Lịch sử Khoa Địa lý
Năm 1955, Ban Sử - Địa[1] được thành lập tại Viện Đại học Sài Gòn. Năm 1963, Ban Địa Lý thuộc Đại học Văn khoa (Faculty of Letters) ra đời. Ban Địa Lý hoạt động với tư cách độc lập, gồm có 11 giảng viên cơ hữu có học hàm và học vị cao. Từ năm 1966, Ban Địa Lý bắt đầu mở chương trình đào tạo Cao học, và từ năm 1970 đào tạo chương trình đào tạo Tiến sĩ đệ tam cấp[2].
Sau năm 1975, các thầy cô ở miền Bắc có kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học được tăng cường cho các trường đại học ở phía nam, 4 cán bộ của khoa, thuộc ngành Địa lý đã được điều chuyển là thầy Lê Hưng Khởi và cô Vương Tường Vân tăng cường cho thành phố Hồ Chí Minh[3]. Ban Địa Lý cũ được tiếp quản và từ năm 1977 được đổi thành Bộ môn Địa Lý trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, đào tạo Cử nhân Khoa học Địa lý theo hai chuyên ngành: Địa Lý Tự Nhiên và Địa Lý Kinh Tế. Đến năm 1990, Bộ môn Địa Lý được chuyển thành Khoa Địa Lý thuộc Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 485/TCCB, ngày 20 tháng 9 năm 1990 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Tp.HCM.
Phát triển, hướng đến tương lai
Từ tháng 3 năm 1996, sau khi tách trường, Khoa Địa Lý[4] trở thành một trong những khoa thành viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Với tư cách là Khoa độc lập, Khoa đã đẩy mạnh nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, thực hiện nhiều đề tài ở các cấp, chủ trì các đề tài, dự án và chương trình khoa học trong và ngoài nước, đưa nghiên cứu khoa học của Khoa trở thành mũi nhọn. Nhờ hoạt động khoa học đã thúc đẩy, tạo điều kiện cho đào tạo sau đại học phát triển. Kết quả đào tạo Sau đại học với các thạc sĩ và tiến sĩ chất lượng cao.
Trong những năm gần đây, Khoa Địa lý tiếp tục bổ sung, đầu tư và nâng cấp các phòng thí nghiệm[5] như: môi trường, GIS. Khoa Địa lý có đội ngũ cán bộ trình độ được du học ở các quốc gia khác nhau như: Nhật, Hà Lan, Úc... Hiện có nhiều nghiên cứu sinh trẻ đã và đang học học tập nước ngoài như: (Đỗ Xuân Biên[6], Lê Thùy Ngân[7], Phạm Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Văn Hoàng[8],... cùng với đội ngũ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết, được đào tạo bài bản từng là sinh viên của Khoa được giữ lại, có đầy trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học có nhằm đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
|dead-url=
(trợ giúp)
|dead-url=
(trợ giúp)
|dead-url=
(trợ giúp)
|dead-url=
(trợ giúp)
|dead-url=
(trợ giúp)
|dead-url=
(trợ giúp)
|dead-url=
(trợ giúp)
|dead-url=
(trợ giúp)