Chân Lạp

Chân Lạp
Tên bản ngữ
  • អាណាចក្រចេនឡា
550–802
Location of Chân Lạp
Vị thếĐế quốc
Thủ đô
Ngôn ngữ thông dụngKhmer cổ, tiếng Phạn
Tôn giáo chính
Hindu giáo, Phật giáo
Lịch sử
Thời kỳTrung Cổ
• Vassal of Fúnán
550
• Embassy to China
616/617
• Chia tách "Lục Chân Lạp" và "Thủy Chân Lạp"
706/717
• Tuyên bố Đế quốc Khmer
802
Tiền thân
Kế tục
Phù Nam
Đế quốc Khmer
Hiện nay là một phần của Campuchia
 Lào
 Thái Lan
 Việt Nam


Lịch sử Campuchia

Phù Nam (thế kỷ 1- 550)
Chân Lạp (550-802)
Đế quốc Khmer (802-1432)
Thời kỳ hậu Angkor (1432-1863)
Campuchia thuộc Pháp (1863-1946)
Campuchia thuộc Nhật (1945)
Vương quốc Campuchia (1946-1953)
Vương quốc Campuchia (1953-1970)
Cộng hòa Khmer (1970-1975)
Campuchia Dân chủ (1975-1979)
Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979-1989)
Liên minh chính phủ Kampuchea Dân chủ (1982-1992)
Nhà nước Campuchia (1989-1992)
Cơ quan chuyển tiếp Liên Hợp Quốc tại Campuchia (1992-1993)
Vương quốc Campuchia (1993-nay)
sửa

Chân Lạp, Chenla hay Zhenla (giản thể: 真腊; phồn thể: 真臘; Hán-Việt: Chân Lạp; bính âm: Zhēnlà; Wade–Giles: Chen-la; tiếng Khmer: ចេនឡា, phát âm: Chơn La) là nhà nước của người Khmer tồn tại trong giai đoạn từ khoảng năm 550 tới năm 802 trên phần phía nam của bán đảo Đông Dương gồm cả Campuchia và một số tỉnh phía Nam của Việt Nam hiện tại.

Triều đại các vị vua của Chân Lạp theo truyền thuyết có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ). Từ "campu" cũng bắt nguồn cho tên gọi của Campuchia sau này.

Các vương quốc láng giềng xung quanh vào thời kỳ ban đầu là Chăm Pa ở phía đông, Phù Nam ở phía nam và Dvaravati (thuộc Thái Lan ngày nay) ở về phía tây bắc.

Ban đầu là một nhà nước chư hầu của Phù Nam (khoảng cho tới năm 550)[1], trong vòng 60 năm sau đó nhà nước này đã giành được độc lập và dần dần lấn lướt Phù Nam. Đến thế kỷ 6 thì họ đã xâm chiếm được miền bắc của Phù Nam. Cuối cùng, trong thế kỷ 7 (khoảng giai đoạn 612-628), nhà nước này đã xâm chiếm toàn bộ Phù Nam, chiếm toàn bộ dân cư của nhà nước đó nhưng lại hấp thu nền văn hóa của họ. Năm 613, Ishanapura trở thành kinh đô đầu tiên của đế quốc mới[1].

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Chân Lạp - Phù Nam, vào năm 600

Người Khmer đã tiến tới sông Mê Kông từ phía bắc sông Chao Phraya thông qua Thung lũng sông Mun. Ban đầu người Khmer định cư trong một khu vực tương ứng với phần đất là miền trung và nam Lào cùng với vùng đông bắc Thái Lan ngày nay. Các ghi chép sử học Trung Hoa cổ đại đề cập tới hai vị vua, Shrutavarman (trị vì 435-495) và Shreshthavarman (trị vì 495-530), những người trị vì tại kinh đô Shreshthapura nằm ở miền nam Lào ngày nay[2], có lẽ trong khu vực cận kề Wat Phu gần Champasak[3]. Đến thời vua Bhavavarman I (550-598) với kinh đô đặt tại Bhavapura (ngày nay có lẽ là khu vực Sambor Prei Kuk, tỉnh Kampong Thom, Campuchia), Chân Lạp bắt đầu một số chiến dịch chống lại Phù Nam. Sau khi Bhavavarman I chết năm 598, người anh em của ông là Citrasena (tên gọi khi trị vì là Mahendravarman, thực tế cầm quyền từ năm 590) đã tiếp tục công việc xâm chiếm Phù Nam. Ishanavarman I, con trai của Citrasena, đã hoàn thành công cuộc xâm chiếm vương quốc Phù Nam trong giai đoạn 612-628. Ông đổi tên kinh đô từ Bhavapura thành Ishanapura[2].

Sau khi vua Bhavavarman II chết năm 656, phần lớn Chân Lạp bị chia tách thành các tiểu quốc nhỏ độc lập. Vua Jayavarman I đã có những cố gắng để thống nhất đất nước và ông đã giành lại phần lớn phần lãnh thổ được vua Ishanavarman I cai trị trước đó.

Sau khi vua Jayavarman I chết năm 700, rối loạn trong vương quốc lại xảy ra và vương quốc lại bị chia nhỏ giữa nhiều thế lực cát cứ. Các sử liệu Trung Hoa thì cho rằng trong thế kỷ 8, Chân Lạp bị chia thành hai tiểu quốc là Lục Chân Lạp (với trung tâm của Lục Chân Lạp khi đó là tỉnh Champasak ngày nay của Lào) và Thủy Chân Lạp (tương ứng với khu vực đồng bằng sông Cửu LongViệt Nam và miền nam Campuchia ngày nay). Từ hai quốc gia này có lẽ lại tách ra thành một vài tiểu quốc khác, tiếp tục làm suy yếu Chân Lạp. Các tiểu quốc chủ yếu tại Thủy Chân Lạp là Shambupura, Vyadhapura, Souht Prei Veng, Bhavapura, với trung tâm tại Sambor Prei Kuk. Năm 716, Pushkaraksha, người cai trị Shambhupura (khu vực Kratie ngày nay) tuyên bố mình là vua của toàn bộ Kambuja. Cũng trong khoảng thời gian này, Shambhuvarman, con trai của Pushkaraksha, đã kiểm soát phần lớn Thủy Chân Lạp cho tới khi (cũng trong thế kỷ 8) người Mã Laingười Java thống trị trên nhiều tiểu quốc Khmer. Cổ sử còn đề cập tới Rjendravarman I, con trai của Sambhuvarman và Mahipativarman, con trai của Rjendravarman I. Ông này có lẽ là vị vua bị người Java chặt đầu[2].

Các vị vua Chân Lạp

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ tự Vua Trị vì
1 Bhavavarman I 550–600
2 Mohendravarman 600–616
3 Isanavarman I 616–635
4 Bhavavarman II 639–657
5 Candravarman? ?
6 Jayavarman I 657–690
7 Queen Jayavedi 690–713
8 Sambhuvarman 713–716
9 Pushkaraksha 716–730
10 Sambhuvarman 730–760
11 Rajendravarman I 760–780
12 Mahipativarman 780–788
  1. ^ a b "Chenla (Pre-Angkor Era)". History of Cambodia”. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2004.
  2. ^ a b c Chronology of Khmer Kings - Chenla[liên kết hỏng]
  3. ^ “Rise of Kambuj”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Erga Kenesis Di Raskreia (Kor. 에르가 케네시스 디 라스크레아) là Lãnh chúa hiện tại của Quý tộc. Cô ấy được biết đến nhiều hơn với danh hiệu Lord hơn là tên của cô ấy.
Giải đáp một số câu hỏi về Yelan - Genshin Impact
Giải đáp một số câu hỏi về Yelan - Genshin Impact
Yelan C0 vẫn có thể phối hợp tốt với những char hoả như Xiangling, Yoimiya, Diluc
Công nghệ thực phẩm: Học đâu và làm gì?
Công nghệ thực phẩm: Học đâu và làm gì?
Hiểu một cách khái quát thì công nghệ thực phẩm là một ngành khoa học và công nghệ nghiên cứu về việc chế biến, bảo quản và phát triển các sản phẩm thực phẩm
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền xuất hiện trong Sách Khải Huyền – cuốn sách được xem là văn bản cuối cùng thuộc Tân Ước Cơ Đốc Giáo