Cửa Sót

Cửa Sót (tên gọi khác: Cửa Nam Giới, Nam Giới hải môn) là một cửa biểnmiền Trung Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Tĩnh.[1] Đây là một trong 4 cửa biển quan trọng của Hà Tĩnh.[2][3][4]

Tên gọi:

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi Cửa Sót bắt nguồn từ việc cửa biển này nằm khuất sau 1 ngọn núi (núi Nam Giới), khi bão đổ bộ vào duyên hải xứ Nghệ xưa đều bị lệch hướng lên hoặc xuống hoặc tan trước khi vào cửa biển, vì vậy mới có tên gọi là Sót (ý nghĩa là bị sót lại).

Theo sử sách mỗi lần qua đây các vua chúa, quan các triều đại trước thường dừng nghỉ lại đây sau cuộc chinh chiến hoặc tuần du và xem cửa Sót - Nam Giới như một căn cứ để từ đó tiếp tục hành trình vào Nam hay ra Bắc.

Vị trí địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Cửa Sót thuộc khu vực giữa 2 huyện Lộc HàThạch Hà thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Nằm trên tọa độ: 18 độ 27’54" độ vĩ bắc và 105 độ 55.30 độ kinh đông.[5]

Đặc điểm:

[sửa | sửa mã nguồn]

Cửa Sót rộng khoảng 700m, trước cửa biển có một chớn cát. Lưu lượng nước qua cửa biển đo được lúc lớn nhất là 3800m3/s. Phía Nam và Đông cửa Sót là núi Nam Giới đứng gió biển.

Bên trong Cửa Sót có 1 đoạn lạch được gọi là Lạch Sót. Lạch Sót thuộc hệ thống sông ngắn ven biển, được giới hạn từ sông Đò Điệm đến cửa Sót, dài 8 km (cũng có tài liệu giới hạn lạch Sót chỉ từ Hộ Độ trở xuống). Lạch Sót thu nhận nước từ ba nguồn là: Sông Nghèn - Hà Hoàng, sông Cày và sông Rào Cái[6]. Ba nguồn này hợp lưu không cùng một chỗ nhưng đều qua Cửa Sót mà đổ ra biển từ 36 đến 40 triệu m3 nước và trên 70.000 tấn bùn cát mỗi năm[5].

Lạch Sót khi chảy cắt ngang tỉnh lộ IX đã tạo ra một bến đò ngang rất lớn với cái tên bến đò Hộ Độ, một thời từng đảm nhận là nơi trung chuyển người và hàng hóa qua lại của huyện Thạch Hà.

Đò Điệm là khúc sâu nhất của đoạn sông này nhưng những phần dưới đó lại quá cạn. Tàu thuyền vì thế phải đỗ ở Vũng Ông (vùng Rồng), trước cửa đền Chiêu Trưng.

Lịch sử:

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Lê Thánh Tông, thì khu vực Cửa Sót "Vũng Rồng, đèn rực cầu tàu" ("Kiều biên thương bạc Long tê hỏa" - thơ Lê Thánh Tông).

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết: "Cửa biển (chỉ cửa Sót) rộng 37 trượng, thủy triều lên sâu 8 thước, thủy triều xuống sâu 5 thước… trước kia thuyền phương Bắc sang nước ta thường đậu ở đây".

Cửa Sót nguyên xưa chảy qua làng Dương Luật (Thạch Hải) phía nam rú Bể, giữa Nam Giới và hòn Mốc. Dòng chảy đó theo thế nước và hướng đông nam của sông Nghèn - Hà Hoàng. Khi sông Sót chảy theo dòng này vẫn có một con hói nhỏ từ Mai Phụ đi xuống Kim Đôi (Thạch Kim). Hói này chảy cùng hướng với sông Rào Cái. Về sau sông Nghèn có bị phân tán, lượng nước yếu dần.

Trong văn hóa dân gian

[sửa | sửa mã nguồn]

Ca dao:

"Khúc sông bên lở bên bồi,

Bên lở lở mãi, bên bồi bồi thêm"

Thơ:

"Biển Nam Giới ai ngờ,

Rồng đá vươn khỏe thế"

Tiến sĩ Bùi Dương Lịch

"Quay mũi thuyền vào ngước cổ trông,

Nhìn xem Nam Giới nước trùng trùng"

Thơ Trịnh Hồng Dực

"Chiều chiều giăng lái,

Thuyền bát ngát nghênh ngang,

Nom vô chợ Hôm Trang

Vui hơn miền thành thị".

Vè nốc đáy

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Hà Tĩnh: Sớm mùa đông nơi cảng Cửa Sót”. Trang web chính thức của Báo Kinh tế & Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2021. Truy cập 15 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ “Ngư dân vùng dịch vươn khơi”. Trang web chính thức của BÁO GIÁO DỤC & THỜI ĐẠI. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2022. Truy cập 15 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ “Nam giới hải môn, cửa sót - Địa danh còn mãi với thời gian”. Trang web chính thức của CỔNG THÔNG TIN ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2022. Truy cập 15 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ “Tấp nập du khách đến với Khu du lịch biển Cửa Sót”. Trang web chính thức của báo Hà Tĩnh. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2021. Truy cập 15 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ a b “Nam giới hải môn, cửa sót - Địa danh còn mãi với thời gian”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2021.
  6. ^ News, VietNamNet. “Huyền thoại về dãy núi Nam Giới”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan