thủ dưới thời Benjamin Disraeli đã khởi động một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa bành trướng đế quốc tại Ai Cập, Nam Phi và nhiều nơi khác. Nhiều thuộc địa như Canada, ÚcNew Zealand được trao quyền tự trị, một vài trong số đó được tái phân loại là quốc gia tự trị.[18]

Đến đầu thế kỷ XX, sự phát triển lớn mạnh của Đế quốc ĐứcHoa Kỳ dẫn đến sự uy hiếp lớn đến phần nào vị thế dẫn đầu về kinh tế của nước Anh. Chính sách đối ngoại của Anh quốc tập trung vào mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và hữu nghị với Hoa Kỳ, nhưng những căng thẳng về vấn đề ngoại giao và quân sự khiến quan hệ với nước Đức ngày càng trở nên xấu đi và là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong thời kỳ diễn ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Anh đã phải dựa nhiều vào đế quốc của mình về mặt nhân sự cũng như lương thực. Cuộc chiến này đã tạo ra một gánh nặng to lớn cả về mặt quân sự, tài chính và nguồn nhân lực cho nước Anh. Mặc dù sau cuộc chiến này, cương thổ của Đế quốc Anh đã được mở rộng lên tới cực điểm, bản thân nó đã không còn giữ được vị thế như là một cường quốc vô song về quân sự và công nghiệp được nữa. Trong Chiến tranh thế giới lần hai, các thuộc địa của Anh tại Đông Nam Á đã bị Nhật Bản chiếm đóng, điều này đã làm cho uy tín của đế quốc Anh bị suy giảm nghiêm trọng và đẩy nhanh quá trình sụp đổ của Đế quốc này. Sau chiến tranh, Anh phải trao quyền độc lập cho các thuộc địa của mình, trong đó đông dân và giá trị nhất là Ấn Độ. Trong những năm còn lại của thế kỷ XX, phần lớn những thuộc địa của Đế quốc Anh giành được độc lập như một phần của phong trào phi thuộc địa hóa từ các cường quốc châu Âu, sau đó Đế quốc Anh cáo chung với việc chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997.[19][20][21][22] 14 lãnh thổ ở hải ngoại hiện vẫn thuộc chủ quyền của Anh. Sau độc lập, nhiều thuộc địa của Anh gia nhập khối Thịnh vượng chung các Quốc gia, một hiệp hội tự do của các quốc gia độc lập. 16 quốc gia có chung một người lãnh đạo duy nhất, Quốc vương Charles III, đó mới là chính thức Vương quốc Khối thịnh vượng chung.

Nguồn gốc (1497 – 1583)

[sửa | sửa mã nguồn]
Một mô hình của tàu Matthew, chiếc thuyền mà thuyền trưởng John Cabot dùng để đến Tân thế giới trong chuyến hành trình thứ hai của mình

Nền móng của Đế quốc Anh bắt đầu được xây dựng từ khi AnhScotland còn là hai vương quốc riêng biệt. Sau những thành công của Tây Ban NhaBồ Đào Nha trong việc thám hiểm hải ngoại, đến năm 1496 Quốc vương Henry VII của Anh đã ủy quyền cho John Cabot dẫn đầu một cuộc hành trình khám phá một tuyến đường tới châu Á thông qua Bắc Đại Tây Dương.[23] Cabot khởi hành năm 1497, tức 5 năm sau khi người châu Âu phát hiện châu Mỹ, và mặc dù ông ta đã đặt chân lên bờ biển của Newfoundland, họ đã không có bất kỳ nỗ lực nào để thiết lập nên một thuộc địa tại nơi đây (cũng như Cristoforo Colombo, ông nhầm tưởng rằng mình đến được châu Á).[24] Cabot còn dẫn đầu một chuyến đi khác đến châu Mỹ vào năm sau, nhưng sau đó không còn nghe được tin tức gì về các tàu của ông nữa.[25]

Người Anh đã không tiếp tục nỗ lực nhằm thiết lập các thuộc địa tại châu Mỹ cho đến khi Nữ vương Elizabeth I trị vì trong những thập niên cuối của thế kỷ XVI.[26] Vào thời điểm này, cuộc Cải cách Tin Lành khiến cho Anh và vương quốc Tây Ban Nha theo Công giáo trở thành kẻ thù của nhau.[23] Năm 1562, Elizabeth I đã khuyến khích các thuyền trưởng hải tặc như John HawkinsFrancis Drake tiến hành các cuộc tấn công bắt nô lệ chống lại tàu Tây Ban NhaBồ Đào Nha ngoài khơi bờ biển Tây Phi[27] với mục tiêu là thâm nhập vào việc buôn bán nô lệ Đại Tây Dương. Nỗ lực này bị người Tây Ban Nha đẩy lui, và đến khi cuộc chiến tranh Anh – Tây Ban Nha trở nên khốc liệt, Elizabeth lại chống lưng cho các tàu lùng tiếp tục tổ chức các cuộc tấn công vào các cảng Tây Ban Nha ở châu Mỹ và những tàu vận chuyển vượt Đại Tây Dương trở về Tây Ban Nha vốn được chất đầy kho báu của Tân thế giới.[28] Trong khi đó, những nhà văn có ảnh hưởng như Richard HakluytJohn Dee (người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "British Empire")[29] bắt đầu thúc giục thành lập một đế quốc riêng của nước Anh. Đến thời điểm này, Tây Ban Nha đã trở thành thế lực chiếm ưu thế tại châu Mỹ, Bồ Đào Nha đã thiết lập các cơ sở mậu dịch và các tiền đồn từ bờ biển châu Phi và Brasil sang Trung Quốc, còn Pháp đã bắt đầu thuộc địa hóa khu vực sông Saint-Laurent và nơi này sau đó trở thành Tân Pháp.[30]

Thuộc địa hóa Ireland

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù Anh đi sau các cường quốc châu Âu khác trong việc thiết lập các thuộc địa hải ngoại, nhưng trong thế kỷ XVI, họ đã tiến hành đưa những người Tin Lành từ Anh và Scotland đến Ireland, tiếp nối tiền lệ người Norman xâm chiếm Ireland vào năm 1169.[31][32] Nhiều người đóng góp vào công cuộc thuộc địa hóa Ireland cũng đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc thuộc địa hóa tại Bắc Mỹ vào ban đầu, đặc biệt là một nhóm được gọi là "những người đàn ông miền Tây".[33]

"Đệ Nhất đế quốc" (1583 – 1783)

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1578, Nữ vương Elizabeth I đã ban một giấy phép cho Humphrey Gilbert tiến hành các cuộc khám phá và thám hiểm hải ngoại.[34] Năm đó, Gilbert khởi hành đi Tây Ấn với ý định tham gia vào việc cướp biển và thiết lập một thuộc địa tại Bắc Mỹ, nhưng chuyến đi bị hủy bỏ trước khi thuyền vượt qua Đại Tây Dương.[35][36] Năm 1583, ông ta bắt tay vào một nỗ lực thứ hai, lần này tới được đảo Newfoundland và tuyên bố chủ quyền cảng của đảo này thuộc về Anh, mặc dù không để bất cứ người định cư nào ở lại. Gilbert sau đó đã qua đời trong chuyến đi trở về nước Anh. Sự nghiệp của ông được người em trai cùng mẹ khác cha của mình là Walter Raleigh kế tục, ông ta cũng đã được Elizabeth I cấp giấy phép vào năm 1584. Trong năm đó, Raleigh đã cho thiết lập một thuộc địa tại đảo Roanoke trên bờ biển Bắc Carolina ngày nay, tuy nhiên do thiếu đồ dự trữ nên thuộc địa thất bại.[37]

Năm 1603, Quốc vương James VI của Scotland trở thành vua của nước Anh và một năm sau đó, ông đàm phán với người Tây Ban Nha ký vào Hiệp ước Luân Đôn, chấm dứt tình trạng thù địch bấy lâu nay. Lúc này, nước Anh ở trong trạng thái hòa bình với đại kình địch của nó, người Anh đã chuyển dần sự quan tâm của họ từ việc cướp bóc cơ sở hạ tầng thuộc địa của các quốc gia khác sang việc thành lập các thuộc địa hải ngoại.[38] Đế quốc Anh bắt đầu thành hình vào đầu thế kỷ XVII, khi nước Anh tiến hành thuộc địa hóa Bắc Mỹ và các đảo nhỏ trong vùng Caribe, cùng với đó là việc thành lập những công ty tư nhân, đáng chú ý nhất là Công ty Đông Ấn Anh, để quản lý các thuộc địa và mậu dịch hải ngoại. Thời kỳ này kéo dài cho đến khi Mười ba thuộc địa giành được độc lập sau khi cuộc chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ kết thúc vào cuối thế kỷ XVIII và được các sử gia gọi là "Đế quốc Anh đầu tiên".[39]

Châu Mỹ, châu Phi và buôn bán nô lệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Caribe ban đầu có các thuộc địa quan trọng và sinh lợi nhất cho Anh,[40] sau khi nhiều nỗ lực thuộc địa hóa vùng này bị thất bại. Một nỗ lực nhằm lập một thuộc địa tại Guyana chỉ kéo dài trong vòng hai năm và mục tiêu chính của nó là tìm kiếm các mỏ vàng đã bị thất bại.[41] Các thuộc địa St Lucia (1605) và Grenada (1609) cũng nhanh chóng bị hủy bỏ, nhưng các khu định cư đã được thiết lập thành công tại St. Kitts (1624), Barbados (1627) và Nevis (1628).[42] Các thuộc địa nhanh chóng tuân theo hệ thống các đồn điền trồng mía mà người Bồ Đào Nha áp dụng thành công tại Brasil, hệ thống này dựa trên lao động nô lệ và ban đầu dựa vào các tàu của Hà Lan tới để bán nô lệ và mua đường.[43] Để đảm bảo rằng nguồn lợi nhuận đang ngày càng tăng lên của hoạt động thương mại này vẫn nằm trong tay người Anh, năm 1651 Quốc hội ra sắc lệnh rằng chỉ có tàu Anh mới được phép qua lại để giao dịch trong các thuộc địa của Anh. Điều này dẫn đến tình trạng thù địch với Hà Lan và bùng nổ một loạt các cuộc chiến giữa Anh và Hà Lan, cuối cùng đã giúp củng cố vị thế của Anh tại châu Mỹ và làm mất uy thế của Hà Lan.[44] Năm 1655, Anh sáp nhập hòn đảo Jamaica từ tay của người Tây Ban Nha và thành công trong việc thuộc địa hóa Bahamas vào năm 1666.[45]

Thuộc địa Anh tại Bắc Mỹ, 1763–1776

Khu định cư lâu dài đầu tiên của người Anh tại châu Mỹ được thành lập tại Jamestown vào năm 1607, dưới sự lãnh đạo của thuyền trưởng John Smith và chịu sự quản lý của Công ty Virginia. Nước Anh tiếp đó tiến hành xâm chiếm và tuyên bố chủ quyền đối với Bermuda sau khi kỳ hạm của công ty đắm tại đây vào năm 1609 và đến năm 1615 quần đảo này được chuyển giao sang công ty Đảo Somers.[46] Đặc quyền của Công ty Virginia bị thu hồi vào năm 1624 và vùng đất Virginia nằm dưới sự cai quản trực tiếp của nhà vua, tiếp theo sau đó thuộc địa Virginia được thành lập.[47] Công ty Luân Đôn và Bristol được thành lập vào năm 1610 với mục đích lập ra một khu định cư lâu dài trên đảo Newfoundland, nhưng nói chung là không thành công.[48] Năm 1620, Plymouth được thành lập để làm nơi cư trú cho những người theo chủ trương phân lập của Thanh giáo mà sau này được biết đến là những người hành hương.[49] Sau này, chạy trốn khỏi ngược đãi tôn giáo trở thành động cơ để nhiều người Anh muốn trở thành người khai hoang, họ phải mạo hiểm trong hành trình gian khổ để vượt Đại Tây Dương: Maryland được thành lập vào năm 1634 để làm nơi cư trú của giáo dân Công giáo La Mã, Rhode Island (1636) là một thuộc địa khoan dung với tất cả các tôn giáo, Connecticut (1639) cho tín đồ Công Lý hội (Congregational Church). Tỉnh Carolina được thành lập năm 1663. Sau khi pháo đài Amsterdam đầu hàng vào năm 1634, người Anh giành quyền kiểm soát thuộc địa Tân Hà Lan của Hà Lan và đổi tên thành New York. Điều này được chính thức hóa trong cuộc đàm phán sau Chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ hai, và nó được trao đổi bằng Suriname.[50] Trong năm 1681, William Penn thành lập thuộc địa Pennsylvania. Các thuộc địa Mỹ đạt được ít thành công về mặt tài chính hơn so với các thuộc địa tại Caribe, nhưng bù lại chúng lại có được nhiều vùng đất màu mỡ cho nông nghiệp và điều này giúp thu hút một số lượng lớn các di dân người Anh vốn ưa thích khí hậu ôn đới tại đó.[51]

Năm 1670, Quốc vương Charles II cấp đặc quyền để hợp thành tổ chức Công ty Vịnh Hudson (HBC), được độc quyền về mậu dịch da lông thú tại một khu vực được gọi là vùng lãnh thổ của Rupert, và phần lớn Quốc gia tự trị Canada được hình thành nên từ vùng lãnh thổ này. Người Pháp thường xuyên tấn công các pháo đài và trạm mậu dịch do Công ty HBC thành lập, người Pháp cũng thiết lập thuộc địa mậu dịch da lông thú của mình tại vùng đất Tân Pháp liền kề.[52]

Sơ đồ Mậu dịch tam giác

Hai năm sau, Công ty Hoàng gia châu Phi được thành lập, nó được Quốc vương Charles ban cho độc quyền giao dịch để cung cấp nô lệ cho các thuộc địa của Anh tại Caribe. Ngay từ đầu, chế độ nô lệ là cơ sở của Đế quốc Anh tại Tây Ấn. Cho đến khi bãi bỏ việc buôn bán nô lệ vào năm 1807, nước Anh chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển 3,5 triệu nô lệ người châu Phi đến châu Mỹ, chiếm 1/3 toàn bộ nô lệ vận chuyển qua Đại Tây Dương.[53] Để tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch này, nhiều pháo đài đã được thiết lập trên bờ biển Tây Phi, chẳng hạn như đảo James, Accrađảo Bunce. Tại Caribe thuộc Anh, tỷ lệ của dân số gốc Phi tăng từ 25% năm 1650 lên khoảng 80% vào năm 1780 và tại 13 thuộc địa là từ 10% đến 40% trong cùng kỳ (phần lớn tại các thuộc địa miền Nam).[54] Đối với các thương nhân nô lệ, giao dịch này cực kỳ sinh lợi và trở thành một trụ cột kinh tế chính cho các thành phố phía tây Anh như BristolLiverpool, hình thành góc thứ ba của cái gọi là mậu dịch tam giác với châu Phi và châu Mỹ. Các điều kiện khắc nghiệt và mất vệ sinh trên tàu chở nô lệ và chế độ ăn uống nghèo nàn dẫn đến tỷ lệ tử vong trong vận chuyển Phi-Mỹ trung bình là một phần bảy.[55]

Trong năm 1695, Quốc hội Scotland cấp một đặc quyền cho Công ty Scotland, công ty này đã thiết lập một khu định cư tại eo đất Panama vào năm 1698. Bị những người thực dân Tây Ban Nha tại Tân Grenada lân cận bao vây và bị ảnh hưởng từ bệnh sốt rét, thuộc địa trên đã bị từ bỏ hai năm sau đó. Kế hoạch Darien là một thảm họa tài chính đối với Scotland – 1/4 ngân sách của Scotland[56] đã bị mất trong thương vụ này- kết thúc hy vọng của Scotland về việc thành lập đế quốc hải ngoại riêng. Điều này cũng tạo ra một hệ quả chính trị to lớn, nó đã khiến cho chính phủ của cả Anh và Scotland tin vào giá trị của một liên minh các quốc gia, thay vì chỉ có một vị vua chung.[57] Điều này được thực hiện vào năm 1707 bằng Hiệp định Liên minh, thành lập nên Vương quốc Anh.

Kình địch với đế quốc Hà Lan tại châu Á

[sửa | sửa mã nguồn]
Pháo đài St. George được thành lập tại Madras năm 1639

Vào giai đoạn cuối của thế kỷ XVI, Anh và Hà Lan bắt đầu thách thức sự độc quyền mậu dịch của Bồ Đào Nha với châu Á, hình thành các công ty cổ phần tư nhân để tài trợ cho các chuyến hành trình: Công ty Đông Ấn AnhCông ty Đông Ấn Hà Lan, chúng được ban đặc quyền lần lượt vào năm 1600 và 1602. Mục đích chủ yếu của những công ty này là khai thác mậu dịch gia vị sinh lợi,[58] một nỗ lực tập trung chủ yếu vào hai khu vực: quần đảo Đông Ấn và một đầu mối quan trọng trong mạng lưới mậu dịch là Ấn Độ. Tại đây, họ đã cạnh tranh bá quyền mậu dịch với Bồ Đào Nha và cả với nhau.[59] Mặc dù sau này nước Anh sẽ tỏ ra vượt trội hoàn toàn so với Hà Lan về phương diện là một đế quốc thực dân, nhưng trong một giai đoạn ngắn, nhờ vào sự tiến bộ hơn trong hệ thống tài chính[60] cùng với ba cuộc chiến tranh với Anh trong thế kỷ XVII đã giúp Hà Lan có một vị thế mạnh hơn tại châu Á. Sự thù địch chỉ kết thúc sau cuộc Cách mạng Vinh quang vào năm 1688 khi một người Hà Lan là William xứ Orange trở thành Danh sách quân chủ Anh, điều này giúp mang lại hòa bình giữa Anh và Hà Lan. Hai quốc gia đã đạt được một thỏa thuận trong đó việc buôn bán gia vị của quần đảo Đông Ấn rơi vào tay của người Hà Lan và ngành công nghiệp dệt của Ấn Độ rơi vào tay của người Anh, nhưng lợi nhuận của ngành dệt may sớm vượt qua mặt hàng gia vị và đến năm 1720, doanh số bán hàng của công ty Anh vượt qua công ty của Hà Lan.[60]

Chiến tranh với Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Hòa bình giữa Anh và Hà Lan năm 1688 tạo điều kiện để hai quốc gia bước vào chiến tranh Chín năm với tư cách là đồng minh. Tuy nhiên, xung đột tại châu Âu và hải ngoại giữa liên minh Pháp, Tây Ban Nha và liên minh Anh-Hà Lan dẫn đến kết quả là Anh trở thành một thế lực thực dân mạnh hơn Hà Lan, nguyên nhân là do Hà Lan buộc phải dành một phần lớn ngân sách quân sự của họ cho cuộc chiến tranh trên bộ vốn tốn kém tại châu Âu.[61] Thế kỷ XVIII chứng kiến Anh (sau 1707 là Anh Liên hiệp) nổi lên trở thành cường quốc thực dân chi phối toàn thế giới và nước Pháp trở thành đối thủ chính trên vũ đài đế quốc.[62]

Hạm đội Pháp bị đánh chìm tại Québec năm 1759

Carlos II của Tây Ban Nha từ trần vào năm 1700, và người thừa kế Tây Ban Nha và đế quốc thực dân của quốc gia này là Philippe [Felipe] xứ Anjou, một cháu nội của Quốc vương Pháp. Sự kiện này làm nổi lên triển vọng về sự hợp nhất Pháp và Tây Ban Nha cũng như các thuộc địa của họ, một điều mà Anh và các cường quốc khác tại châu Âu không bao giờ chấp nhận được.[63] Năm 1701, Anh, Bồ Đào NhaHà Lan đứng về phía Đế quốc La Mã Thần thánh chống lại Tây Ban Nha và Pháp trong cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, nó kéo dài cho đến tận năm 1714.

Sau khi Hiệp ước Utrecht được thông qua, Felipe đã từ bỏ quyền thừa kế của bản thân và hậu duệ của ông ta đối với ngai vàng của nước Pháp và Tây Ban Nha mất đi đế quốc của nó tại châu Âu.[63] Đế quốc Anh đã sáp nhập được nhiều lãnh thổ như: Anh chiếm được NewfoundlandAcadia từ tay người Pháp; Gibraltar và Minorca từ Tây Ban Nha. Gibraltar đã trở thành một căn cứ hải quân trọng yếu và cho phép Anh kiểm soát điểm ra vào Địa Trung Hải. Minorca được trả lại cho Tây Ban Nha sau Hiệp ước Amiens năm 1802 được ký kết. Tây Ban Nha cũng nhượng quyền asiento (cho phép bán nô lệ tại các thuộc địa Tây Ban Nha tại châu Mỹ) sinh lợi cho Anh.[64]

Chiến thắng của Robert Clive tại Trận Plassey đã đánh dấu sự trổi dậy của Công ty Đông Ấn Anh thành một thế lực quân sự lẫn thương mại.

Trong các thập niên giữa của thế kỷ XVIII, có vài lần phát sinh xung đột quân sự trên tiểu lục địa Ấn Độ, gọi là các cuộc Chiến tranh Carnatic, khi Công ty Đông Ấn Anh và Công ty Đông Ấn Pháp đứng về phe các lãnh chúa địa phương để lấp đầy khoảng trống quyền lực để lại sau khi Đế quốc Mogul suy tàn. Trận Plassey diễn ra vào năm 1757, trong đó quân Anh dưới quyền Robert Clive đánh bại Nawab của Bengal và đồng minh Pháp của ông ta, dẫn đến việc Công ty Đông Ấn Anh kiểm soát Bengal và là thế lực quân sự và chính trị lớn tại Ấn Độ.[65] Pháp chỉ còn giữ lại được quyền kiểm soát các lãnh thổ tách rời của họ, cùng với đó là bị hạn chế về quân sự và phải có nghĩa vụ hỗ trợ cho các quốc gia quốc gia chư hầu của Anh, kết thúc hy vọng của Pháp nhằm kiểm soát Ấn Độ.[66] Trong các thập niên sau, Công ty Đông Ấn Anh từng bước tiến hành mở rộng các vùng lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát của họ, tiến hành cai trị trực tiếp hoặc thông qua các lãnh chúa địa phương dưới sự răn đe vũ lực từ Quân đội Ấn Độ thuộc Anh – đại đa số trong đó là các lính sepoy người Ấn.[67]

Cuộc chiến tranh giữa Anh và Pháp tại Ấn Độ chỉ là một mặt trận trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763) có quy mô toàn cầu, liên quan đến Pháp, Anh và các cường quốc châu Âu khác. Sự kiện ký kết Hiệp định Paris (1763) đã đem lại những hệ quả quan trọng cho tương lai của Đế quốc Anh. Tại Bắc Mỹ, tương lai cường quốc thực dân của Pháp tại đây kết thúc hữu hiệu bằng việc công nhận yêu sách của Anh đối với Vùng đất Rupert,[52] và nhượng lại Tân Pháp cho Anh (để lại một cộng đồng Pháp ngữ đáng kể dưới quyền kiểm soát của Anh) và nhượng lại vùng đất Louisiana cho Tây Ban Nha. Tây Ban Nha nhượng lại vùng đất Florida cho Anh. Cùng với chiến thắng trước người Pháp tại Ấn Độ, cuộc Chiến tranh Bảy năm đã giúp nước Anh trở thành cường quốc hàng hải hùng mạnh nhất thế giới.[68]

Cách mạng Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong các thập niên 1760 và 1770, các quan hệ giữa Mười ba thuộc địa và Anh trở nên căng thẳng hơn, chủ yếu do của sự phẫn uất trước các nỗ lực của Quốc hội Anh nhằm quản lý và đánh thuế những người thực dân Mỹ mà không có sự đồng ý của họ.[69] Tình trạng này đương thời được tóm tắt thông qua khẩu hiệu "Không đại biểu, không nộp thuế". Cách mạng Mỹ bắt đầu bằng việc bác bỏ uy quyền của Quốc hội và tiến tới tự quản. Nhằm đối phó, Anh phái binh sĩ đi tái lập quyền cai trị trực tiếp, dẫn đến bùng nổ chiến tranh vào năm 1775. Sang năm 1776, Hợp chúng quốc tuyên bố độc lập. Với việc người Pháp tham gia vào cuộc chiến tranh này trong năm 1778 làm cho cán cân quân sự nghiêng theo chiều hướng có lợi cho người Mỹ và sau một thất bại quyết định tại Yorktown vào năm 1781, Anh bắt đầu thương lượng các điều khoản hòa bình. Nền độc lập của Hoa Kỳ được công nhận trong Hòa ước Paris vào năm 1783.[70]

Hầu tước Cornwallis đầu hàng (1781). Việc đánh mất 13 thuộc địa đã đánh dấu sự kết thúc của đế quốc thứ nhất.

Đương thời, Mười ba thuộc địa châu Mỹ là vùng lãnh thổ hải ngoại đông dân nhất của Anh, sự mất mát này được một số sử gia nhìn nhận là sự chuyển tiếp giữa đế quốc "thứ nhất" và "thứ nhì",[71] với việc nước Anh chuyển sự chú ý của mình từ châu Mỹ sang châu Á, Thái Bình Dương và sau đó là châu Phi. Trong tác phẩm Sự giàu có của các quốc gia được xuất bản năm 1776, Adam Smith lập luận rằng các thuộc địa là dư thừa và quá trình tự do thương mại sẽ thay thế các chính sách trọng thương cũ vốn biểu thị đặc điểm cho giai đoạn đầu của quá trình bành trướng thuộc địa, bắt nguồn từ chủ nghĩa bảo hộ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.[68][72] Tăng trưởng mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Anh sau năm 1783 dường như xác nhận quan điểm của Smith rằng sự kiểm soát về mặt chính trị không phải là điều tất yếu đối với sự thành công về kinh tế.[73][74]

Các sự kiện tại Hoa Kỳ tác động đến chính sách của Anh tại Canada, tại đây có 40.000 đến 100.000[75] người Trung thành chiến bại di cư từ Hoa Kỳ sau khi độc lập.[76] 14.000 người Trung thành đến các thung lũng sông Saint Johnsông Saint Croix, lúc này đang là một phần của Nova Scotia, họ cảm thấy quá xa tỉnh lị tại Halifax, do đó Luân Đôn đã tách New Brunswick thành một thuộc địa riêng biệt vào năm 1784.[77] Đạo luật Hiến pháp 1791 đã lập ra các tỉnh Thượng Canada (chủ yếu nói tiếng Anh) và Hạ Canada (chủ yếu nói tiếng Pháp) để nhằm xoa dịu căng thẳng giữa các cộng đồng người Pháp và người Anh và thi hành các hệ thống chinh phủ tương tự như tại Anh, với mục đích khẳng định quyền lực đế quốc và không cho phép kiểu kiểm soát nhân dân đối với chính phủ vốn được cho là dẫn đến Cách mạng Mỹ.[78]

Căng thẳng giữa Anh và Hoa Kỳ lại leo thang thành chiến tranh trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon, do nước Anh nỗ lực cắt đứt mậu dịch của Hoa Kỳ với Pháp và nhảy lên các tàu của Hoa Kỳ để bắt những người sinh tại Anh nhập ngũ Hải quân Hoàng gia. Hoa Kỳ đã tuyên chiến, dẫn đến Chiến tranh năm 1812 và xâm chiếm lãnh thổ Canada, song biên giới tiền chiến được tái xác nhận qua Hiệp định Ghent 1814, đảm bảo tương lai của Canada sẽ tách biệt với Hoa Kỳ.[79][80]

Sự nổi lên của Đế quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Thám hiểm Thái Bình Dương

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhiệm vụ của James Cook là phải tìm lục địa phương nam giả định Terra Australis

Kể từ năm 1718, việc đày ải đến các thuộc địa ở châu Mỹ là một hình phạt cho nhiều tội phạm hình sự khác nhau tại Anh, với khoảng một nghìn tù nhân được vận chuyển vượt Đại Tây Dương mỗi năm.[81] Sau khi để mất 13 thuộc địa, nước Ạnh buộc phải tìm một địa điểm khác thay thế và đến năm 1783 thì Chính phủ Anh quay sang các vùng đất mới được phát hiện tại Úc.[82] Bờ biển phía tây của Úc đã được người châu Âu phát hiện trong chuyến hành trình của nhà thám hiểm người Hà Lan Willem Jansz vào năm 1606 và sau này được Công ty Đông Ấn Hà Lan đặt tên là Tân Hà Lan,[83] nhưng không có nỗ lực thuộc địa hóa tạiiÚc. Năm 1770, James Cook phát hiện bờ biển phía đông của Úc trong một chuyến hành trình khoa học đến khu vực Nam Thái Bình Dương và tuyên bố rằng lục địa này thuộc về nước Anh, ông ta đặt tên cho khu vực này là New South Wales.[84] Năm 1778, nhà thực vật học trong hành trình của Cook là Joseph Banks đệ trình các bằng chứng cho chính phủ về sự thích hợp của vịnh Botany đối với việc thiết lập khu định cư hình sự và đến năm 1787 thì chuyến tàu đầu tiên chở tù nhân đã khởi hành, nó đến nơi vào năm 1788.[85] Đế quốc Anh tiếp tục vận chuyển tù nhân đến Úc cho đến năm 1840.[86] Nguồn xuất khẩu đem lại lợi nhuận cho các thuộc địa ở Úc đó là lông cừu và vàng,[87] chủ yếu là do các phong trào tìm vàng tại thuộc địa Victoria, khiến thủ phủ Melbourne của thuộc địa này trở thành thành phố giàu nhất thế giới vào thời điểm đó[88] và là thành phố lớn thứ hai, sau Luân Đôn, trong Đế quốc Anh.[89]

Trong chuyến hành trình của mình, James Cook cũng đã đặt chân đến New Zealand, vốn được nhà thám hiểm Hà Lan Abel Tasman phát hiện ra từ năm 1642. James Cook sau đó tuyên bố rằng chủ quyền của các đảo BắcNam thuộc về hoàng gia Anh lần lượt vào năm 1769 và 1770. Ban đầu, mối quan hệ giữa những cư dân Maori bản địa và người châu Âu chỉ giới hạn trong việc giao dịch hàng hoá. Người châu Âu tăng cường định cư trong suốt những thập niên đầu của thế kỷ XIX, với nhiều trạm mậu dịch được thành lập, đặc biệt là tại đảo Bắc. Năm 1839, Công ty New Zealand đã công bố kế hoạch mua những vùng đất rộng lớn và thiết lập các thuộc địa tại New Zealand. Ngày 6 Tháng 2 năm 1840, Thuyền trưởng William Hobson và khoảng 40 tù trưởng MaoriHiệp ước Waitangi.[90] Hiệp ước này được nhiều người cho là văn kiện sáng lập nên New Zealand,[91] nhưng lại có sự diễn giải khác nhau giữa các phiên bản tiếng Maori và tiếng Anh của văn kiện này[92] có nghĩa rằng nó tiếp tục là một văn kiện gây tranh cãi.[93]

Chiến tranh với Napoléon

[sửa | sửa mã nguồn]

Anh lại gặp thách thức trước nước Pháp của Napoléon Bonaparte, cuộc chiến này không giống như các cuộc chiến tranh khác từng xảy ra trước đó khi nó đại diện cho một tranh đua ý thức hệ giữa hai quốc gia.[94] Không chỉ có vị thế của Anh trên thế giới bị đe dọa: Napoléon từng đe dọa xâm chiến bản thân Anh, cũng giống như quân đội của ông từng thực hiện với nhiều quốc gia trên lục địa châu Âu.

Trận Waterloo kết thúc với thất bại của Napoleon.

Các cuộc chiến tranh Napoléon khiến người Anh buộc phải đầu tư một lượng lớn vốn và tài nguyên để giành chiến thắng. Hải quân Hoàng gia Anh phong tỏa các cảng của Pháp và giành được một chiến thắng quyết định trước một hạm đội Pháp-Tây Ban Nha tại Trafalgar vào năm 1805. Các thuộc địa hải ngoại cũng bị tấn công và chiếm đóng, bao gồm cả của Hà Lan do quốc gia này bị Napoléon sáp nhập vào năm 1810. Cuối cùng Pháp bị một liên minh các quân đội châu Âu đánh bại vào năm 1815.[95] Anh một lần nữa lại là bên hưởng lợi từ các hòa ước: Pháp nhượng quần đảo Ionia, Malta (mà họ lần lượt chiếm đóng năm 1797, 1798), Mauritius, Saint LuciaTobago; Tây Ban Nha nhượng Trinidad; Hà Lan nhượng Guyana và Thuộc địa Cape. Anh trả Guadeloupe, Martinique, Guiana thuộc PhápRéunion cho Pháp; JavaSuriname cho Hà Lan, trong khi nắm quyền kiểm soát đối với Tích Lan (1795 – 1815).[96]

Bãi bỏ chế độ nô lệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp khiến hàng hoá được nô lệ sản xuất trở nên ít quan trọng đối với nền kinh tế Anh.[97] Với sự ủng hộ từ phong trào bãi nô Anh, Quốc hội Anh ban hành Đạo luật buôn bán nô lệ vào năm 1807, theo đó bãi bỏ việc buôn bán nô lệ trong đế quốc. Năm 1808, Sierra Leone được chỉ định là một thuộc địa chính thức của Anh cho các nô lệ được giải phóng.[98] Đạo luật Bãi nô được thông qua vào năm 1833, bãi bỏ chế độ nô lệ tại Đế quốc Anh vào ngày 1 tháng 8 năm 1834 (ngoại trừ St. Helena, Tích Lan và các lãnh thổ do Công ty Đông Ấn Anh quản lý, song những ngoại lệ bị bãi bỏ sau đó). Theo Đạo luật này, nô lệ được giải phóng hoàn toàn sau một khoảng thời gian từ 4 đến 6 năm "học nghề".[99] Và đồng thời chủ sở hữu nô lệ sẽ được chính phủ Anh bồi thường.

"Thế kỷ đế quốc" của Anh (1815 – 1914)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ chi tiết Đế quốc Anh năm 1886, những lãnh thổ do Đế quốc Anh cai trị được tô màu trên bản đồ.

Từ năm 1815 đến 1914 là khoảng thời gian mà các sử gia cho là "thế kỷ đế quốc" của Anh,[100][101] họ mở rộng lãnh thổ của mình thêm 10.000.000 dặm vuông Anh (26.000.000 km2) cùng với khoảng 400 triệu người.[102] Chiến thắng trước Napoléon giúp Anh không còn bất kỳ đối thủ quốc tế đáng gờm nào, ngoại trừ với Nga tại Trung Á.[103] Không gặp thách thức trên biển, Anh tiếp nhận vai trò là cảnh sát toàn cầu, về sau còn được gọi là Pax Britannica ("Thái bình Anh quốc"),[104] và chính sách đối ngoại "cô lập quang vinh". Cùng với việc áp đặt kiểm soát chính thức lên các thuộc địa của mình, vị thế chi phối của Anh trong mậu dịch thế giới có nghĩa rằng họ kiểm soát hữu hiệu nền kinh tế của nhiều quốc gia, như ArgentinaXiêm La, là điều được một vài nhà sử học gọi là "đế quốc phi chính thức".[105][106]

Sức mạnh đế quốc của Anh được củng cố bằng tàu hơi nướcđiện báo, các công nghệ mới được phát minh trong nửa cuối của thế kỷ XIX, cho phép họ kiểm soát và phòng thủ đế quốc. Đến năm 1902, Đế quốc Anh được liên kết với nhau bởi một mạng lưới cáp điện báo, được gọi là Toàn Hồng Tuyến.[107]

Công ty Đông Ấn tại châu Á

[sửa | sửa mã nguồn]
Một biếm họa chính trị của Benjamin Disraeli (1804–1881). Câu ghi chú là "New crowns for old ones!" (Tạm dịch: Vương miện mới cho những người cũ)

Công ty Đông Ấn Anh tiến hành mở rộng lãnh thổ của Đế quốc Anh tại châu Á. Quân đội của Công ty ban đầu gia nhập lực lượng với Hải quân Hoàng gia trong Chiến tranh Bảy năm và hai bên tiếp tục hợp tác trên các chiến trường nằm ngoài Ấn Độ: trục xuất quân Napoléon khỏi Ai Cập (1799),[108] chiếm Java từ Hà Lan (1811), thu nhận Singapore (1819) và Malacca (​​1824) và đánh chiếm Miến Điện (1826).[103]

Từ căn cứ tại Ấn Độ, Công ty tiến hành mậu dịch xuất khẩu thuốc phiện ngày càng sinh lợi sang Trung Quốc kể từ thập niên 1730. Hoạt động mậu dịch này trở thành bất hợp pháp kể từ khi nó bị nhà Thanh cấm vào năm 1729, song buôn thuốc phiện giúp đảo nghịch sự mất cân bằng thương mại do Anh nhập khẩu trà vốn khiến một lượng lớn bạc đổ từ Anh sang Trung Quốc.[109] Năm 1839, chính quyền Trung Quốc tại Quảng Châu cho tịch thu hơn 2 vạn hòm thuốc phiện, dẫn đến việc Anh tấn công Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất và đem đến kết quả là người Anh chiếm đảo Hồng Kông - đương thời là một khu dân cư nhỏ.[110]

Victoria của Anh khai mạc triển lãm quốc tế năm 1851 (Đại Triển lãm) tại Luân ĐônCung điện Thủy tinh

Vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, Chế độ quân chủ của nước Anh bắt đầu đảm nhiệm một vai trò lớn ngày càng tăng trong các sự vụ của Công ty. Một loạt đạo luật của Quốc hội được thông qua, gồm có Đạo luật Điều tiết 1773, Đạo luật Ấn Độ Pitt 1784Đạo luật Đặc quyền 1813 mà theo đó quy định các công việc của Công ty và thiết lập chủ quyền của chế độ Quân chủ đối với các lãnh thổ mà Công ty giành được.[111] Cuộc khởi nghĩa của người Ấn Độ vào năm 1857 đã khiến cho sự tồn tại của Công ty đi đến hồi kết, cuộc chiến này bắt đầu bằng một cuộc binh biến của các sepoy.[112] Cuộc khởi nghĩa này kéo dài trong sáu tháng thì kết thúc, với thiệt hại nặng về nhân mạng cho cả hai bên. Năm sau đó, Chính phủ Anh giải thể Công ty và nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với Ấn Độ thông qua Đạo luật Chính phủ Ấn Độ 1858, thiết lập Ấn Độ thuộc Anh, một toàn quyền được bổ nhiệm để quản lý Ấn Độ và Victoria của Anh được tôn làm Nữ hoàng Ấn Độ.[113] Ấn Độ trở thành tài sản có giá trị lớn nhất của Đế quốc, "Minh châu của Quân chủ" và là nguồn lực quan trọng nhất đối với sức mạnh của nước Anh.[114]

Một loạt những vụ mất mùa nghiêm trọng xảy ra vào cuối thế kỷ XIX đã khiến cho nạn đói lan rộng tại tiểu lục địa Ấn Độ, trong đó ước tính có trên 15 triệu người chết. Công ty Đông Ấn Anh không tiến hành bất kỳ chính sách phối hợp nào để đối phó với nạn đói trong thời kỳ họ cai trị. Sau đó, khi nước Anh cai trị trực tiếp Ấn Độ, các ủy ban được thiết lập sau mỗi nạn đói để điều tra nguyên nhân và thi hành các chính sách mới, điều này diễn ra cho đến đầu thập niên 1900.[115]

Kình địch với đế quốc Nga

[sửa | sửa mã nguồn]
Kỵ binh Anh chống quân Nga tại Balaclava vào năm 1854

Trong thế kỷ XIX, Đế quốc Anh và Đế quốc Nga, vốn đang cố gắng mở rộng quyền lực đến khu vực Trung Á, ganh đua với nhau để lấp đầy các khoảng trống quyền lực bắt đầu từ việc Đế quốc Ottoman, vương triều QajarĐại Thanh suy sụp. Tình trạng kình địch tại Âu-Á này được gọi là "Ván cờ Lớn" (Great Game).[116] Như Anh lo ngại, các chiến thắng của Nga trước Ba TưOttoman biểu thị tham vọng đế quốc và khả năng của họ, làm dấy lên lo ngại tại Anh về một cuộc xâm chiếm bằng đường bộ vào Ấn Độ.[117] Năm 1839, để nhằm giành thế chủ động trước nguy cơ này nước Anh đã xâm chiếm Afghanistan, tuy nhiên cuộc Chiến tranh Afghanistan-Anh thứ nhất lại là một thảm họa đối với nước Anh.[96] Đây là một trong những thất bại thảm hại nhất trong thời đại Victoria, khi mà quân Anh bị bộ tộc Pashtun, vốn được trang bị bằng vũ khí do Nga cung cấp, tiêu diệt gần như toàn bộ trên đường rút khỏi Kabul.[118] Chiến tranh Afghanistan-Anh thứ hai vào năm 1880 dẫn đến thất bại thảm hại của người Anh tại Maiwand, cũng như thành Kabul bị người Afghan bao vây và người Anh bị buộc phải rút về Ấn Độ. Thất bại trong Chiến tranh Afghanistan-Anh thứ ba vào năm 1919 buộc người Anh phải rời bỏ Afghanistan vĩnh viễn.

