Bài này không có nguồn tham khảo nào. (tháng 10 năm 2016) |
Bài viết thuộc một phần của loại bài về |
Chủ nghĩa dân tộc |
---|
|
Quốc kỳ là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho 1 quốc gia. Những công trình công cộng và tư nhân như trường học và cơ quan chính phủ thường treo quốc kỳ. Ở 1 vài nước, quốc kỳ chỉ được treo ở những công trình phi quân sự vào những ngày treo cờ cụ thể. Có ba loại quốc kỳ phân biệt để sử dụng trên đất liền, và ba loại để sử dụng trên biển, mặc dù nhiều nước sử dụng cùng 1 kiểu thiết kế cho vài (đôi khi tất cả) các loại cờ.
Từ xa xưa, người ta đã biết dùng lá cờ để biểu trưng cho 1 nhân vật lãnh đạo hay 1 gia tộc lãnh chúa. Trong quân sự, các vị thống lãnh đều dùng lá cờ của bên mình làm điểm hội tập binh sĩ, nơi xuất phát các hiệu lệnh hành quân. Trong các cuộc giao chiến, việc cắm được cờ của mình trên đất địch hay cướp đoạt được cờ của địch đều được xem là 1 chiến công rạng rỡ.
Thời quân chủ chuyên chế, lá cờ của nhà vua cũng là biểu tượng của quốc gia, nhưng chỉ được dựng lên tại những nơi có vua ở. Ở những nơi khác thì dựng cờ của các vị lãnh chúa địa phương. Ý niệm quốc kỳ là biểu tượng chủ quyền quốc gia trên toàn thể lãnh thổ chỉ mới xuất hiện về sau này.
Trên đất liền, có sự phân biệt giữa cờ dân sự (ký hiệu FIAV ), cờ chính quyền () và cờ chiến tranh hay quân sự (). Cờ chính quyền là những loại cờ được sử dụng chính thức bởi những cơ quan chính phủ, trong khi cờ dân sự có thể được treo bởi bất cứ ai bất kể họ có liên quan đến chính phủ hay không. Cờ chiến tranh được sử dụng bởi những tổ chức quân sự như quân đội.
Trong thực tế, nhiều quốc gia (trong đó có Hoa Kỳ và Anh) dùng chung một loại cờ cho 3 mục đích trên; "quốc kỳ" đôi khi được dùng như 1 thuật ngữ trong môn kỳ học để chỉ loại cờ dùng chung cho 3 mục đích () như vậy. Tuy nhiên, ở một số quốc gia - đặc biệt là ở Châu Mỹ Latinh - có 1sự khác nhau rõ ràng giữa cờ dân sự và cờ chính quyền. Đa phần cờ dân sự là phiên bản đơn giản hóa của cờ chính quyền, sự khác nhau thường ở chỗ cờ chính quyền có hình huy hiệu của chính quyền, còn cờ dân sự thì không có.
Một số rất ít quốc gia sử dụng lá cờ quân sự khác với cờ chính quyền; Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 1 ngoại lệ đáng chú ý.
Nhiều quốc gia có những quốc kỳ đặc biệt để sử dụng trên biển gọi là cờ hiệu quốc gia. Cũng như vậy, có ba loại khác nhau: cờ hiệu dân sự (), được treo trên các tàu tư nhân; cờ hiệu chính quyền (còn được gọi là cờ hiệu chính phủ ), được treo trên tàu thủy của chính quyền; và cờ hiệu chiến tranh (còn được gọi là cờ hiệu hải quân ), được treo trên tàu hải quân. Cờ hiệu được treo trên 1 cột cờ hiệu nằm ở đuôi tàu, hoặc từ 1 cây lao khi di chuyển. Cả 1 vị trí này phải là điểm cao nhất trên con tàu, ngay cả đỉnh cột buồm cao hơn. Khi không có cột cờ, cờ hiệu có thể được treo trên mũi tàu. Quốc kỳ cũng có thể được treo trên hàng không mẫu hạm và những phương tiện đi lại của những quan chức quan trọng.
Ở một vài quốc gia, như Hoa Kỳ và Pháp, cờ hiệu quốc gia đồng nhất với quốc kỳ, trong khi ở những nước khác, như Anh và Nhật Bản, có những cờ hiệu riêng để sử dụng trong hàng hải. Đa số các quốc gia không có cờ hiệu chính quyền riêng biệt, mặc dù Anh là một ngoại lệ hiếm hoi, cờ hiệu đỏ dùng cho dân sự, cờ hiệu trắng dùng cho hải quân và cờ hiệu xanh dương dùng cho những con tàu phi quân sự của chính quyền.
Mặc dù quốc kỳ đồng nghĩa với 1 biểu tượng độc nhất của 1 quốc gia, nhiều quốc gia có những lá cờ khá giống và do đó rất dễ nhầm với nhau. Ví dụ như cờ của Monaco và Indonesia, chỉ khác nhau rất ít về tỷ lệ cờ; của Hà Lan và Luxembourg, khác nhau về tỷ lệ và độ đậm nhạt của màu xanh trên cờ; và của România và Tchad, gần như giống hệt nhau, chỉ khác về độ đậm nhạt của màu xanh trên cờ.
Trong khi 1 vài sự tương đồng là tình cờ, những sự tương đồng khác lại xuất phát từ những lịch sử chung. Ví dụ như lá cờ của Venezuela, Colombia và Ecuador tất cả đều là những biến thể của lá cờ Đại Colombia, 1 đất nước bao gồm các quốc gia trên cho đến khi họ độc lập khỏi Tây Ban Nha, được lập nên bởi anh hùng giải phóng người Venezuela Francisco de Miranda; còn lá cờ của Ai Cập, Iraq, Syria và Yemen đều là những biến thể tương tự nhau từ lá cờ của cuộc khởi nghĩa Ả rập vào 1916-1918.
Nhiều sự tương đồng khác có thể được tìm thấy giữa những quốc kỳ hiện thời, nếu xem xét đến sự đảo thứ tự các màu (như cờ của Bờ Biển Ngà với cờ Ireland, cờ Ba Lan với cờ Indonesia, Monaco và cờ Serbia với cờ Liên Bang Nga). Còn nhiều sự đồng nhất hoặc gần giống nhau hơn nữa nếu so sánh những lá cờ hiện nay và trong lịch sử; ví dụ như, quốc kỳ hiện nay của Albania chính là cờ chiến tranh của Đế chế Byzantine (Đông Roma).
Ngoài ra có thể tìm thấy một vài điểm tương đồng như nền cờ đỏ và ngôi sao vàng trên cờ những nước khối xã hội chủ nghĩa là Việt Nam (5/9/1945-nay), Trung Quốc (27/9/1949-nay) và Liên Xô (12/11/1923-25/12/1991). Mặt khác, nền đỏ cùng búa, liềm vàng vốn là biểu tượng của sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trên thế giới.
Có rất nhiều quy ước liên quan đến cách trình bày quốc kỳ sao cho đúng nhưng quy tắc chung đó là quốc kỳ phải được treo ở vị trí danh dự, và không bao giờ ở vị trí thấp hơn các lá cờ khác. Những quy định sau là tiêu biểu: