Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp đỡ cải thiện nó hoặc thảo luận về những vấn đề này trên trang thảo luận.
|
Campuchia
(1975–1976) Campuchia Dân chủ (1976–1979) |
|||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||||||||
1975–1979 | |||||||||||||
Tổng quan | |||||||||||||
Vị thế | Quốc gia có chủ quyền (1975–1979) Chính phủ lưu vong được Liên Hợp Quốc công nhận (1979–1982) | ||||||||||||
Thủ đô và thành phố lớn nhất | Phnôm Pênh | ||||||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Tiếng Khmer | ||||||||||||
Chính trị | |||||||||||||
Chính phủ | Cộng hòa độc tài toàn trị độc đảng cộng sản | ||||||||||||
Thủ tướng | |||||||||||||
• 1975–1976 | Penn Nouth | ||||||||||||
• 1976 | Khieu Samphan | ||||||||||||
• 1976–1979 | Saloth Sar (lãnh đạo độc tài) | ||||||||||||
Lập pháp | Hội đồng đại diện nhân dân Campuchia | ||||||||||||
Lịch sử | |||||||||||||
Thời kỳ | Chiến tranh Lạnh | ||||||||||||
1967–1975 | |||||||||||||
17 tháng 4 1975 | |||||||||||||
07 tháng 1, 1979 | |||||||||||||
Kinh tế | |||||||||||||
Đơn vị tiền tệ | Không, vì tiền tệ bị hủy bỏ (xem Lịch sử Campuchia) | ||||||||||||
Mã ISO 3166 | KH | ||||||||||||
|
Lịch sử Campuchia |
---|
Phù Nam (thế kỷ 1- 550) |
Chân Lạp (550-802) |
Đế quốc Khmer (802-1432) |
Thời kỳ hậu Angkor (1432-1863) |
Campuchia thuộc Pháp (1863-1946) |
Campuchia thuộc Nhật (1945) |
Vương quốc Campuchia (1946-1953) |
Vương quốc Campuchia (1953-1970) |
Cộng hòa Khmer (1970-1975) |
Campuchia Dân chủ (1975-1979) |
Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979-1989) |
Liên minh chính phủ Kampuchea Dân chủ (1982-1992) |
Nhà nước Campuchia (1989-1992) |
Cơ quan chuyển tiếp Liên Hợp Quốc tại Campuchia (1992-1993) |
Vương quốc Campuchia (1993-nay) |
Campuchia Dân chủ (tiếng Khmer: កម្ពុជាប្រជាធិបតេយ្យ, chuyển tự Kămpŭchéa Prâchéathĭpatai, phát âm tiếng Khmer: [kam.pu.ciə.prɑ.ciə.tʰɨp.paʔ.taj]; còn gọi là Kampuchea (tiếng Khmer: កម្ពុជា, Kămpŭchéa) là một nhà nước ở Đông Nam Á từ năm 1975 đến năm 1979 và là chế độ được thành lập bởi Khmer Đỏ khi phong trào này lật đổ chế độ Cộng hòa Khmer của Lon Nol. Sau khi bị Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công và giành quyền kiểm soát hầu hết khắp đất nước, chính quyền Campuchia Dân chủ vẫn tồn tại như một nhà nước tàn dư được phương Tây và Trung Quốc hỗ trợ. Năm 1982, Khmer Đỏ thành lập Liên minh chính phủ Kampuchea Dân chủ với 2 phe là Đảng FUNCINPEC bảo hoàng và Mặt trận Nhân dân Khmer Giải phóng Quốc gia (KPNLF) chống Cộng nhằm kế thừa tư cách đại diện của chế độ Campuchia Dân chủ trong cộng đồng quốc tế và để lấy sự chính danh cho cuộc đấu tranh chống lại nhà nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia được hỗ trợ bởi Việt Nam. Năm 1990 đổi tên thành Campuchia để tham gia đoàn đàm phán tại Hội nghị Hòa bình Paris được tổ chức vào năm 1991.
Năm 1970, Thủ tướng Lon Nol và Quốc hội Campuchia phế truất hoàng đế Campuchia Norodom Sihanouk để thành lập Cộng hòa Khmer, Sihanouk tham gia liên minh với Khmer Đỏ chống lại chính phủ Cộng hòa Khmer. Lợi dụng việc chiếm đóng của Việt Nam ở phía đông Campuchia, nước Mỹ rải thảm nhiều vùng rộng lớn khác nhau trên khắp đất nước, và Sihanouk, Khmer Đỏ đã đại diện cho một liên minh hòa bình đại diện cho đa số người dân.
Với sự ủng hộ của người dân tại vùng nông thôn, Khmer Đỏ đã chiếm được thành phố Phnôm Pênh vào ngày 17 tháng 4 năm 1975. Họ tiếp tục sử dụng Sihanouk như lãnh đạo bù nhìn cho nhà nước Campuchia Dân chủ cho đến 2 tháng 4 năm 1976 khi Sihanouk từ chức cương vị lãnh đạo Nhà nước. Sihanouk vẫn được thoải mái, nhưng không an toàn, bị quản thúc tại gia ở Phnôm Pênh. Đến cuối cuộc chiến tranh với Việt Nam, ông sang Hoa Kỳ, nơi ông vận động cho Kampuchea Dân chủ trước Hội đồng Bảo an. Cuối cùng ông chuyển tới Trung Quốc.
Vào tháng 1 năm 1976 Đảng Cộng sản Campuchia (CPK) ban hành "Hiến pháp của Kampuchea Dân chủ". Hiến pháp quy định một Hội đồng đại biểu Nhân dân Kampuchea (KPRA) được bầu bằng cách bỏ phiếu kín trong cuộc tổng tuyển cử trực tiếp và một Ủy ban Thường vụ Nhà nước được lựa chọn và bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng chỉ họp một lần vào tháng 4 năm 1976. Các thành viên của Hội đồng không bao giờ được bầu; Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Campuchia bổ nhiệm Chủ tịch và các quan chức cấp cao khác và cả Ủy ban Thường vụ Nhà nước. Kế hoạch bầu cử được diễn ra, nhưng 250 thành viên của Hội đồng thực tế được bổ nhiệm bởi Đảng Cộng sản Campuchia.
Trên thực tế tất cả các quyền lực thuộc về Ủy ban Thường vụ Đảng Cộng sản Campuchia, các thành viên trong số đó bao gồm Tổng Bí thư kiêm Thủ tướng Pol Pot, Phó Tổng Bí thư kiêm chủ tịch Quốc hội Nuon Chea, So Phim phó chủ tịch thứ nhất đoàn chủ tịch nhà nước, Moul Sambath phó chủ tịch thứ hai, Ta Mok phó chủ tịch quốc hội kiêm bí thư khu tây nam, Vorn Vet phó thủ tướng, Son Sen bộ trưởng quốc phòng, Ieng Sary Bộ trưởng ngoại giao và Chou Chet Bí thư khu Tây. việc hàng ngày được điều hành từ Văn phòng 870 tại Phnôm Pênh. Văn phòng 870 và Uỷ ban thường vụ cũng đã được biết đến như là "Trung tâm", "Tổ chức," hoặc " Angkar ".
Khmer Đỏ loại bỏ cấu trúc pháp luật, tư pháp của nước Cộng hòa Khmer. Không có tòa án, thẩm phán, luật hoặc các phiên tòa trong thời kỳ Kampuchea Dân chủ. Các "tòa án nhân dân" quy định tại Điều 9 của Hiến pháp không bao giờ được thiết lập. Các cấu trúc pháp lý cũ được thay thế bằng việc cải tạo, thẩm vấn và an ninh trung tâm nơi người ủng hộ Chính quyền Cộng hoà Khmer trước kia, cũng như người khác, bị giam giữ và thi hành.
Sau khi giành chiến thắng, Đảng Cộng sản Campuchia (CPK) ra lệnh sơ tán dân ra khỏi tất cả các thành phố và thị trấn, đưa những người dân thành thị tới những vùng nông thôn để làm việc như những nông dân, bởi vì CPK đang muốn biến xã hội thành một hình thức mà Pol Pot đang thai nghén.
Sau khi Phnôm Pênh bị chiếm,Khmer Đỏ đã lan truyền tin đồn rằng quân Mỹ đang lên kế hoạch đánh bom thành phố. Những con đường ra khỏi thành phố đã bị tắc do người đi sơ tán. Dân số Phnôm Pênh với số lượng 2,5 triệu người, nhưng 1,5 triệu người đã tị nạn,trung tâm đô thị gần như bỏ hoang. Sơ tán cũng tương tự xảy ra tại Battambang, Kampong Cham, Siem Reap, Kampong Thom, và ở các thị trấn khác.