Sau khi người Nga xâm chiếm khu vực Balkan của đế chế Ottoman vào năm 1853, lo ngại về ưu thế của Nga tại Địa Trung HảiTrung Đông đã khiến Anh và Pháp xâm chiếm bán đảo Krym để tiêu diệt năng lực hải quân của Nga.[96] Cuộc Chiến tranh Krym (1854–56) diễn ra sau đó đã áp dụng các kỹ thuật mới của chiến tranh hiện đại,[119] và cũng là cuộc chiến tranh toàn cầu duy nhất giữa Anh và thế lực đế quốc khác trong thời kỳ Pax Britannica, kết quả của cuộc chiến này là một thất bại nặng nề đối với Nga.[96] Tình hình tại Trung Á vẫn chưa thể được giải quyết một cách ổn thỏa trong hai thập niên tiếp theo, sau khi Anh sáp nhập Baluchistan vào năm 1876 và Nga sáp nhập Kirghizia, KazakhstanTurkmenistan.

Vào năm 1878, Đế quốc Ottoman đã chuyên giao đảo Síp cho Anh và đổi lại họ sẽ nhận được viện trợ nếu bị người Nga tấn công. Trong cùng năm, Nga và Anh đạt được một hiệp định về phạm vi ảnh hưởng của họ trong khu vực và trên toàn bộ các vấn đề còn tồn tại vào năm 1907 khi ký kết Hiệp ước thân thiện Nga-Anh.[120] Cố gằng cuối cùng để mở rộng ảnh hưởng của mình ở Trung Á đã được người Anh thực hiện trong cuộc Viễn chinh Tây Tạng bất thành năm 1903-04. Sự kiện Hải quân Nga bị người Nhật hủy diệt trong Hải chiến cảng Lữ Thuận trong khuôn khổ Chiến tranh Nga-Nhật 1904–05 cũng hạn chế mối đe dọa của Nga đối với Anh.[121] Cape đến Cairo

The Rhodes ColossusCecil Rhodes giang từ "Cape đến Cairo"

Công ty Đông Ấn Hà Lan thành lập Thuộc địa Cape tại mũi phía nam của châu Phi vào năm 1652 để làm một trạm cho các tàu của họ đi và rời các thuộc địa tại Đông Ấn. Nước Anh chính thức sở hữu khu thuộc địa và những cư dân Afrikaner (hay Boer) chiếm đa số ở thuộc địa này vào năm 1806, từ trước đó nước Anh đã chiếm đóng nơi này vào năm 1795 để ngăn chặn nó rơi vào tay người Pháp sau khi Pháp xâm chiếm Hà Lan.[122] Những di dân từ nước Anh bắt đầu tăng lên từ sau năm 1820, họ đã đẩy hàng nghìn người Boer vốn phẫn uất trước sự cai trị của Anh về phía bắc, người Boer sau đó thành lập các nước cộng hòa độc lập của họ song hầu hết đều đoản mệnh, tình trạng này được gọi là Đại Di cư (Great Trek) và diễn ra vào cuối thập niên 1830 và đầu thập niên 1840.[123] Trong quá trình di dân, những người Boer đã đụng độ nhiều lần với người Anh, người Anh thì có chương trình riêng của mình nhằm khuếch trương thuộc địa tại Nam Phi và với vài chính thể châu Phi, bao gồm của người SothoZulu. Cuối cùng thì người Boer cũng đã thành lập hai nước cộng hòa tồn tại lâu dài là: Cộng hòa Nam Phi hay Cộng hòa Transvaal (1852 – 1877; 1881 – 1902) và Quốc gia Tự do Oranje (1854 – 1902).[124] Năm 1902, đế quốc Anh đã chiếm đóng hai nước cộng hòa này và ký kết một hiệp định với hai nước cộng hòa Boer sau Chiến tranh Boer thứ hai (1899 – 1902).[125]

Năm 1869, kênh đào Suez được khánh thành dưới quyền Napoléon III, liên kết Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương. Ban đầu, Anh phản đối Kênh đào;[126] song khi nó được khánh thành, giá trị chiến lược của nó nhanh chóng được công nhận và trở thành "tĩnh mạch cổ của Đế quốc".[127] Năm 1875, chính phủ Bảo thủ của Benjamin Disraeli mua từ quân chủ Ai Cập đang mắc nợ là Isma'il Pasha 44% cổ phần của Kênh đào Suez với giá £4 triệu. Mặc dù điều này không trao cho Anh quyền kiểm soát lập tức thủy đạo chiến lược, song tạo cho Anh đòn bẩy. Kiểm soát tài chính chung Anh-Pháp đối với Ai Cập kết thúc khi Anh chiếm đóng hoàn toàn Ai Cập vào năm 1882.[128] Pháp vẫn là đại cổ đông và nỗ lực làm suy yếu vị thế của Anh,[129] song nhờ có một thỏa hiệp đạt được theo Hiệp định Constantinopolis 1888, mà vì thế Kênh đào đã trở thành một lãnh thổ trung lập chính thức.[130]

Với sự cạnh tranh của Pháp, BỉBồ Đào Nha ở hạ lưu khu vực sông Congo đã phá hoại sự thuộc địa hóa một cách có trật tự ở vùng châu Phi nhiệt đới, Hội nghị Berlin 1884–85 đã được tổ chức nhằm điều chỉnh sự cạnh tranh giữa các thế lực châu Âu trong cái được gọi là "Tranh giành châu Phi" theo định nghĩa "chiếm đóng hữu hiệu" với tư cách là tiêu chuẩn về công nhận quốc tế cho các yêu sách lãnh thổ.[131] Sự tranh giành này tiếp tục trong thập niên 1890 và khiến cho Anh tái cân nhắc lại quyết định triệt thoái khỏi Sudan vào năm 1885. Một lực lượng liên quân gồm quân Anh và Ai Cập đã đánh bại quân Mahdi vào năm 1896 và đẩy lui một cuộc xâm chiếm của Pháp tại Fashoda vào năm 1898. Sudan trên danh nghĩa nằm dưới chế độ đồng trị Anh-Ai Cập, song trên thực tế nó là một thuộc địa của Anh.[132]

Những thâu tóm của Anh tại miền nam và miền đông châu Phi đã thúc đẩy Cecil Rhodes, nhà tiên phong của quá trình bành trướng của Anh tại châu Phi, đề xuất xây dựng một tuyến đường sắt từ "Cape đến Cairo" liên kết Kênh đào Suez có tầm quan trọng về mặt chiến lược với miền Nam giàu khoáng sản.[133] Trong thập niên 1880 và 1890, Rhodes cùng với Công ty Nam Phi thuộc Anh do ông sở hữu chiếm đóng và sáp nhập các lãnh thổ mà sau đó được đặt là Rhodesia theo họ của ông.[134]

Cải biến địa vị của các thuộc địa da trắng

[sửa | sửa mã nguồn]
Ngành kinh tế chủ yếu của Canada xét theo số lao động và giá trị sản phẩm là kinh doanh gỗ. Ontario khoảng năm 1900.

Con đường dẫn đến độc lập đối với các thuộc địa da trắng của Đế quốc Anh bắt đầu với Báo cáo Durham năm 1839, trong đó đề xuất rằng chính phủ nên trao quyền thống nhất và tự quản cho ThượngHạ Canada, như một giải pháp cho các bạo động vũ trang tại đây vào năm 1837.[135] Điều này bắt đầu bằng việc thông qua Đạo luật Liên minh năm 1840, theo đó thiết lập Tỉnh Canada. Hệ thống chính phủ không chuyên quyền đầu tiên được công nhận tại Nova Scotia vào năm 1848 và nhanh chóng được mở rộng cho các thuộc địa khác của Anh tại Bắc Mỹ. Sau khi Quốc hội Anh thông qua Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh năm 1867, Canada, New Brunswick và Nova Scotia đã hợp nhất thành Quốc gia tự trị Canada, một liên bang được hưởng quyền tự trị hoàn toàn với ngoại lệ là các quan hệ quốc tế.[136] Úc và New Zealand giành được mức độ tự trị tương tự sau năm 1900, khi các thuộc địa Úc liên bang hóa vào năm 1901.[137] Thuật ngữ "tình trạng quốc gia tự trị" chính thức được giới thiệu tại Hội nghị Thuộc địa năm 1907.[138]

Những thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX chứng kiến các chiến dịch chính trị mang tính phối hợp đòi quyền tự quản cho Ireland. Ireland đã được hợp nhất với nước Anh theo Đạo luật Liên minh năm 1800 sau cuộc khởi nghĩa Ireland năm 1798 và nó đã phải trải qua một nạn đói khắc nghiệt từ năm 1845 đến năm 1852. Quyền tự trị dành cho Ireland đã được Thủ tướng Anh William Gladstone ủng hộ, ông ta hy vọng rằng Ireland có thể tiếp bước Canada để trở thành một quốc gia tự trị trong đế quốc, song Dự luật Tự trị năm 1886 của ông ta đã gặp phải thất bại tại Quốc hội. Mặc dù nếu dự luật này được thông qua Ireland chỉ nhận được mức độ tự trị thấp hơn nhiều so với các tỉnh của Canada trong liên bang của họ,[139] song nhiều nghị viên lo ngại rằng một khi đất nước Ireland có được một sự độc lập tương đối, điều này sẽ tạo ra một mối đe dọa về mặt an ninh cho nước Anh hoặc đánh dấu bước khởi đầu cho sự tan rã của Đế quốc.[140] Một dự luật tự trị thứ nhì cũng thất bại vì các nguyên nhân tương tự.[140] Một dự luật thứ ba được Quốc hội thông qua vào năm 1914, song không được thi hành do Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng phát, dẫn đến cuộc khởi nghĩa Phục Sinh vào năm 1916.[141]

Thời kỳ 1914 – 1945

[sửa | sửa mã nguồn]

Bước sang thế kỷ XX, lo ngại bắt đầu tăng lên tại Anh rằng họ sẽ không còn có thể phòng thủ mẫu quốc và sự toàn vẹn của Đế quốc trong khi đương thời duy trì chính sách "cô lập vinh quang".[142] Đức nhanh chóng phát triển thành một cường quốc quân sự và công nghiệp và lúc này được nhận định là đối thủ khả dĩ nhất trong bất kỳ cuộc chiến tranh tương lai nào. Nhận thấy rằng bản thân mình đang phải phân tán lực lượng trên khắp toàn bộ khu vực Thái Bình Dương[143] và bị đe dọa tại mẫu quốc trước Hải quân Đế quốc Đức, nước Anh đã thiết lập một liên minh với Nhật Bản vào năm 1902 và với các cựu địch thủ là PhápNga lần lượt vào năm 1904 và 1907.[144]

Chiến tranh thế giới thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Các binh sĩ của Sư đoàn số 5 Úc chờ tấn công trong trận Fromelles, 19 tháng 7 năm 1916

Nỗi lo sợ của người Anh về một cuộc chiến tranh với Đức đã trở thành hiện thực vào năm 1914 khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Nước Anh nhanh chóng xâm chiếm và chiếm đóng hầu hết thuộc địa hải ngoại của Đức tại châu Phi. Tại Thái Bình Dương, Úc và New Zealand cũng đã lần lượt chiếm đóng Tân Guinea thuộc ĐứcSamoa. Các kế hoạch phân chia sau hậu chiến đối với Đế quốc Ottoman cùng phe với Đức đã được Anh và Pháp bí mật soạn thảo theo Hiệp định Sykes–Picot vào năm 1916. Hiệp định này không được tiết lộ cho Sharif của Mecca, là người được Anh khuyến khích tiến hành một cuộc khởi nghĩa Ả Rập chống lại đế quốc Ottoman, để nhằm tạo ấn tượng rằng nước Anh ủng hộ thiết lập một quốc gia Ả Rập độc lập.[145]

Một áp phích kêu gọi nam nhi từ mọi khu vực thuộc Đế quốc Anh để gia nhập quân đội Anh.

Anh tuyên chiến với Đức và các đồng minh của họ, điều này cũng liên lụy đến các thuộc địa và quốc gia tự trị của Anh vốn là những nguồn cung cấp quân sự, tài chính và tài nguyên vô giá. Trên 2,5 triệu binh sĩ phục vụ trong các quân đội của các quốc gia tự trị, cũng như có hành nghìn quân tình nguyện từ các thuộc địa hoàng gia.[146] Đóng góp của các binh sĩ Úc và New Zealand trong Chiến dịch Gallipoli chống lại Đế quốc Ottoman vào năm 1915 đã tạo nên một tác động rất lớn đến hệ ý thức quốc gia tại quê hương của họ và đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình chuyển biến Úc và New Zealand từ các thuộc địa thành các quốc gia độc lập. Người Canada cũng nhìn nhận trận Vimy Ridge với một quan niệm tương tự.[147] Đóng góp quan trọng của các quốc gia tự trị vào nỗ lực chiến tranh được Thủ tướng Anh David Lloyd George công nhận vào năm 1917 khi ông mời thủ tướng của các quốc gia tự trị tham gia một Nội các Chiến tranh Đế quốc để phối hợp chính sách đế quốc.[148]

Theo các điều khoản của Hòa ước Versailles kết thúc Thế Chiến vào năm 1919, đế quốc Anh đạt đến đỉnh cao của nó khi có thêm 1.800.000 dặm vuông Anh (4.700.000 km2) và 13 triệu thần dân mới.[149] Các thuộc địa của Đức và Ottoman được phân cho các cường quốc Đồng Minh với vị thế do Hội Quốc Liên ủy thác. Anh giành được quyền kiểm soát Palestine, Transjordan, Iraq, nhiều vùng đất của CameroonTogoTanganyika. Bản thân các quốc gia tự trị cũng giành được các lãnh thổ ủy thác riêng: Liên bang Nam Phi giành được Tây-Nam Phi (nay là Namibia), Úc giành được Tân Guinea thuộc Đức và New Zealand giành được Tây Samoa. Nauru là một lãnh thổ ủy thác chung của Anh và hai quốc gia tự trị Thái Bình Dương.[150]

Thời kỳ giữa hai Thế Chiến

[sửa | sửa mã nguồn]
Cương vực thời đỉnh cao của Đế quốc Anh năm 1921.

Trật tự thế giới đang thay đổi vốn bắt nguồn từ đại chiến, đặc biệt là sự lớn mạnh của Hoa Kỳ và Nhật Bản trở thành các cường quốc hải quân và trỗi dậy của các phong trào độc lập tại Ấn Độ và Ireland, dẫn đến một sự tái xem xét quan trọng liên quan đến chính sách đế quốc của Anh.[151] Buộc phải lựa chọn giữa liên kết với Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản, Anh quyết định không gia hạn liên minh với Nhật mà thay vào đó ký kết Hiệp định Hải quân Washington vào năm 1922, theo đó Anh chấp thuận sự đồng đẳng về hải quân với Hoa Kỳ.[152] Quyết định này là nguồn gốc của nhiều tranh luận tại Anh trong thập niên 1930[153] khi các chính phủ quân phiệt nắm được quyền lực tại Nhật Bản và Đức một phần nhờ vào Đại khủng hoảng, do họ lo ngại rằng Đế quốc không thể tồn tại qua một cuộc tấn công đồng thời từ hai quốc gia.[154] Vấn đề an ninh của đế quốc là một mối quan tâm nghiêm trọng tại Anh, bởi vì nó là vấn đề mang tính sống còn với nền kinh tế của nước Anh.[155]

Năm 1919, thất vọng bắt nguồn từ việc trì hoãn quyền tự trị của Ireland khiến các thành viên của Sinn Féin- một đảng ủng hộ độc lập và chiếm đa số ghế của Ireland trong Quốc hội Anh trong tổng tuyển cử năm 1918- thành lập một Nghị viện Ireland tại Dublin, và tại đây nền độc lập của Ireland đã được tuyên bố. Quân đội Cộng hòa Ireland đồng thời bắt đầu một chiến tranh du kích chống chính quyền Anh.[156] Chiến tranh Anh-Ireland kết thúc vào năm 1921 trong bế tắc và hai bên ký kết Hiệp định Anh-Ireland thiết lập Quốc gia Tự do Ireland, một quốc gia tự trị nằm trong Đế quốc Anh, với nền độc lập tự chủ thật sự song vẫn có liên kết về hiến pháp với Quân chủ Anh.[157] Bắc Ireland, gồm 6/32 quận của Ireland lập tức thi hành quyền lựa chọn theo hiệp định là duy trì tình trạng hiện hành trong Vương quốc Liên hiệp.[158]

George V cùng thủ tướng của Anh và các quốc gia tự trị trong Hội nghị Đế quốc năm 1926

Một cuộc đấu tranh tương tự đã bắt đầu tại Ấn Độ sau khi Đạo luật Chính phủ Ấn Độ năm 1919 thất bại trong việc xoa dịu phong trào đòi độc lập.[159] Lo ngại về các âm mưu cộng sản và ngoại quốc sẽ sảy ra sau Âm mưu Ghadar đã khiến cho thiết quân luật được khôi phục theo các Đạo luật Rowlatt. Điều này dẫn đến căng thẳng,[160] đặc biệt là tại khu vực Punjab, tại đây các biện pháp đàn áp đã lên đến cực độ trong cuộc Thảm sát Amritsar. Dư luận tại Anh bị chia rẽ về tính đạo đức của sự kiện, giữa những người cho rằng nó cứu Ấn Độ khỏi tình trạng hỗn loạn và những người cho rằng nó ghê tởm.[160] Phong trào bất hợp tác tiếp đó được ngưng lại vào tháng 3 năm 1922 sau sự kiện Chauri Chaura và bất mãn tiếp tục âm ỉ trong 25 năm tiếp theo.[161]

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng phát, Ai Cập được tuyên bố là một quốc gia bảo hộ của Anh, nhưng đến năm 1922 thì nước này đã được trao trả độc lập một cách chính thức, song tiếp tục là một quốc gia chư hầu của Anh cho đến năm 1954. Các binh sĩ Anh duy trì đồn trú tại Ai Cập cho đến khi ký kết Hiệp định Anh – Ai Cập vào năm 1936,[162] theo đó nhất trí rằng binh sĩ Anh sẽ triệt thoái song tiếp tục chiếm lĩnh và phòng thủ khu vực Kênh đào Suez. Đổi lại, Ai Cập được giúp đỡ để gia nhập Hội Quốc Liên.[163] Iraq là một lãnh thổ ủy trị của Anh từ năm 1920 và cũng giành được tư cách thành viên của Hội Quốc Liên nhân danh bản thân sau khi giành độc lập từ Anh vào năm 1932.[164] Tại Palestine, Anh đề xuất vấn đề hòa giải giữa các cộng đồng Ả Rập và Do Thái. Tuyên ngôn Balfour năm 1917 được hợp nhất vào các điều khoản ủy thác, cho rằng một tổ quốc cho người Do Thái sẽ được thiết lập tại Palestine và những người Do Thái nhập cư được chấp thuận đến một hạn định do thế lực ủy thác quy định.[165] Điều này dẫn đến xung đột ngày càng gia tăng với cư dân Ả Rập, họ khởi nghĩa công khai vào năm 1936. Do mối họa chiến tranh với Đức gia tăng trong thập niên 1930, Anh xét thấy sự ủng hộ của cư dân Ả Rập tại Trung Đông quan trọng hơn thiết lập một quê hương cho người Do Thái và chuyển sang một lập trường thân Ả Rập, hạn chế người Do Thái nhập cư và dẫn đến kích hoạt một cuộc nổi loạn của người Do Thái.[145]

Các quốc gia tự trị có quyền được thiết lập chính sách đối ngoại riêng của mình, độc lập với Anh, điều này được công nhận tại hội nghị Đế quốc 1923.[166] Yêu cầu của Anh về trợ giúp quân sự từ các quốc gia tự trị tại thời điểm bùng phát cuộc Khủng hoảng Chanak vào năm trước đó đã bị Canada và Nam Phi bác bỏ và Canada từ chối bị rằng buộc theo Hiệp ước Lausanne 1923.[167][168] Sau những áp lực từ Ireland và Nam Phi, Hội nghị Đế quốc năm 1926 đã ban bố Tuyên ngôn Balfour, tuyên bố các quốc gia tự trị là "các cộng đồng tự trị trong Đế quốc Anh, bình đẳng về vị thế, không có bên nào phải lệ thuộc vào bên nào" trong một "Thịnh vượng chung của các Quốc gia Anh".[169] Tuyên bố này được công nhận tính pháp lý theo Quy chế Westminster năm 1931.[138] Các quốc hội của Canada, Úc, New Zealand, Liên bang Nam Phi, Quốc gia Tự do Ireland và Newfoundland lúc này đã không còn lệ thuộc vào sự kiểm soát về mặt lập pháp của Anh, họ có thể hủy bỏ các điều luật Anh và Anh không còn có thể thông qua các điều luật cho họ mà không được họ tán thành.[170] Newfoundland quay lại tình trạng thuộc địa vào năm 1933 do các khó khăn tài chính trong Đại khủng hoảng.[171] Ireland tách xa Anh hơn nữa khi đưa ra một hiến pháp mới vào năm 1937, theo đó Ireland thực tế trở thành một quốc gia cộng hòa.[172]

Chiến tranh thế giới thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Tập đoàn quân thứ 8 gồm các đơn vị đến từ nhiều quốc gia khác nhau trong Đế quốc Anh và Thịnh vượng chung; họ chiến đấu trong các chiến dịch Bắc PhiÝ.

Anh tuyên chiến với Đức vào tháng 9 năm 1939, điều này bao gồm cả các thuộc địa vương thất và Ấn Độ song điều này lại không liên quan đến các quốc gia tự trị. Úc, Canada, New Zealand, Newfoundland và Nam Phi đều nhanh chóng tuyên chiến với Đức, song Quốc gia Tự do Ireland lựa chọn duy trì trung lập pháp lý trong suốt chiến tranh.[173]

Sau khi Đức chiếm đóng Pháp vào năm 1940, Anh và đế quốc của mình cô độc chống lại Đức cho đến khi Liên Xô tham chiến vào năm 1941. Thủ tướng Anh Winston Churchill vận động thành công Tổng thống Franklin D. Roosevelt để Hoa Kỳ viện trợ quân sự, tuy nhiên Roosevelt vẫn chưa sẵn sàng yêu cầu Quốc hội đồng ý cho nước Mỹ tham gia vào cuộc chiến tranh này.[174] Trong tháng 8 năm 1941, Churchill và Roosevelt đã họp và ký kết Hiến chương Đại Tây Dương, trong đó gồm có tuyên bố "quyền của toàn bộ các dân tộc được lựa chọn hình thức chính phủ mà họ cư trú" cần được tôn trọng. Diễn tả này không rõ ràng về việc nó ám chỉ các quốc gia châu Âu bị Đức xâm chiếm, hay các dân tộc bị các quốc gia châu Âu thuộc địa hóa và sau này được giải thích khác nhau từ người Anh, người Mỹ và các phong trào dân tộc.[175][176]

Trong tháng 12 năm 1941, Nhật Bản phát động tấn công Malaya thuộc Anh, căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu CảngHồng Kông. Phản ứng của Churchill trước việc Hoa Kỳ tham chiến là Anh lúc này cầm chắc chiến thắng và tương lai của đế quốc là an toàn,[177] tuy nhiên cách thức mà người Anh nhanh chóng đầu hàng Nhật Bản đã hủy hoại hoàn toàn địa vị và uy tín của đế quốc Anh.[178][179] Thất bại gây ra ảnh hưởng nặng nề nhất đối với uy tín của đế quốc Anh đó là việc để cho Singapore thất thủ, hòn đảo này trước đó được ca ngợi là một pháo đài bất khả xâm phạm và là một Gibraltar ở phương Đông.[180] Nhận thức rằng Anh không thể bảo vệ toàn bộ đế quốc, Úc và New Zealand thiết lập các quan hệ mật thiết hơn với Hoa Kỳ sau khi xuất hiện các mối đe dọa từ lực lượng Nhật Bản. Kết quả là Hiệp ước ANZUS 1951 giữa Úc, New Zealand và Hoa Kỳ.[175]

Phi thuộc địa hóa và suy tàn (1945 – 1997)

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù Anh và đế quốc là bên chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, song cuộc chiến tranh này đã có tác động sâu sắc đến cả trong nước và hải ngoại. Phần lớn châu Âu—một lục địa chi phối thế giới trong vài thế kỷ—đã bị đổ nát và là nơi đóng quân của quân đội Hoa Kỳ và Liên Xô, hai quốc gia này giờ đây nắm giữ cân bằng quyền lực toàn cầu.[181] Sau chiến tranh, nước Anh về cơ bản là đã phá sản, tình trạng không trả được nợ chỉ được ngăn chặn vào năm 1946 sau khi dàn xếp được một khoản vay 4,33 tỷ USD từ Hoa Kỳ,[182] phần thanh toán cuối cùng của nó được hoàn trả vào năm 2006.[183]

Đương thời, các phong trào chống thực dân nổi lên trong các thuộc địa của các quốc gia châu Âu. Tình thế càng thêm phức tạp do cuộc Chiến tranh Lạnh gây ra sự kình địch ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Về mặt nguyên tắc thì cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều phản đối chủ nghĩa thực dân châu Âu Phát biểu "gió đổi chiều" với ý nghĩa chủ yếu đó là những ngày tháng của Đế quốc Anh sẽ không còn bao lâu nữa và trên tất cả, Anh chấp thuận một chính sách giải thoát hòa bình với các thuộc địa của mình miễn là chúng có các chính phủ ổn định, phi cộng sản để chuyển giao quyền lực. Điều này tương phản với các cường quốc châu Âu khác như Pháp và Bồ Đào Nha,[184] là những quốc gia tiến hành các cuộc chiến tranh tốn kém và cuối cùng không thành công để giữ đế quốc của họ được nguyên vẹn. Từ năm 1945 đến năm 1965, số lượng người nằm dưới sự cai trị của nước Anh và nằm ngoài Vương quốc Anh giảm từ 700 triệu xuống còn năm triệu, ba triệu trong số đó là tại Hồng Kông.[185]

Giải thoát ban đầu

[sửa | sửa mã nguồn]
Khoảng 14.5 triệu người mất nhà mất cửa là hậu quả của Sự chia cắt Ấn Độ năm 1947.

Chính phủ Công đảng ủng hộ phi thuộc địa hóa đắc cử trong tổng tuyển cử năm 1945 và nằm dưới quyền Clement Attlee, họ hành động nhanh chóng nhằm giải quyết vấn đề cấp thiết nhất mà đế quốc đối diện: Ấn Độ độc lập.[186] Hai chính đảng chủ yếu của Ấn Độ là Đảng Quốc Đại Ấn ĐộLiên minh người Hồi giáo tiến hành vận động về độc lập trong nhiều thập niên, song bất đồng về cách thức thực hiện. Đảng Quốc Đại tán thành một quốc gia Ấn Độ thế tục thống nhất, trong khi Liên minh người Hồi giáo thì lo ngại ưu thế từ người Ấn Độ giáo chiếm đa số, họ yêu cầu một quốc gia Hồi giáo riêng biệt cho các khu vực mà người Hồi giáo chiếm đa số. Bất ổn dân sự ngày càng gia tăng và một cuộc binh biến của Hải quân Hoàng gia Ấn Độ nổ ra vào năm 1946 khiến Clement Attlee cam kết rằng họ sẽ có được nền độc lập trước ngày 30 tháng 6 năm 1948. Khi mà tình hình trở nên khẩn cấp và nguy cơ về một cuộc nội chiến trở nên hiện hữu, Phó vương mới được bổ nhiệm (và cuối cùng) là Louis Mountbatten vội vàng đẩy nhanh tiến trình lên ngày 15 tháng 8 năm 1947.[187] Biên giới do người Anh vẽ về đại thể phân chia Ấn Độ thành các khu vực của người Ấn Độ giáo và người Hồi giáo, khiến cho hàng chục triệu người trở thành nhóm thiểu số tại các quốc gia mới là Ấn Độ và Pakistan.[188] Hàng triệu người Hồi giáo sau đó đi từ Ấn Độ sang Pakistan và người Ấn Độ giáo đi theo chiều ngược lại và xung đột giữa hai cộng đồng làm thiệt mạng hàng trăm nghìn người. Miến Điện, vốn được cai trị như là một phần của Ấn Độ thuộc Anh, và Sri Lanka giành được độc lập vào năm 1948. Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka trở thành các thành viên của Thịnh vượng chung, trong khi Miến Điện lựa chọn không tham gia.[189]

Tại khu vực lãnh thổ ủy thác Palestine của Anh nơi có đa số người Ả Rập cư trú cạnh một nhóm thiểu số người Do Thái, người Anh cũng phải đối diện với một vấn đề tương tự như tại Ấn Độ.[190] Vấn đề phức tạp ở đây đo là do một lượng lớn người tị nạn Do Thái tìm cách để đến được Palestine sau nạn diệt chủng, trong khi người Ả Rập phản đối thành lập một quốc gia Do Thái. Nản lòng trước khó khăn của vấn đề, các cuộc tấn công từ các tổ chức bán quân sự Do Thái và gia tăng chi phí duy trì hiện diện quân sự, đến năm 1947 Anh tuyên bố rằng họ sẽ triệt thoái vào năm 1948 và để lại vấn đề cho Liên Hợp Quốc giải quyết.[191] Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sau đó bỏ phiếu cho một kế hoạch phân chia Palestine thành một quốc gia Do Thái và một quốc gia Ả Rập.

Sau thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh thế khởi thứ hai, các phong trào kháng Nhật tại Malaya chuyển chú ý của họ về phía Anh, còn Anh hành động nhanh chóng để tái kiểm soát thuộc địa này, vốn coi trọng nó như là một nguồn cung cấp cao su và thiếc.[192] Thực tế rằng các chiến sĩ du kích chủ yếu là người cộng sản gốc Hoa, điều này khiến cho nỗ lực của Anh nhằm dập tắt cuộc nổi dậy nhận được sự ủng hộ từ những người Mã Lai theo Hồi giáo vốn chiếm đa số, với điều kiện là một khi cuộc nổi dậy bị dập tắt thì họ sẽ được công nhận nền độc lập.[192] Tình trạng khẩn cấp Malaya bắt đầu vào năm 1948 và kéo dài cho đến năm 1960, song đến năm 1957 thì Anh cảm thấy đủ tin tưởng để cấp độc lập cho Liên bang Malaya trong khối Thịnh vượng chung. Năm 1963, 11 bang của liên bang cùng với Singapore, Sarawak và Bắc Borneo hợp nhất thành Malaysia, tuy nhiên đến năm 1965 thì Singapore vốn có đa số cư dân là người Hoa bị trục xuất khỏi liên minh sau các xung đột giữa cư dân Mã Lai và Hoa.[193] Brunei là một lãnh thổ bảo hộ của Anh từ năm 1888, từ chối gia nhập liên minh[194] và duy trì tình trạng này cho đến khi độc lập vào năm 1984.

Khủng hoảng Suez

[sửa | sửa mã nguồn]
Thủ tướng Anh Anthony Eden quyết định xâm chiếm Ai Cập trong Khủng hoảng Suez, điều này kết thúc sự nghiệp chính trị của ông và biểu lộ điểm yếu của Anh với vị thế một thế lực đế quốc.

Năm 1951, Đảng Bảo thủ quay lại nắm quyền tại Anh, dưới sự lãnh đạo của Winston Churchill. Churchill và những người Bảo thủ cho rằng vị thế cường quốc thế giới của Anh dựa trên việc đế quốc tiếp tục tồn tại, cùng với căn cứ tại Kênh đào Suez cho phép Anh duy trì vị thế ưu việt của mình tại Trung Đông bất chấp việc để mất Ấn Độ. Tuy nhiên, Churchill không thể lờ đi việc chính phủ cách mạng mới của Gamal Abdul Nasser tại Ai Cập vừa giành được chính quyền từ năm 1952 và năm sau đó Anh đã phải chấp thuận rằng binh sĩ Anh sẽ triệt thoái khỏi khu vực Kênh đào Suez và rằng Sudan sẽ được trao quyền tự quyết vào năm 1955, cùng với nền độc lập tiếp theo đó.[195] Sudan đã được trao trả độc lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1956.

Trong tháng 7 năm 1956, Nasser đơn phương quốc hữu hóa Kênh đào Suez. Vị Thủ tướng Anh đương thời là Anthony Eden đã đáp trả bằng cách thông đồng với Pháp để sắp đặt một cuộc tấn công của Israel vào Ai Cập, điều này sẽ tạo cho Anh và Pháp một cái cớ để can thiệp quân sự và tái chiếm kênh đào.[196] Eden chọc giận Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower do nhân vật này không được thương nghị và vì thế Eisenhower từ chối ủng hộ cuộc xâm lược.[197] Một lo ngại khác của Eisenhower đó là khả năng về một cuộc chiến tranh quy mô lớn với Liên Xô sau khi quốc gia này đe dọa can thiệp bằng cách đứng về phía Ai Cập. Eisenhower áp dụng đòn bẩy tài chính bằng cách đe dọa bán nguồn dự trữ bằng đồng bảng Anh của Hoa Kỳ và do đó gây ra sự phá giá đối với đồng Bảng của nước Anh.[198] Mặc dù đạo quân xâm lược đã đạt được thành công về quân sự đối với mục tiêu của mình,[199] song can thiệp của Liên Hợp Quốc và áp lực của Hoa Kỳ đã buộc Anh phải triệt thoái lực lượng của mình một cách nhục nhã và Eden đã phải từ chức

Hệ quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc Khủng hoảng Suez đã thực sự phơi bày một cách công khai các hạn chế của nước Anh trên thế giới và đã chứng thực cho sự suy tàn của đế quốc Anh trên vũ đài thế giới, không những thế nó còn cho thấy rõ rằng từ nay về sau họ không còn có thể hành động mà không có ít nhất là sự đồng ý, nếu không phải là sự ủng hộ hoàn toàn, của Hoa Kỳ.[200][201][202] Các sự kiện tại Suez đã làm tổn thương đến sự kiêu hãnh quốc gia của Anh, khiến một nghị viên miêu tả nó như "Waterloo của Anh"[203] và những người khác thì cho rằng quốc gia đã trở thành một "vệ tinh" của Hoa Kỳ".[204] Margaret Thatcher sau đó đã miêu tả lối suy nghĩ mà bà tin rằng đã xảy đến cho các nhà lãnh đạo chính trị Anh như là "Hội chứng Suez", mà khiến cho họ "đi từ tin rằng nước Anh có thể làm bất cứ điều gì tới một niềm tin gần như thần kinh rằng nước Anh không thể làm được gì cả",[205] từ đó Anh không phục hồi cho đến khi tái chiếm thành công quần đảo Falkland từ Argentina vào năm 1982.[206]

Khủng hoảng Suez khiến quyền lực của Anh tại Trung Đông bị suy yếu, song nó không sụp đổ.[207] Anh lại triển khai quân đội đến khu vực này, tiến hành can thiệp tại Oman (1957), Jordan (1958) và Kuwait (1961), song các trường hợp này có sự tán thành của Hoa Kỳ,[208] do chính sách đối ngoại của tân thủ tướng Harold Macmillan là duy trì liên kết vững chắc với Hoa Kỳ.[203] Anh duy trì sự hiện diện quân sự tại Trung Đông trong nhiều thập niên sau. Vào ngày 16 tháng 1 năm 1968, một vài tuần sau sự kiện phá giá đồng Bảng, Thủ tướng Anh Harold WilsonBộ trưởng Quốc phòng Denis Healey tuyên bố rằng binh sĩ Anh sẽ triệt thoái khỏi các căn cứ quân sự trọng yếu tại phía đông của Suez, vốn gồm các căn cứ tại Trung Đông và chủ yếu là từ Malaysia và Singapore.[209] Vào thời điểm đó hơn 50.000 quân nhân Anh vẫn còn đóng quân ở vùng Viễn Đông, bao gồm 30.000 ở Singapore.[210] Anh triệt thoái khỏi Aden vào năm 1967, Bahrain vào năm 1971 và Maldives vào năm 1976.[211]

"Gió đổi chiều"

[sửa | sửa mã nguồn]
Đế quốc Anh vào năm 1959

Macmillan đưa ra một phát biểu tại Cape Town, Nam Phi vào tháng 2 năm 1960, ông nói "gió đổi chiều thổi qua lục địa này."[212] Macmillan muốn tránh điều tương tự như chiến tranh thuộc địa mà Pháp chiến đấu tại Algérie và quá trình phi thuộc địa hóa được tiến hành nhanh chóng trong nhiệm kỳ thủ tướng của ông.[213] Trong thập niên 1950, có ba thuộc địa là Sudan, Bờ Biển VàngMalaya giành được độc lập, con số trong thập niên 1960 gấp gần mười lần.[214]

Các thuộc địa còn lại của Anh tại châu Phi, ngoại trừ Nam Rhodesia tự quản, đều được trao trả độc lập cho đến trước năm 1968. Anh triệt thoái khỏi các khu vực miền nam và miền đông của châu Phi không phải là một quá trình hòa bình. Kenya đã giành được độc lập của sau cuộc khởi nghĩa Mau Mau kéo dài tám năm. Tại Rhodesia, Tuyên ngôn độc lập đơn phương vào năm 1965 của cộng đồng thiểu số da trắng đã dẫn đến một cuộc nội chiến kéo dài cho đến khi Hiệp định Lancaster House được kí kết vào năm 1979, với các điều khoản để công nhận nền độc lập vào năm 1980, cùng với đó là một quốc gia mới có tên gọi là Zimbabwe đã được thành lập.[215]

Quá trình phi thuộc địa hóa của Anh tại châu Phi. Đến cuối thập niên 1960, ngoại trừ Rhodesia (sau là Zimbabwe) và lãnh thổ ủy thác của Nam Phi là Tây-Nam Phi (Namibia) thì tất cả đều giành được độc lập.

Tại Địa Trung Hải, một chiến tranh du kích do những người Síp gốc Hy Lạp tiến hành kết thúc bằng một quốc gia Síp độc lập vào năm 1960, tuy nhiên, Anh vẫn duy trì các căn cứ quân sự Akrotiri và Dhekelia. Các đảo MaltaGozo tại Địa Trung Hải được trao trả độc lập một cách hữu nghị từ Anh vào năm 1964, bất chấp ý tưởng nổi lên vào năm 1955 về việc hợp nhất với Anh.[216]

Hầu hết lãnh thổ của Anh tại Caribe đều đã giành được độc lập sau khi JamaicaTrinidad rút khỏi Liên bang Tây Ấn lần lượt vào năm 1961 và 1962. Liên bang Tây Ấn được thành lập vào năm 1958 trong một nỗ lực nhằm hợp nhất các thuộc địa của Anh tại Caribe dưới một chính phủ, song điều này sụp đổ sau khi liên bang mất hai thành viên lớn nhất.[217] Barbados giành được độc lập vào năm 1966 và các đảo Đông Caribe còn lại giành độc lập trong các thập niên 1970 và 1980,[217] song AnguillaQuần đảo Turks và Caicos lựa chọn trở lại quyền kiểm soát của Anh sau khi họ đã sẵn sàng bắt đầu con đường độc lập.[218] Quần đảo Virgin thuộc Anh,[219] Quần đảo CaymanMontserrat lựa chọn duy trì các quan hệ với Anh,[220] trong khi Guyana giành độc lập vào năm 1966. Thuộc địa cuối cùng của Anh trên đại lục châu Mỹ là Honduras thuộc Anh trở thành một thuộc địa tự quản vào năm 1964 và đổi tên thành Belize vào năm 1973, nó giành được độc lập hoàn toàn vào năm 1981. Một tranh chấp với Guatemala về chủ quyền đối với Belize đã không được giải quyết.[221]

Các lãnh thổ của Anh tại Thái Bình Dương giành độc lập trong thập niên 1970, bắt đầu với Fiji vào năm 1970 và kết thúc với Vanuatu vào năm 1980. Nền độc lập của Vanuatu đã bị trì hoãn do xung đột chính trị giữa các cộng đồng Anh ngữ và Pháp ngữ, bởi vì quần đảo này chịu sự quản trị chung của Anh và Pháp.[222] Fiji, Tuvalu, quần đảo SolomonPapua New Guinea đã lựa chọn trở thành Vương quốc Khối thịnh vượng chung.

