Cờ Long tinh, hay Long tinh kỳ (chữ Hán: 龍星旗), cờ Long bội tinh, là lá cờ có nền màu vàng, ở giữa có dọc màu đỏ, thiết kế theo mẫu dải băng đeo của Đại Nam Long tinh.[1][2] Lá cờ này được dùng làm cờ nghênh đón nhà vua, sau đó được dùng làm quốc kỳ của Đại Nam đầu thập niên 1940.
Từ triều vua Khải Định, trong chuyến tuần di ra Bắc Kỳ năm 1918 đã thấy nhắc tới "cờ An Nam" treo cùng với tam tài của Pháp và "các nước đồng minh" để thần dân nghinh tiếp nhà vua ra thăm quý hương Thanh Hóa rồi ra Hà Nội, Hải Phòng.[3] Tuy nhiên không rõ đây có phải là cờ Long tinh không.
Mẫu cờ Long tinh được vua Khải Định thiết kế theo băng đeo Long bội tinh,[4] có dọc màu đỏ trên nền màu vàng.[1] Năm 1922, lá cờ này theo vua Khải Định trong chuyến sang Pháp. Tư liệu hình ảnh cho thấy cờ Long tinh xuất hiện trong dịp triều đình Huế thiết lễ "Tứ tuần khánh thọ" mừng nhà vua 40 tuổi năm 1924. Nó được coi là một lá cờ cho hoàng triều Đại Nam và được dùng khi nhà vua ngự giá.[5][6]
Trong thời Thế Chiến thứ hai, Bảo Đại mới ấn định cờ Long tinh này làm quốc kỳ đầu tiên.[7] Theo một bài diễn văn tại một trường học ở Hải Phòng, màu đỏ của cờ biểu hiện sự hạnh phúc của nhân dân, màu vàng xung quanh biểu trưng cho sự trang nghiêm của Hoàng đế.[8] Cuốn sách Hymnes et pavillons d'Indochine năm 1941 ấn hành bởi Nhà in Imprimerie d'Extrême-Orient (Viễn Đông Ấn quán) tại Hà Nội ghi chú lá cờ này là quốc kỳ (drapeau national).[9] Triều đình Huế ấn định cờ Long tinh là quốc kỳ người dân dùng trong những dịp khánh tiết, vui mừng; còn cờ màu vàng, góc trên đính băng tam tài Pháp (cờ bảo hộ) thì treo bởi các công sở.[1]
^Đặng Như Tùng (dịch giả). Những người bạn Cố đô Huế [Bulletin des amis du Vieux Hué] Tập V 1918. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1998. Tr 167
^"Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc ca". Tin Mới số 1654, 28 tháng 6 năm 1945. "Nguyên mầu vàng là biểu hiệu nước ta. Vì hồi Pháp thuộc (năm 1885) bắt buộc phải để cờ Pháp ở góc cờ vàng. Đức Tiên-đế muốn tránh dấu hiệu ấy nên đã chế cờ Long tinh theo mẫu giải huy chương."
^Nguyễn Văn Thịnh (2016). “Luận về cờ”. Tuần báo Văn Nghệ TP.HCM số 402. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2018. Truy cập 29 tháng 5 năm 2017.
Cô ấy được biết đến với cái tên Natsume Kafka, tác giả của nhiều tác phẩm văn học "nguyên bản" thực sự là phương tiện truyền thông từ Trái đất do Shadow kể cho cô ấy.
Bên cạnh tia UV, bác sĩ Kenneth Howe tại New York cảnh báo rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, TV cũng góp phần gây lão hóa da
Dù bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, hay đã bước vào đời, hy vọng rằng 24 tập phim sẽ phần nào truyền thêm động lực, giúp bạn có thêm can đảm mà theo đuổi ước mơ, giống như Chu Tư Việt và Đinh Tiễn vậy