Cổ Kim Thành

Cổ Kim Thành
Chức vụ
Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên
Nhiệm kỳ6 tháng 3 năm 1976 – 
Tiền nhiệmchức vụ thành lập
Vị tríTỉnh Bình Trị Thiên
Nhiệm kỳ23 tháng 6 năm 1974 – 20 tháng 9 năm 1975
Tiền nhiệmNguyễn Tư Thoan
Kế nhiệmchức vụ bãi bỏ
Vị tríTỉnh Quảng Bình
Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Bình
Nhiệm kỳ1967 – 1974
Tiền nhiệmTrần Bội
Kế nhiệmNgô Đình Văn
Thông tin cá nhân
Sinh1918 (106–107 tuổi)
Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam

Cổ Kim Thành (sinh năm 1918, đã qua đời) là chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Bình, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 4, khóa 5, khóa 6 từ năm 1975 cho đến năm 1981 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình từ tháng 6 năm 1974 đến tháng 9 năm 1975, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên từ 6 tháng 3 năm 1976.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cổ Kim Thành có quê quán ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình[1]

Tết năm 1968, ông là Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Bình (Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình lúc đó là ông Nguyễn Tư Thoan).[2]

Ông là một trong 8 đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 5 nhiệm kì 1975-1976 của đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình, 7 người khác là Võ Nguyên Giáp, Hoàng Hiệp, Dương Bạch Liên, Trần Thị Lý, Hoàng Thị Nghĩa, Hồ Thu Quang, và Dương Viết Thuận.[1][3]

Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 4 nhiệm kì 1971-1975, khóa 6 nhiệm kì 1976-1981 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình.[4]

Năm 1974, tại Đại hội Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Bình lần thứ 6 (họp từ ngày 17 đến 23 tháng 6 năm 1974 tại thị xã Đồng Hới với 300 đại biểu đại diện cho hơn 30,000 đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam ở tỉnh Quảng Bình), Cổ Kim Thành được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình.[5]

Từ ngày 20 tháng 9 năm 1975 đến ngày 30 tháng 6 năm 1989, tỉnh Quảng Bình bị sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên, cùng với hai tỉnh khác là tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế.[5][6]

Ngày 6 tháng 3 năm 1976, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ định Cổ Kim Thành (cùng với Bùi SanNguyễn Húng) làm Phó Bí thư Ban Chấp hành (lâm thời) Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên dưới quyền Bí thư Nguyễn Hữu Khiếu (Quyết định số 2603-QĐNS/TW).[6]

Tại vòng 2 đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ nhất họp từ ngày 19 đến 23 tháng 5 năm 1977, Cổ Kim Thành được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, Bùi San được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên.[7]

Theo nhà thơ Xuân Hoàng (Hội trưởng Hội Văn nghệ Quảng Bình năm 1972) viết trong tập 2 hồi ký "Âm vang thời chưa xa" thì Cổ Kim Thành là người hay làm thơ.[8]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tập thơ "Cây trường sinh" in năm 1998[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b "DANH SÁCH ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA V TỈNH QUẢNG BÌNH (1975-1976)". Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ Kiều Vượng (ngày 10 tháng 7 năm 2017). "Nghĩ về chuyện người có công". Báo Văn hóa và Đời sống. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  3. ^ "VĂN KIỆN QUỐC HỘI TOÀN TẬP TẬP IV 1971 - 1976: DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI TRÚNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA V THEO ĐƠN VỊ BẦU CỬ". Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018. {{Chú thích web}}: |ngày lưu trữ= cần |url lưu trữ= (trợ giúp)
  4. ^ "ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH QUẢNG BÌNH TỪ KHÓA I ĐẾN KHÓA XII". CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG BÌNH. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2018.
  5. ^ a b "Đảng bộ Quảng Bình từ Đại hội I đến Đại hội XVI". Báo Quảng Bình. ngày 19 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018. {{Chú thích web}}: |ngày lưu trữ= cần |url lưu trữ= (trợ giúp)
  6. ^ a b "VĂN PHÒNG UBND TỈNH BÌNH - TRỊ - THIÊN (Từ 7/1976 - 30/6/1989)". Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị. ngày 29 tháng 11 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  7. ^ "TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY". Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  8. ^ Ngô Minh (ngày 25 tháng 10 năm 2014). "Lê Thị Mây và những vần thơ nao lòng người". Công an thành phố Đà Nẵng. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018. {{Chú thích web}}: |ngày lưu trữ= cần |url lưu trữ= (trợ giúp)
  9. ^ Diệu Hương. "Sáng tác thơ ở Quảng Bình: Khi tác giả trẻ... "như lá mùa thu"". Báo Quảng Bình. 2016-08-18. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2019.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Haibara Ai -
Haibara Ai - "trà xanh" mới nổi hay sự dắt mũi của các page C-biz và “Văn hóa” chửi hùa
Haibara Ai - "trà xanh" mới nổi hay sự dắt mũi của các page C-biz và “Văn hóa” chửi hùa của một bộ phận fan và non-fan Thám tử lừng danh Conan.
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Cô ấy được biết đến với cái tên Natsume Kafka, tác giả của nhiều tác phẩm văn học "nguyên bản" thực sự là phương tiện truyền thông từ Trái đất do Shadow kể cho cô ấy.
Lịch sử World Item & câu chuyện xoay quanh nó
Lịch sử World Item & câu chuyện xoay quanh nó
Trong truyền thuyết trò chơi YGGDRASIL, Cây Thế giới từng được bao phủ bởi vô số chiếc lá, nhưng một ngày nọ, một con quái vật khổng lồ xuất hiện và ăn tươi nuốt sống những chiếc lá này
Tâm lý học và sự gắn bó
Tâm lý học và sự gắn bó
Lại nhân câu chuyện về tại sao chúng ta có rất nhiều hình thái của các mối quan hệ: lãng mạn, bi lụy, khổ đau