Hàng nghìn người đã chết đói và chết vì bệnh tật trước khi Đảng Cộng sản Campuchia giành được chính quyền. Hàng nghìn người chết đói hay chết vì bệnh tật trong thời gian tản cư sau đó và vì những hậu quả của nó. Nhiều người trong số đó bị buộc phải rời khỏi các thành phố và định cư tại những ngôi làng mới được lập nên, thiếu lương thực, dụng cụ lao động và chăm sóc y tế. Nhiều người từng sống trong các thành phố và đã đánh mất khả năng tự kiếm sống để tồn tại trong môi trường nông nghiệp. Hàng nghìn người chết đói trước khi mùa màng được thu hoạch. Thiếu ăn và suy dinh dưỡng - ở bờ vực của nạn đói – là điều xảy ra liên tục trong nhiều năm. Đa số các lãnh đạo quân sự và dân sự của chế độ cũ, những người không thể che giấu được nhân thân của mình đã bị hành quyết.
Chính phủ mới tìm cách tái cơ cấu hoàn toàn lại xã hội Campuchia. Những tàn tích của xã hội cũ bị xoá bỏ và tôn giáo bị đàn áp, đặc biệt là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Nông nghiệp được hợp tác hoá, và những gì còn sót lại của một cơ sở công nghiệp bị vứt bỏ hay bị đưa vào dưới quyền kiểm soát của nhà nước. Campuchia không có hệ thống tiền tệ cũng như hệ thống ngân hàng.
Cuộc sống ở nước Campuchia Dân chủ rất ngặt nghèo và bạo tàn. Ở nhiều vùng trong nước, người dân bị bố ráp và bị hành quyết vì tội nói tiếng nước ngoài, đeo kính, bới rác kiếm thức ăn, thậm chí là than khóc khi có người thân qua đời. Những nhà doanh nghiệp thời trước và các quan chức bị săn đuổi một cách tàn nhẫn và bị giết chết cùng toàn bộ gia đình họ. Khmer đỏ sợ rằng những người đó có lòng tin là họ có thể sẽ đứng lên phản đối lại chế độ của chúng. Một số kẻ trung thành với Khmer đỏ thậm chí còn bị giết vì tội không thể kiếm đủ số ‘phản cách mạng’ để hành quyết.
Những ước tính chính xác về số lượng người đã chết trong giai đoạn 1975 và 1979 vẫn chưa có được, nhưng có lẽ hàng trăm ngàn người đã bị hành quyết tàn nhẫn bởi chế độ đó. Hàng trăm ngàn người chết vì đói và bệnh tật (cả dưới thời Khmer đỏ và thời kì từ năm 1978). Một số ước tính về số người chết trong khoảng từ 1 đến 3 triệu người, trong tổng số dân năm 1975 của nước này là 7,3 triệu. CIA ước tính 50.000-100.000 đã bị hành quyết từ 1975 đến 1979.
Quan hệ của nước Campuchia Dân chủ với Việt Nam và Thái Lan trở nên xấu đi nhanh chóng và gây ra các cuộc xung đột biên giới và những khác biệt về ý thức hệ. Đa số các thành viên từng sống tại Việt Nam của đảng này đã bị thanh trừng. Campuchia Dân chủ thiết lập những mối quan hệ chặt chẽ với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, và xung đột Campuchia-Việt Nam đã trở thành một phần của sự đối đầu giữa Trung Hoa-Liên Xô với sự hỗ trợ của Moscow cho Việt Nam. Các cuộc xung đột biên giới ngày càng tệ hại khi Campuchia Dân chủ tấn công quân sự vào các làng bên trong Việt Nam. Campuchia chấm dứt quan hệ với Hà Nội vào tháng 12 năm 1977. Giữa năm 1978, các lực lượng Việt Nam tấn công Campuchia, tiến sâu khoảng 30 km trước khi mùa mưa diễn ra.
Lý do để Trung Quốc ủng hộ Đảng Cộng sản Campuchia là vì họ muốn ngăn chặn phong trào liên kết toàn thể Đông Dương, và giữ vững ưu thế quân sự Trung Quốc trong vùng. Liên bang Xô viết ủng hộ mạnh mẽ cho Việt Nam để giữ một mặt trận thứ hai chống lại Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột giữa họ với Trung Quốc và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Từ khi Stalin qua đời, các quan hệ giữa nước Trung Quốc của Mao Trạch Đông và Liên bang xô viết trở nên lạnh nhạt hơn bao giờ hết. Cuối thập niên 1970 và đầu 1980, giữa Trung Quốc và Việt Nam đã xảy ra một cuộc chiến tranh ngắn (Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979) về vấn đề này.
Tháng 12, năm 1978, Việt Nam thông báo thành lập Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia (KUFNS) dưới sự lãnh đạo của Heng Samrin, một cựu chỉ huy trong quân đội Campuchia Dân chủ. Mặt trận này bao gồm những người Khmer cộng sản còn ở lại Việt Nam sau năm 1975 và các viên chức ở khu vực phía đông – như Heng Samrin và Hun Sen – người từng chạy sang Việt Nam từ Campuchia năm 1978. Cuối tháng 12 năm 1978, các lực lượng Việt Nam tấn công tổng lực vào Campuchia, chiếm Phnôm Pênh ngày 7 tháng 1, và đuổi tàn quân của nước Campuchia Dân chủ chạy về phía tây sang Thái Lan.
Hiến pháp năm 1975 khi Sihanouk còn làm Quốc trưởng hình thức, không đặt ra mục tiêu xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa, và không quy định Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tuy nhiên trong Lời nói đầu Hiến pháp có quy định: ước mong một nước Campuchia độc lập, thống nhất, hòa bình, trung lập, không liên kết, có chủ quyền được toàn vẹn lãnh thổ, một xã hội đạt hạnh phúc thật sự, bình đẳng, công bằng và dân chủ không có kẻ giàu hay người nghèo, không có kẻ bóc lột và người bị lóc lột, một xã hội trong đó mọi người sống hài hòa trong tình đại đoàn kết dân tộc và cùng tham gia đội ngũ lao động chân tay, tăng cường sản xuất vì công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước[1], tức không tham gia một phe nào trên thế giới, và bảo đảm công bằng xã hội, không phân chia lao động trí óc - chân tay, chủ nghĩa quốc gia được nhấn mạnh. Về kinh tế: Mọi phương tiện sản xuất chính yếu quan trọng của là tài sản chung của Nhà nước nhân dân và tài sản chung của các tập thể nhân dân. Tài sản sử dụng hàng ngày vẫn thuộc về cá nhân[1]. Nghĩa là không có bất cứ quyền tư hữu về tư liệu sản xuất. Hiến pháp nhấn mạnh nông nghiệp hơn là công nghiệp.
Về văn hóa: Nền văn hóa của Campuchia Dân chủ mang tính chất dân tộc, đại chúng, hướng tới tương lai, và lành mạnh nhằm phục vụ nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Campuchia thành một quốc gia thịnh vượng hơn bao giờ hết. Nền văn hóa mới này là hoàn toàn đối lập với các nền văn hóa suy đồi, phản động của các giai cấp áp bức, của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc ở Kampuchia[1]. Về quyền công dân: Toàn thể công nhân là người chủ nhà máy của mình. Toàn thể nông dân là người chủ ruộng và đồng lúa. Toàn thể người lao động khác có quyền làm việc. Tuyệt đối không có thất nghiệp ở Kampuchia Dân chủ. Hoàn toàn bình đẳng giữa mọi người Campuchia trong một xã hội bình đẳng, công bằng, dân chủ, hài hòa và hạnh phúc bằng trong tinh thần đoàn kết toàn dân tộc cao cả để cùng nhau bảo vệ và xây dựng đất nước. Nam giới và phụ nữ hoàn toàn bình đẳng trên mọi phương diện. Ngăn cấm chế độ đa thê[1]. Hiến pháp không nhắc đến các nguyên tắc phân phối, chỉ quy định: Mọi công dân của nước Campuchia được hưởng đầy đủ các quyền đối với đời sống vật chất, tinh thần và văn hóa không ngừng nâng cao. Mọi công dân nước Kampuchia Dân chủ được đảm bảo cuộc sống[1]. Hiến pháp cũng không nhắc các quyền tự do cá nhân như hội họp, lập hội, báo chí. Làm chủ ở đây là làm chủ tập thể trên tinh thần "dân chủ", và mọi người đều phải lao động.
