Hai bến chuyên dùng phục vụ nhà máy lọc dầu Dung Quất gồm Jetty để xuất sản phẩm (có thể tiếp nhận tàu từ 10 nghìn tới 30 nghìn DWT) và phao SPM để nhận dầu thô có thể tiếp nhận tàu từ đến 150 nghìn DWT,
Một bến chuyên dụng của Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất có thể tiếp nhận tàu vào sửa chữa hoặc đóng mới từ 20 nghìn tới 300 nghìn DWT,
Một bến chuyên dụng phục vụ tổ hợp luyện thép của Hòa Phát có thể tiếp nhận tàu đến 200 nghìn DWT.[1][2]
Một cảng tổng hợp container của Hòa Phát Dung Quất gồm 3 bến, công suất xếp dỡ hàng năm dự kiến 6 triệu tấn hàng hóa, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lên đến 50.000 DWT.[3]
Bên cạnh khu bến chính còn có khu bến Sa Kỳ ở cửa biển Sa Kỳ làm bến vệ tinh và phục vụ nhu cầu vận tải hàng hải của địa phương chỉ có khả năng tiếp nhận tàu 1 nghìn DWT.
Theo quy hoạch hệ thống cảng biển của Chính phủ Việt Nam, trong tương lai Cảng Dung Quất sẽ có thêm một khu bến nữa tại vịnh Mỹ Hàn.
Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ Việt Nam về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.