Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam sau cảng Sài Gòn và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại ba quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An, bên cạnh đó cụm cảng Lạch Huyện đang được hoàn thiện sẽ mang một tầm vóc mới cho cảng biển Hải Phòng.
Cảng Hải Phòng được người Pháp xây dựng năm 1874, là nơi được sử dụng để đổ bộ và tiếp tế cho quân đội viễn chinh. Sau đó, thương cảng này được nối liền với Vân Nam, Trung Quốc bằng đường xe lửa. Đến năm 1939, cảng này thực hiện 23% khối lượng vận chuyển xuất nhập khẩu của xứ Đông Dương.[1]
Ngày 21 tháng 3 năm 1956, Cảng Hải Phòng là một xí nghiệp do Ngành vận tải thủy phụ trách và quản lý. Ngày 10 tháng 7 năm 1965, Cảng Hải Phòng là xí nghiệp trực thuộc Cục vận tải đường biển. Ngày 28 tháng 11 năm 1978, Cảng Hải Phòng trực thuộc Tổng cục đường biển. Ngày 29 tháng 4 năm 1995, Cảng Hải Phòng trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ngày 12 tháng 10 năm 2007, Cảng Hải Phòng chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Một thành viên Cảng Hải Phòng trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ngày 1 tháng 7 năm 2014, Cảng Hải Phòng chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần.
Cảng Hải Phòng hiện nay bao gồm các khu bến cảng chính sau:
- Cảng Vật Cách: Xây dựng năm 1965, ban đầu là những dạng mố cầu, có diện tích mặt bến 8x8 mét,cảng có 5 mố cầu bố trí cần trục ôtô để bốc than và một số loại hàng khác từ sà lan có trọng tải từ 100 đến 200 tấn.
- Cảng Hải Phòng (khu cảng chính, hay còn gọi là Bến Hoàng Diệu, trước gọi là Bến Sáu Kho) trên sông Cấm: cảng container nội địa, cảng bốc xếp và vận chuyển hàng hóa rời, chủ yếu phục vụ nội địa. Khu cảng này có 11 cầu tàu, độ sâu trước bến là -8,4 mét; hệ thống kho rộng 31320 mét vuông; hệ thống bãi rộng 163 nghìn mét vuông.
- Cảng Hải Phòng (khu bến Chùa Vẽ) trên sông Cấm: cảng container chuyên dụng, có 5 cầu tàu, hệ thống bãi rộng 179 nghìn mét vuông.
- Khu bến Đình Vũ và Nam Đình Vũ: có thể tiếp nhận tàu trọng tải 10 nghìn - 20 nghìn DWT
- Cảng gồm 8 cầu tàu bê tông cốt thép, 2 cầu đang xây dựng trong đó có 1 bến nghiêng;
- Kho có diện tích 70.232 m², bãi chứa hàng có diện tích 39.000 m²;
- Thiết bị bốc dỡ: có cẩu cố định và di động 10 - 50 - 70 tấn, có xe nâng, hạ hàng, băng chuyển tải và cẩu xếp dỡ công ten nơ;
- Độ sâu trung bình của mực nước là 7 m;
- Có đường sắt vào các cầu tàu số 8 - 9 - 10 - 11.
- Khả năng xếp dỡ: từ 3,5 đến 4,5 triệu tấn/năm. Đang tăng cường khả năng xếp dỡ hàng hóa và công ten nơ lên 7 triệu tấn/năm.
- Khu bến sông Cấm: 5.000 - 10.000 DWT
- Khu bến Diêm Điền (huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình)[2]: 1.000 - 2.000 DWT
- Cảng Thủy sản
- Cảng Đoạn Xá
- Cảng Tân Vũ: có độ sâu cốt luồng là -7,3 mét, độ sâu trước bến là -10,3 mét, tiếp nhận được tàu 20.000 DWT, hiện có 2 cầu tàu dành cho làm hàng container (khi xây hoàn thành, sẽ có thêm 1 cầu tàu dành cho làm hàng container và 2 cầu tàu dành cho làm hàng rời).
- Cảng Hải An: Hiện có 1 cầu tàu dành cho làm hàng container
- Cảng Lạch Huyện (đang xây dựng). Trong đó bến số 1 và số 2 đã hoàn thiện và đón thành công tàu Wan Hai 805 có trọng tải 132.000 DWT (12.000 TEU)[3]
Hiện chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch nâng cấp cụm cảng Hải Phòng. Khu bến Lạch Huyện sẽ được xây dựng làm cảng tổng hợp và cảng container. Đây sẽ là khu bến chính của cảng Hải Phòng có năng lực tiếp nhận tàu trên 100.000 DWT vào làm hàng. Khu bến Đình Vũ sẽ được nạo vét, cải tạo để có thể tiếp nhận được tàu 20.000 đến 30.000 DWT. Ngoài ra, còn có bến Nam Đồ Sơn chuyên dùng cho an ninh quốc phòng.[2]
Cũng ở Hải Phòng, ngoài các cảng trên, còn có hơn 40 bến cảng khác với các chức năng khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường sông nhỏ có trọng tải 1-2 tấn ("tàu chuột"). Các cảng này do nhiều công ty khác nhau quản lý và khai thác.
- Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ Việt Nam về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
|
---|
Cảng biển đặc biệt (2 cảng) | |
---|
Cảng biển loại I (15 cảng biển) | |
---|
Cảng biển loại II (6 cảng biển) | Cảng biển Quảng Bình · Cảng biển Quảng Trị · Cảng biển Ninh Thuận · Cảng biển Bình Thuận · Cảng biển Hậu Giang · Cảng biển Đồng Tháp |
---|
Cảng biển loại III (13 cảng biển) | |
---|
Chủ đề liên quan | |
---|