Về tôn giáo: Mọi công dân của Campuchia đều có quyền thờ phượng theo bất kỳ tôn giáo nào và quyền không thờ phượng theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo phản động gây phương hại đến nước Kampuchia Dân chủ và nhân dân Kampuchia đều bị cấm tuyệt đối. Về chính sách đối ngoại: Nước Kampuchia Dân chủ tuân thủ một chính sách độc lập, hòa bình, trung lập và không liên kết...Kampuchia Dân chủ đấu tranh thúc đẩy tình đoàn kết với các dân tộc Thế giới thứ ba ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, với nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên toàn thế giới, và góp phần tích cực nhất để tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa thực dân mới, và ủng hộ sự độc lập, nền hòa bình, tình hữu nghị, dân chủ, công bằng, và tiến bộ trên thế giới[1]. Nghĩa là thi hành chính sách dân tộc chủ nghĩa, trung lập nhưng vẫn tích cực chống "đế quốc, thực dân, thực dân mới". Sau khi loại bỏ Sihanouk nhiều chính sách mạnh tay hơn thực hiện, vượt ra ngoài khuôn khổ Hiến pháp.
Mục tiêu của chế độ là đại tu hệ thống xã hội và khôi phục nền kinh tế quốc gia. Chiến lược là phát triển nông nghiệp mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi công nghiệp nhẹ địa phương và thủ công mỹ nghệ. Chính sách tự lực của họ sẽ được tiếp tục trong thời bình. Chính sách này có nghĩa chính phủ tổ chức toàn bộ dân số thành các nhóm lao động cưỡng bức làm việc tại các nông trường nhằm đạt tự túc lương thực. Ngay sau khi nắm quyền, Khmer Đỏ đã tổ chức cưỡng bức dân cư từ thành thị về nông thôn, bởi nhu cầu cấp thiết khôi phục lại kinh tế bị tàn phá trong chiến tranh và thù địch của những người nông dân Khmer Đỏ với các thành phố. Họ xem là cần thiết để "cách mạng hóa" và "thanh lọc" cư dân đô thị và tiêu diệt Phnôm Pênh mà "nông dân coi là vệ tinh của nước ngoài, đầu tiên là Pháp, sau đó là Mỹ, và đã được xây dựng bằng mồ hôi của họ mà không mang lại bất cứ cái gì trong trao đổi". Chỉ những người làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ công cộng thiết yếu như điện và nước là không phải rời thành phố. Họ tuyên bố không có phương tiện vận tải để cung cấp lương thực cho người dân và do đó điều hợp lý để họ có thực phẩm là di dân để họ làm việc trên các cánh đồng trồng lúa.
Khmer Đỏ đã chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Mao, Đảng Cộng sản Pháp và các tác phẩm của Marx và Lenin,với ý tưởng rằng người Khmer là chủng tộc ưu việt. Điều này dẫn đến các cuộc thanh trừng để tạo ra cả một dân tộc thuần túy và xã hội không giai cấp Khmer, theo một số học giả Khmer Đỏ gợi nhớ lại các cuộc thanh trừng của Chủ nghĩa Cộng sản, Chủ nghĩa Quốc gia và Chủ nghĩa Phát xít. Những người khác bác bỏ quan điểm cho rằng chế độ này là chủ nghĩa phát xít trên cơ sở rằng Khmer Đỏ không bảo vệ cho tư hữu. Cơ quan quản lý được gọi là "Angkar Loeu" (Khmer: អង្គការ លើ). Đảng Cộng sản Campuchia (CPK) lãnh đạo tự coi mình là "Angkar Padevat" trong giai đoạn này. Hiến pháp được định nghĩa "nhà nước của nhân dân, công nhân, nông dân, và tất cả người lao động Kampuchea khác".
Trong khi Khmer Đỏ ưu tiên cho nông nghiệp, họ bỏ rơi công nghiệp. Chủ trương của họ là củng cố các nhà máy hiện tại chứ không phải xây mới. Cuộc cách mạng kinh tế mang tính cấp tiến và nhiều tham vọng hơn hẳn các quốc gia cộng sản khác. Nhà nước hoặc hợp tác xã sở hữu tất cả đất đai, không có đất tư nhân như ở Trung Quốc hay Liên Xô. Hiến pháp thông qua tháng 12/1975 tuyên bố tất cả phương tiện sản xuất thuộc sở hữu tập thể của nhà nước. Chính phủ bãi bỏ sở hữu tư nhân về đất đai, Khmer Đỏ tin rằng dưới chính phủ mới, Campuchia phải là một xã hội không giai cấp, hòa hợp hoàn hảo, và cho sở hữu tư nhân là nguồn gốc của ích kỷ và bất công xã hội. Campuchia không dùng tiền mặt, các cửa hàng đóng cửa và người lao động nhận thu nhập của họ dưới hình thức khẩu phần lương thực vì không có tiền trong lưu thông. Lãnh đạo của họ tuyên bố rằng, trong vòng một hai năm, Campuchia sẻ được cung cấp đầy đủ lương thực và xuất khẩu một phần. Để đạt được mục tiêu này trong thời gian ngắn kỷ lục, họ thay hợp tác xã làng bằng công xã lớn. Khẩu hiệu được đưa ra là "Nếu chúng ta có đê điều, chúng ta sẽ có nước, nếu chúng ta có nước, chúng ta sẽ có gạo, nếu chúng ta có gạo, chúng ta sẽ hoàn toàn có thể có tất cả mọi thứ". Nhà nước phân công lao động tùy theo đối tượng, và thường phải làm từ 11 đến 12 giờ/ngày.