Đế quốc kết thúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Trung tâm hội nghị triển lãm Hồng Kông là nơi tổ chức lễ kỷ niệm chuyển giao chủ quyền đối với Hồng Kông từ Anh cho Trung Quốc vào năm 1997, đánh dấu tượng trưng cho "sự kết thúc của Đế quốc Anh".

Năm 1980, Rhodesia, thuộc địa châu Phi cuối cùng của nước Anh, trở thành quốc gia độc lập Zimbabwe. Tân Hebrides cũng giành được độc lập (trở thành Vanuatu) vào năm 1980, và Belize nối tiếp giành độc lập vào năm 1981. Đạo luật Quốc tịch Anh 1981 được thông qua, trong đó tái xác định các thuộc địa vương thất còn lại là "các lãnh thổ phụ thuộc Anh" (đổi tên thành Lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh vào năm 2002)[223] có nghĩa là ngoài các đảo và tiền đồn nằm rải rác (và năm 1955 thu được đá không người tại Rockall tại Đại Tây Dương),[224] quá trình phi thuộc địa hóa vốn bắt đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai phần lớn đã hoàn thành. Năm 1982, quyết tâm của Anh trong bảo vệ các lãnh thổ hải ngoại còn lại đã bị thử thách khi Argentina xâm chiếm quần đảo Falkland, dựa trên tuyên bố có từ thời Đế quốc Tây Ban Nha.[225] Phản ứng quân sự thành công chung cuộc của Anh để tái chiếm quần đảo được nhiều người nhận định là góp phần làm đảo nghịch xu thế đi xuống của vị thế nước Anh trong vai trò là một cường quốc thế giới.[226] Trong cùng năm, chính phủ Canada đoạn tuyệt liên kết tư pháp cuối cùng của họ với Anh khi chuyển quyền với hiến pháp Canada khỏi Anh. Quốc hội Anh thông qua Đạo luật Canada 1982, kết thúc sự cần thiết Anh tham gia vào thay đổi hiến pháp Canada.[21] Tương tự như vậy, Đạo luật Hiến pháp 1986 được thông qua nhằm cắt đứt liên kết giữa hiến pháp Anh với hiến pháp của New Zealand, Đạo luật Úc 1986 cắt đứt liên kết giữa hiến pháp Anh và hiến pháp các bang của Úc.[227]

Trong tháng 9 năm 1982, Thủ tướng Margaret Thatcher đến Bắc Kinh để đàm phán với chính phủ Trung Quốc về Hồng Kông-lãnh thổ hải ngoại lớn và đông dân nhất cuối cùng của Anh.[228] Theo các điều khoản của Điều ước Nam Kinh 1842, đảo Hồng Kông được nhượng vĩnh viễn cho Anh, song đại đa số thuộc địa cấu thành từ Tân Giới- lãnh thổ mà Anh thu được theo một hợp đồng thuê 99 năm vào năm 1898, sẽ hết hạn vào năm 1997.[229][230] Thatcher ban đầu muốn giữ Hồng Kông và đề xuất về sự cai quản của nước Anh với chủ quyền của Trung Quốc, song Trung Quốc bác bỏ điều này.[231] Một thỏa thuận đạt được vào năm 1984 – theo các điều khoản của Tuyên bố chung Trung-Anh, Hồng Kông sẽ trở thành một khu hành chính đặc biệt của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, duy trì phương thức sinh hoạt trong ít nhất 50 năm.[232] Lễ bàn giao vào năm 1997 đối với nhiều người, bao gồm cả Charles, Thân vương xứ Wales, đánh dấu[19] "sự kết thúc của Đế quốc".[21][22]

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số và dân tộc trên các lãnh thổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn Encyclopædia Britannica năm 1911 đưa ra số liệu sau đây về số lượng "người da trắng" và "người bản địa" (người da màu) trong đế quốc Anh và các vùng lãnh thổ của nó:[233]

Lãnh thổ Dân số da trắng Dân số da màu Tổng cộng
Ấn Độ thuộc Anh 169.677 294.191.379 294.361.056
Vương quốc Liên hiệp Anh và các lãnh thổ phụ thuộc 41.608.791 ? 41.608.791
Châu Phi thuộc Anh 1.000.000 33.499.329 34.499.329
Canada thuộc Anh 5.500.000 100.000 5.600.000
Australasia 4.662.000 824.000 5.486.000
Ceylon thuộc Anhcác thuộc địa phía đông ? 5.144.954 5.144.954
Tây Ấn thuộc Anh 100.000 1.912.655 2.012.655
Tất cả 53.040.468 335.672.317 388.712.785

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn giáo trong đế quốc (1911)[233]

  Ấn giáo (52%)
  Hồi giáo (23.5%)
  Kitô giáo (14.5%)
  Phật giáo (3%)
  Pagan giáo, các tôn giáo khác (6.25%)
  Không rõ (0.75%)

Cuốn Encyclopædia Britannica năm 1911 đưa ra số liệu sau đây về tôn giáo trong đế quốc Anh:[233]

Tôn giáo Dân số Tỷ lệ
Ấn giáo 208.000.000 52
Hồi giáo 94.000.000 23,5
Kitô giáo 58.000.000 14,5
Phật giáo 12.000.000 3
Pagan giáo, tôn giáo khác 25.000.000 6.25
Không rõ 0.75
Tổng dân số 397.000.000 100
14 Lãnh thổ hải ngoại của Anh.

Anh duy trì chủ quyền đối với 14 lãnh thổ bên ngoài Quần đảo Anh, chúng được đổi tên thành các lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh vào năm 2002.[234] Một số lãnh thổ không có cư dân ngoại trừ các nhân viên quân sự hoặc khoa học tạm thời; các lãnh thổ còn lại được tự quản tại mức độ khác nhau và dựa vào Anh về đối ngoại và phòng thủ. Chính phủ Anh tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ bất kỳ lãnh thổ hải ngoại nào muốn theo đuổi độc lập.[235] Chủ quyền của Anh đối với một vài lãnh thổ hải ngoại bị tranh chấp: Tây Ban Nha yêu sách với Gibraltar, Argentina yêu sách với quần đảo Falkland và Nam Georgia và Quần đảo Nam SandwichMauritius cùng Seychelles yêu sách với Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh.[236] Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Anh chồng lấn với các yêu sách của Argentina và Chile, trong khi nhiều quốc gia không công nhận bất kỳ yêu sách lãnh thổ nào tại châu Nam Cực.[237]

Hầu hết các thuộc địa và lãnh thổ bảo hộ cũ của Anh nằm trong số 53 quốc gia thành viên của Thịnh vượng chung các Quốc gia, một hiệp hội phi chính trị và tự nguyện của các thành viên bình đẳng, với tổng dân số khoảng 2,2 tỷ người.[238] 16 Vương quốc Thịnh vượng chung tiếp tục chia sẻ nguyên thủ quốc gia chung là Nữ vương Elizabeth II. Các quốc gia này là các thực thể pháp luật riêng biệt và bình đẳng – Anh, Úc, Canada, New Zealand, Papua New Guinea, Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Grenada, Jamaica, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Quần đảo SolomonTuvalu[239]

Tòa nhà Nghị viện ở Canberra, Úc. Hệ thống Westminster của Anh đã để lại một di sản là nền dân chủ nghị viện ở nhiều thuộc địa cũ.

Trong nhiều thập niên và trong một số trường hợp là nhiều thế kỷ, sự cai trị và di cư của người Anh để lại dấu ấn tại các quốc gia độc lập phát sinh từ Đế quốc Anh. Đế quốc thiết lập việc sử dụng tiếng Anh tại các khu vực khắp thế giới. Ngày nay, đây là ngôn ngữ chủ yếu của đến 400 triệu người và được khoảng một tỷ rưỡi người nói như ngôn ngữ thứ nhất, thứ nhì hoặc ngoại ngữ.[240]

Sự truyền bá của tiếng Anh từ nửa cuối của thế kỷ XX là nhờ một phần vào ảnh hưởng văn hóa của Hoa Kỳ, bản thân quốc gia này hình thành từ các thuộc địa của Anh. Ngoại trừ tại châu Phi nơi gần như toàn bộ các cựu thuộc địa chọn hệ thống tổng thống chế, hệ thống nghị viện Anh đóng vai trò là khuôn mẫu cho chính phủ của nhiều cựu thuộc địa và thông luật Anh đối với các hệ thống tư pháp.[241]

Chơi cricket tại Ấn Độ. Các môn thể thao có nguồn gốc từ Anh tiếp tục được ủng hộ nhiệt tình tại các bộ phận khác nhau của cựu Đế quốc.

Ủy ban Tư pháp Xu mật viện vẫn đóng vai trò là tòa án tối cao về phúc thẩm của một vài cựu thuộc địa tại Caribe và Thái Bình Dương. Các nhà truyền giáo Tin Lành của Anh đi khắp thế giới trước các binh sĩ và công chức để truyền bá các nhóm đạo Anh giáo đến tất cả lục địa. Kiến trúc thuộc địa Anh, như trong các nhà thờ, ga xe lửa và tòa nhà chính phủ, có thể trông thấy được tại nhiều thành phố từng là bộ phận của Đế quốc Anh.[242]

Các môn thể thao cá nhân và đồng đội phát triển tại Anh, đặc biệt là bóng đá, cricket, bóng bầu dục, quần vợt sân cỏ và golf—cũng được xuất khẩu.[243] Lựa chọn của Anh về hệ thống đo lường, hệ thống đế quốc, tiếp tục được sử dụng tại một số quốc gia theo các cách thức khác nhau. Quy tắc đi xe bên trái đường được duy trì tại phần lớn cựu đế quốc.[244]

Biên giới chính trị do người Anh vẽ không phải luôn phản ánh đồng nhất dân tộc hoặc tôn giáo, góp phần vào các xung đột tại các khu vực cựu thuộc địa. Đế quốc Anh cũng chịu trách nhiệm đối với sự di cư của các dân tộc. Hàng triệu người rời khỏi Quần đảo Anh, với các dân định cư sáng lập của Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand chủ yếu đến từ Anh và Ireland. Căng thẳng giữa dân định cư da trắng trong các quốc gia này với các cộng đồng thiểu số bản địa của họ và giữa các cộng đồng thiểu số định cư da trắng và cộng đồng đa số bản địa tại Nam Phi và Zimbabwe. Những người định cư tại Ireland từ Anh để lại dấu ấn của họ bằng việc hình thành các cộng đồng dân tộc chủ nghĩaliên minh chủ nghĩa tại Bắc Ireland. Hàng triệu người chuyển đi và từ các thuộc địa Anh, với số lượng lớn người Ấn Độ di cư đến các bộ phận khác của đế quốc, như MalaysiaFiji và người Hoa đến Malaysia, Singapore và Caribe.[245] Nhân khẩu tại Anh biến hóa sau Chiến tranh thế giới thứ hai do nhập cư đến Anh từ các cựu thuộc địa của mình.[246]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ferguson, Niall (2004). Empire, The rise and demise of the British world order and the lessons for global power. Basic Books. tr. ix. ISBN 0-465-02328-2.
  2. ^ Maddison 2001, tr. 98, 242.
  3. ^ Ferguson 2004, tr. 15.
  4. ^ Elkins2005, tr. 5
  5. ^ Niall Ferguson, The rise and demise of the British world order and the lessons for global power, tr. 2.
  6. ^ Hamish M. Scott, The emergence of the Eastern powers, 1756-1775, tr. 257
  7. ^ Hamish M. Scott, The emergence of the Eastern powers, 1756-1775, tr. 224
  8. ^ Hamish M. Scott, The emergence of the Eastern powers, 1756-1775, tr. 1
  9. ^ Tellier, L.-N. (2009). Urban World History: an Economic and Geographical Perspective. Quebec: PUQ. tr. 463. ISBN 2-7605-1588-5.
  10. ^ Johnston, tr. 508–10.
  11. ^ Porter, tr. 332.
  12. ^ Sondhaus, L. (2004). Navies in Modern World History. Luân Đôn: Reaktion Books. tr. 9. ISBN 1-86189-202-0.
  13. ^ Porter, Andrew (1998). The Nineteenth Century, The Oxford History of the British Empire Volume III. Oxford University Press. tr. 332. ISBN 0-19-924678-5.
  14. ^ “The Workshop of the World”. BBC History. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
  15. ^ Porter, Andrew (1998). The Nineteenth Century, The Oxford History of the British Empire Volume III. Oxford University Press. tr. 8. ISBN 0-19-924678-5.
  16. ^ Marshall, P.J. (1996). The Cambridge Illustrated History of the British Empire. Cambridge University Press. tr. 156–57. ISBN 0-521-00254-0.
  17. ^ Tompson, Richard S. (2003). Great Britain: a reference guide from the Renaissance to the present. New York: Facts on File. tr. 63. ISBN 978-0-8160-4474-0.
  18. ^ Hosch, William L. (2009). World War I: People, Politics, and Power. America at War. New York: Britannica Educational Publishing. tr. 21. ISBN 978-1-61530-048-8.
  19. ^ a b Brendon, tr. 660.
  20. ^ “Charles' diary lays thoughts bare”. BBC News. ngày 22 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2008.
  21. ^ a b c Brown, tr. 594.
  22. ^ a b “BBC – History – Britain, the Commonwealth and the End of Empire”. BBC News. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2008.
  23. ^ a b Ferguson 2004, tr. 3.
  24. ^ Andrews 1985, tr. 45.
  25. ^ Ferguson 2004, tr. 4.
  26. ^ Canny, tr. 35.
  27. ^ Thomas, tr. 155–158
  28. ^ Ferguson 2004, tr. 7.
  29. ^ Canny, tr. 62.
  30. ^ Lloyd, tr. 4–8.
  31. ^ Canny, tr. 7.
  32. ^ Kenny, tr. 5.
  33. ^ Taylor, tr. 119, 123.
  34. ^ Andrews, tr. 187.
  35. ^ Andrews, tr. 188.
  36. ^ Canny, tr. 63.
  37. ^ Canny, tr. 63–64.
  38. ^ Canny, tr. 70.
  39. ^ Canny, tr. 34.
  40. ^ James, tr. 17.
  41. ^ Canny, tr. 71.
  42. ^ Canny, tr. 221.
  43. ^ Lloyd, tr. 22–23.
  44. ^ Lloyd, tr. 32.
  45. ^ Lloyd, tr. 33, 43.
  46. ^ Lloyd, tr. 15–20.
  47. ^ Andrews, tr. 316, 324–326.
  48. ^ Andrews, tr. 20–22.
  49. ^ James, tr. 8.
  50. ^ Lloyd, tr. 40.
  51. ^ Ferguson 2004, tr. 72–73.
  52. ^ a b Buckner, tr. 25.
  53. ^ Ferguson 2004, tr. 62.
  54. ^ Canny, tr. 228.
  55. ^ Marshall, tr. 440–64.
  56. ^ Magnusson, tr. 531.
  57. ^ Macaulay, tr. 509.
  58. ^ Pagden, Anthony (2003):Peoples and Empires: A Short History of European Migration, Exploration, and Conquest, from Greece to the Present, tr. 118
  59. ^ Lloyd: Empire: the history of the British Empire, tr. 13
  60. ^ a b Ferguson 2004, tr. 19.
  61. ^ Canny, tr. 441.
  62. ^ Pagden, tr. 90.
  63. ^ a b Shennan, tr. 11–17.
  64. ^ James, tr. 58.
  65. ^ Smith, tr. 17.
  66. ^ Bandyopādhyāẏa, tr. 49–52
  67. ^ Smith, tr. 18–19.
  68. ^ a b Pagden, tr. 91.
  69. ^ Ferguson 2004, tr. 84.
  70. ^ Marshall, tr. 312–23.
  71. ^ Canny, tr. 92.
  72. ^ James, tr. 120.
  73. ^ James, tr. 119.
  74. ^ Marshall, tr. 585.
  75. ^ Zolberg, tr 496.
  76. ^ Games, tr. 46–48.
  77. ^ Kelley & Trebilcock, tr. 43.
  78. ^ Smith, tr. 28.
  79. ^ Latimer, tr. 8, 30–34, 389–92.
  80. ^ Marshall, tr. 388.
  81. ^ Smith, tr. 20.
  82. ^ Smith, tr. 20–21.
  83. ^ Mulligan & Hill, tr. 20–23.
  84. ^ Brittain and the Dominions, t. 159.
  85. ^ James, tr. 142.
  86. ^ Britain and the Dominions, tr. 159.
  87. ^ Fieldhouse, tr. 145–149
  88. ^ Cervero, Robert B. (1998). The Transit Metropolis: A Global Inquiry. Chicago: Island Press. tr. 320. ISBN 1-55963-591-6.
  89. ^ Statesmen's Year Book 1889
  90. ^ Smith, tr. 45.
  91. ^ “Waitangi Day”. Nhóm lịch sử, Bộ Văn hóa và Di sản New Zealand. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2008.
  92. ^ Porter, tr. 579.
  93. ^ Mein Smith, tr. 49.
  94. ^ James, tr. 152.
  95. ^ Lloyd, tr. 115–118.
  96. ^ a b c d James, tr. 165.
  97. ^ “Why was Slavery finally abolished in the British Empire?”. The Abolition Project. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2016.
  98. ^ Porter, tr. 14.
  99. ^ Hinks, tr. 129.
  100. ^ Hyam, tr. 1.
  101. ^ Smith, tr. 71.
  102. ^ Parsons, tr. 3.
  103. ^ a b Porter, tr. 401.
  104. ^ Porter, tr. 332.
  105. ^ Porter, tr. 8.
  106. ^ Marshall, tr. 156–57.
  107. ^ Dalziel, tr. 88–91.
  108. ^ Mori, tr. 178.
  109. ^ Martin, tr. 146–148.
  110. ^ Janin, tr. 28.
  111. ^ Keay, tr. 393
  112. ^ Parsons, tr. 44–46.
  113. ^ Smith, tr. 50–57.
  114. ^ Brown, tr. 5.
  115. ^ Marshall, tr. 133–34.
  116. ^ Hopkirk, tr. 1–12.
  117. ^ James, tr. 181.
  118. ^ James, tr. 182.
  119. ^ Royle, mở đầu.
  120. ^ Williams, Beryl J. (1966). “Bối cảnh chiến lược của Hiệp ước thân thiện giữa Anh-Nga tháng 8 năm 1907”. The Historical Journal. 9 (3): 360–373. doi:10.1017/S0018246X00026698. JSTOR 2637986.
  121. ^ Hodge, tr. 47.
  122. ^ Smith, tr. 85.
  123. ^ Smith, tr. 85–86.
  124. ^ Lloyd, tr. 168, 186, 243.
  125. ^ Lloyd, tr 255.
  126. ^ Tilby, tr 256.
  127. ^ Roger 1986, tr. 718.
  128. ^ Ferguson 2004, tr. 230–33.
  129. ^ James, tr. 274.
  130. ^ “Treaties”. Bộ Ngoại giao Ai Cập. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2010.
  131. ^ Herbst, tr. 71–72.
  132. ^ Vandervort, tr. 169–183.
  133. ^ James, tr. 298.
  134. ^ Lloyd, tr. 215.
  135. ^ Smith, tr. 28–29.
  136. ^ Porter, tr. 187
  137. ^ Smith, tr. 30.
  138. ^ a b Rhodes, Wanna & Weller, tr. 5–15.
  139. ^ Lloyd, tr. 213
  140. ^ a b James, tr. 315.
  141. ^ Smith, tr. 92.
  142. ^ O'Brien, tr. 1.
  143. ^ Brown, tr. 667.
  144. ^ Lloyd, tr. 275.
  145. ^ a b Brown, tr. 494–495.
  146. ^ Marshall, tr. 78–79.
  147. ^ Lloyd, tr. 277.
  148. ^ Lloyd, tr. 278.
  149. ^ Ferguson 2004, tr. 315.
  150. ^ Fox, tr. 23–29, 35, 60.
  151. ^ Goldstein, tr. 4.
  152. ^ Louis, tr. 302.
  153. ^ Louis, tr. 294.
  154. ^ Louis, tr. 303.
  155. ^ Lee 1996, tr. 305.
  156. ^ Brown, tr- 143.
  157. ^ Smith, tr. 95.
  158. ^ Magee, tr. 108.
  159. ^ Ferguson 2004, tr. 330.
  160. ^ a b James, tr. 416.
  161. ^ Low, D.A. (tháng 2 năm 1966). “The Government of India and the First Non-Cooperation Movement-—1920–1922”. The Journal of Asian Studies. 25 (2): 241–259. doi:10.2307/2051326.
  162. ^ Smith, tr. 104.
  163. ^ Brown, tr. 292.
  164. ^ Smith, tr. 101.
  165. ^ Louis, tr. 271.
  166. ^ McIntyre, tr. 187.
  167. ^ Brown, tr. 68.
  168. ^ McIntyre, tr. 186.
  169. ^ Brown, tr. 69.
  170. ^ Turpin & Tomkins, tr. 48.
  171. ^ Lloyd, tr. 300.
  172. ^ Kenny, tr. 21.
  173. ^ Lloyd, tr. 313–14.
  174. ^ Gilbert, tr. 234.
  175. ^ a b Lloyd, tr. 316.
  176. ^ James, tr. 513.
  177. ^ Gilbert, tr. 244.
  178. ^ Louis, tr. 337.
  179. ^ Brown, tr. 319.
  180. ^ James, tr. 460.
  181. ^ Abernethy, tr. 146.
  182. ^ Brown, tr. 331.
  183. ^ “What's a little debt between friends?”. BBC News. 10 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  184. ^ Abernethy, tr. 148.
  185. ^ Brown, tr. 330.
  186. ^ Lloyd, tr. 322.
  187. ^ Smith, tr. 67.
  188. ^ Lloyd, tr. 325.
  189. ^ McIntyre, tr. 355–356.
  190. ^ Lloyd, tr. 327.
  191. ^ Lloyd, tr. 328.
  192. ^ a b Lloyd, tr. 335.
  193. ^ Lloyd, tr. 364.
  194. ^ Lloyd, tr. 396.
  195. ^ Brown, tr. 339–40.
  196. ^ James, tr. 581.
  197. ^ Ferguson 2004, tr. 355.
  198. ^ Ferguson 2004, tr. 356.
  199. ^ James, tr. 583.
  200. ^ Brown, tr. 342.
  201. ^ Smith, tr. 105.
  202. ^ Burk, tr. 602.
  203. ^ a b Brown, tr. 343.
  204. ^ James, tr. 585.
  205. ^ Thatcher.
  206. ^ “An affair to remember”. The Economist. ISSN 0013-0613. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2016.
  207. ^ Smith, tr. 106.
  208. ^ James, tr. 586.
  209. ^ Pham 2010
  210. ^ Melvin Gurtov, Southeast Asia tomorrow, Baltimore: The Johns Hopkins Press, 1970, tr. 42
  211. ^ Lloyd, tr. 370–371.
  212. ^ James, tr. 616.
  213. ^ Louis, tr. 46.
  214. ^ Lloyd, tr. 427–433.
  215. ^ James, tr. 618–621.
  216. ^ Springhall, tr. 100–102.
  217. ^ a b Knight & Palmer, tr. 14–15.
  218. ^ Clegg, tr. 128.
  219. ^ Lloyd, tr. 428.
  220. ^ James, tr. 622.
  221. ^ Lloyd, tr. 401, 427–429.
  222. ^ Macdonald, tr. 171–191.
  223. ^ “British Overseas Territories Act 2002”. http://www.legislation.gov.uk. Truy cập 31 tháng 7 năm 2015. Liên kết ngoài trong |nhà xuất bản= (trợ giúp)
  224. ^ “1955: Britain claims Rockall”. BBC News. 21 tháng 9 năm 1955. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2008.
  225. ^ James, tr. 624–625.
  226. ^ James, tr. 629.
  227. ^ Brown, tr. 689.
  228. ^ Brendon, tr. 654.
  229. ^ Joseph, tr. 355.
  230. ^ Rothermund, tr. 100.
  231. ^ Brendon, tr. 654–55.
  232. ^ Brendon, tr. 656.
  233. ^ a b c British Empire, 1911 Encyclopædia Britannica
  234. ^ House of Commons Foreign Affairs Committee Overseas Territories Report, tr. 145–147
  235. ^ House of Commons Foreign Affairs Committee Overseas Territories Report, tr. 146,153
  236. ^ “British Indian Ocean Territory”. The World Factbook. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2008.
  237. ^ House of Commons Foreign Affairs Committee Overseas Territories Report, tr. 136
  238. ^ The Commonwealth - About Us; Tháng 9 năm 2014
  239. ^ “Head of the Commonwealth”. Commonwealth Secretariat. Bản gốc lưu trữ 13 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2010.
  240. ^ Hogg, tr. 424 chapter 9 English Worldwide by David Crystal: "xấp xỉ một phần tư dân số thế giới có thể giao tiếp bằng tiếng Anh một cách thuần thục."
  241. ^ Ferguson 2004, tr. 307.
  242. ^ Marshall, tr. 238–40.
  243. ^ Torkildsen, tr. 347.
  244. ^ Parsons, tr. 1.
  245. ^ Marshall, tr. 286.
  246. ^ Dalziel, tr. 135.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Vương miện Trí thức - mảnh ghép còn thiếu trong giả thuyết Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Download anime Plunderer Vietsub
Download anime Plunderer Vietsub
Alcia, một thế giới bị chi phối bởi những con số, mọi người dân sinh sống tại đây đều bị ép buộc phải “count” một thứ gì đó
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Hình như mọi người đều nghĩ Harry Potter thích hợp nhất ở nhà Gry và cảm thấy tất cả mọi yếu tố tính cách của Harry đều chính minh cho một Gry thực thụ
Tử Sắc Thủy tổ Ultima (Violet) trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Tử Sắc Thủy tổ Ultima (Violet) trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Ultima (ウルティマ urutima?), còn được gọi là Violet (原初の紫ヴィオレ viore, lit. "Primordial of Violet"?), là một trong những Primordial gia nhập Tempest sau khi Diablo chiêu mộ cô.