Căn cứ Sa Huỳnh

Căn cứ Sa Huỳnh
Căn cứ Sa Huỳnh ngày 29 tháng 11 năm 1967
Căn cứ Sa Huỳnh trên bản đồ Việt Nam
Căn cứ Sa Huỳnh
Căn cứ Sa Huỳnh
Tọa độ14°40′01″B 109°04′19″Đ / 14,667°B 109,072°Đ / 14.667; 109.072 (Căn cứ Sa Huỳnh)
LoạiHải quân/Lục quân
Lịch sử địa điểm
Xây dựng1967
Sử dụng1967–1975
Trận đánh/chiến tranh
Chiến tranh Việt Nam

Căn cứ Sa Huỳnh (còn gọi là Hoạt động Yểm trợ Hải quân Sa Huỳnh hoặc đơn giản là Sa Huỳnh) là căn cứ quân sự cũ của Hải quân Mỹ, Lục quân MỹQuân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam Cộng hòa.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ này nằm ở phía đông Quốc lộ 1, tại cửa một vịnh nhỏ, cách Căn cứ Đức Phổ khoảng 18 km về phía đông nam và cách Đà Nẵng 100 km về phía nam.[1] Từ ngày 16 đến ngày 26 tháng 2 năm 1967, Lực lượng Đổ bộ Đặc biệt Thủy quân lục chiến Mỹ gồm Tiểu đoàn 1, Thủy quân lục chiến số 4HMM-363 đã tiến hành Chiến dịch Deckhouse VI, cuộc hành quân đổ bộ vào Sa Huỳnh nhằm dọn sạch các tuyến đường xâm nhập của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và bảo vệ một khu vực làm căn cứ yểm trợ hậu cần cho các đơn vị đồng minh đang hoạt động tại đây.[2]

Hải quân Mỹ xây dựng Hoạt động Yểm trợ Hải quân Sa Huỳnh vào giữa năm 1967 nhằm chi viện cho Lực lượng Đặc nhiệm Oregon trực thuộc Lục quân đến khu vực này.[2]:232–3[3]

Ngày 15 tháng 2 năm 1970, Hoạt động Yểm trợ Hải quân Sa Huỳnh đã bị giải tán và các cơ sở của căn cứ này đều được chuyển giao cho Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân đội Mỹ.[4]

Ngày 27 tháng 1 năm 1973, một ngày trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, Trung đoàn 141 Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) đã chiếm được Sa Huỳnh. Sư đoàn 2 QLVNCH bèn tung ra hàng loạt đợt phản công, buộc QĐNDVN phải rời khỏi nơi đây vào ngày 16 tháng 2 năm 1973.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

 Bài viết này kết hợp các tài liệu thuộc phạm vi công cộng từ website hay thư mục thuộc Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ.

  1. ^ Kelley, Michael (2002). Where we were in Vietnam. Hellgate Press. tr. 452. ISBN 978-1-55571-625-7.
  2. ^ a b Telfer, Gary (1984). U.S. Marines in Vietnam: Fighting the North Vietnamese 1967. History and Museums Division, Headquarters, U.S. Marine Corps. tr. 153. ISBN 978-1-4942-8544-9.
  3. ^ Marolda, Edward (1996). By Sea, Air, and Land: An Illustrated History of the U. S. Navy and the War in Southeast Asia. Diane Publishing. tr. 257. ISBN 978-0-7881-3250-6.
  4. ^ Smith, Charles (1988). U.S. Marines in Vietnam: High Mobility and Standdown 1969. History and Museums Division, Headquarters, U.S. Marine Corps. tr. 267. ISBN 978-1-4942-8762-7.
  5. ^ Sorley, Lewis (1999). A Better War The unexamined victories and final tragedy of America's last years in Vietnam. Harvest. tr. 365. ISBN 0-15-601309-6.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lord El-Melloi II Case Files Vietsub
Lord El-Melloi II Case Files Vietsub
Khi Lord El-Melloi II,  Waver Velvet, được yêu cầu tới đòi quyền thừa kế Lâu đài Adra, anh ta cùng cô học trò Gray của mình lên đường tới đó
Ray Dalio - Thành công đến từ những thất bại đau đớn nhất
Ray Dalio - Thành công đến từ những thất bại đau đớn nhất
Ray Dalio là một trong số những nhà quản lý quỹ đầu tư nổi tiếng nhất trên thế giới
Việt Nam và ván cờ Biển Đông
Việt Nam và ván cờ Biển Đông
Không ai có thể chọn được hàng xóm, và Việt Nam đã mang trên mình số phận của 1 quốc gia nhỏ yếu kề tường sát vách bên cạnh 1 nước lớn và hùng mạnh là Trung Quốc
Một vài nét về bố đường quốc dân Nanami Kento - Jujutsu Kaisen
Một vài nét về bố đường quốc dân Nanami Kento - Jujutsu Kaisen
Lúc bạn nhận ra người khác đi làm vì đam mê là khi trên tay họ là số tiền trị giá hơn cả trăm triệu thì Sugar Daddy Nanami là một minh chứng khi bên ngoài trầm ổn, trưởng thành