Pol Pot tuyên bố "toàn dân chúng ta, quân đội cách mạng của chúng ta và tất cả cán bộ của chúng ta sống dưới chế độ tập thể và thông qua một hệ thống hỗ trợ cộng đồng" "mặc dù chưa đạt điểm sung túc, tiêu chuẩn sống của chúng ta đạt đến mức độ đảm bảo cơ bản tất cả nhu cầu trong tất cả các lĩnh vực". Phnôm Pênh bị biến thành một thị trấn ma với không quá 10.000 người, không cửa hàng, bưu điện, điện thoại, thiếu điện thiếu nước và chính quyền cấm di chuyển tới các tỉnh, trừ xe phân phối gạo và nhiên liệu. Điều kiện sống ở các hợp tác xã không giống nhau. Campuchia đạt được tiến bộ trong cải thiện hệ thống thủy lợi, mở rộng diện tích canh tác lúa, tuy nhiên sản xuất và phân phối gạo được báo cáo là không đạt yêu cầu. Lũ lụt năm 1975 và 1978 gây thiệt hại, nhưng các năm 1976 và 1977 khá hơn thì phân phối gạo là bất bình đẳng và chính phủ không đạt được mức phân phối 570 gram mỗi người mỗi ngày. Lãnh đạo đảng, cán bộ, chiến sĩ, công nhân nhà máy được ăn tốt nhưng trẻ em, người cao tuổi, người bệnh bị đói và suy dinh dưỡng. Cũng có thông tin là chính phủ dự trữ gạo để chuẩn bị chiến tranh với Việt Nam và xuất sang Trung Quốc để đổi lấy nguồn cung cấp quân sự. Khi quân Việt Nam vào Campuchia cuối 1978, kinh tế bị gián đoạn và sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn, dẫn đến khủng hoảng lương thực trầm trọng năm 1979.
Dưới sự lãnh đạo của Pol Pot, thành phố bị bỏ hoang, các tổ chức tôn giáo bị bãi bỏ, sở hữu tư nhân, tiền bạc và thị trường bị loại bỏ. Một chiến dịch diệt chủng chưa từng có xảy ra sau đó đã dẫn đến khoảng 25% dân số đất nước bị giết, với phần lớn bị giết bởi tư tưởng của Khmer Đỏ kêu gọi "trả thù không cân xứng" chống lại những kẻ giàu và những kẻ áp bức. Nạn nhân là kẻ thù của giai cấp như tư bản, các chuyên gia, trí thức, cảnh sát và nhân viên chính phủ (hầu hết thuộc chính quyền Lon Nol), cùng với các dân tộc thiểu số như Trung Quốc, Việt, Lào, và Chăm.
Nạn diệt chủng cơ bản dừng lại sau năm 1979 bởi cuộc tấn công của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia và Quân đội Nhân dân Việt Nam, sau đó Cộng hòa Nhân dân Campuchia (PRK) được thành lập. Cộng hòa Nhân dân Campuchia là một chính phủ thân Liên Xô, bắt đầu hồi sinh lại đất nước sau khi bị tàn phá hoàn toàn. Quá trình này bị cản trở bởi lực lượng Khmer Đỏ, trong đó tập hợp dọc biên giới Thái Lan và giữ lại chính quyền của Campuchia Dân chủ trong khu vực kiểm soát. Tình hình càng trầm trọng hơn bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ủng hộ lớn nhất cho Khmer Đỏ, và hầu hết nước phương Tây tiếp tục công nhận Kampuchea Dân chủ là chính phủ hợp pháp của đất nước.