Cephalopholis microprion

Cephalopholis microprion
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Serranidae
Phân họ (subfamilia)Epinephelinae
Chi (genus)Cephalopholis
Loài (species)C. microprion
Danh pháp hai phần
Cephalopholis microprion
(Bleeker, 1852)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Serranus microprion Bleeker, 1852

Cephalopholis microprion, còn được gọi là cá mú chấm đầu trong tiếng Việt,[2] là một loài cá biển thuộc chi Cephalopholis trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1852.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: mikrós (μικρός; "nhỏ") và príōn (πρίων; "lưỡi cưa"), hàm ý đề cập đến răng cưa nhỏ ở rìa sau nắp mang của loài cá này.[3]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

C. microprion có phân bố tập trung ở vùng biển các nước Đông Nam Á, từ biển Andaman trải dài về phía đông đến đảo New Guinea, quần đảo Solomon, PalauVanuatu, giới hạn phía nam đến rạn san hô Great Barrier, đảo Lord Howe (Úc) và Nouvelle-Calédonie.[1][4] Tại Việt Nam, C. microprion mới chỉ được ghi nhận tại quần đảo Cát Bàquần đảo Trường Sa.[5][6]

C. microprion ưa sống ở khu vực mặt bằng rạn, đầm phá, thường trên nền đáy bùn ở độ sâu đến ít nhất là 52 m.[7]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở C. microprion là 25 cm.[7] Thân có màu nâu đen (đôi khi xuất hiện các dải sọc sẫm). Đầu và thân trước có nhiều chấm xanh lam viền đen. Các vây sẫm màu hơn thân và có viền xanh xám ở vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi. Nửa thân sau của cá con có màu vàng nhạt.[8]

Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 15–16; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 15–16; Số vảy đường bên: 46–50.[9]

Sinh học

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của cá mú rạn gồm những loài cá nhỏ hơn và động vật giáp xác.[7]

Thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

Do kích thước nhỏ mà C. microprion không phải loài được nhắm mục tiêu trong ngành ngư nghiệp, chủ yếu được đánh bắt tình cờ.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Sadovy, Y. & Leung Lap Boon, B. (2018). Cephalopholis microprion. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2018: e.T132789A100455715. doi:10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T132789A100455715.en. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Nguyễn Nhật Thi (2008). Cá biển Việt Nam (PDF). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2022.
  3. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Perciformes: Suborder Serranoidei (part 2)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2022.
  4. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Serranus microprion. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2022.
  5. ^ Nguyễn Nhật Thi; Nguyễn Văn Quân (2005). “Đa dạng sinh học và giá trị nguồn lợi cá rạn san hô biển Việt Nam”. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  7. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Cephalopholis microprion trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  8. ^ Joe Shields. Cephalopholis microprion Serranidae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2022.
  9. ^ Randall, Roger C.; Allen, Gerald R.; Steene (1997). Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 102. ISBN 0-8248-1895-4.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan