Trung Hoa Dân Quốc
Chính phủ Quốc dân |
|||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||||||||||||
1925–1948 | |||||||||||||||||
Khu vực hành chính pháp lý Trung Hoa Dân Quốc năm 1945 | |||||||||||||||||
Tổng quan | |||||||||||||||||
Thủ đô | Quảng Châu (1925–1926) Vũ Hán (1927, 1937–1938) Nam Kinh (1927–1937, 1946–1948) Lạc Dương (1932) Tây An (1932) (bồi đô) Trùng Khánh (1937–1946) | ||||||||||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Hán ngữ | ||||||||||||||||
Chính trị | |||||||||||||||||
Chính phủ | Quốc gia theo chủ nghĩa Tam Dân chế độ ủy ban chấp chính độc đảng | ||||||||||||||||
Chủ tịch Chính phủ Quốc dân | |||||||||||||||||
• 1925–1926 | Uông Triệu Minh | ||||||||||||||||
• 1928 | Đàm Diên Khải | ||||||||||||||||
• 1928–1931 | Tưởng Giới Thạch | ||||||||||||||||
• 1931–1943 | Lâm Sâm | ||||||||||||||||
• 1943–1948 | Tưởng Giới Thạch | ||||||||||||||||
Ủy viên trưởng Ủy ban Quân sự Chính phủ Quốc dân | |||||||||||||||||
• 1932–1946 | Tưởng Giới Thạch | ||||||||||||||||
Lập pháp | Lập pháp viện (1928-1948) Quốc dân tham chính hội (1938-1948) Hội nghị hiệp thương chính trị (1946) Quốc dân đại hội chế hiến (1946) | ||||||||||||||||
Lịch sử | |||||||||||||||||
Thời kỳ | Giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh Chiến tranh thế giới thứ hai Chiến tranh Lạnh | ||||||||||||||||
• Kiến lập | 1 tháng 7 năm 1925 | ||||||||||||||||
• Bắt đầu Bắc phạt | 29 tháng 7 năm 1926 | ||||||||||||||||
• Đông Bắc đổi cờ | 29 tháng 12 năm 1928 | ||||||||||||||||
• Kháng chiến bùng phát | 7 tháng 7 năm 1937 | ||||||||||||||||
• Kháng chiến kết thúc | 15 tháng 8 năm 1945 | ||||||||||||||||
• Thi hành hiến pháp | 20 tháng 5 năm 1948 | ||||||||||||||||
Kinh tế | |||||||||||||||||
Đơn vị tiền tệ | viên pháp tệ | ||||||||||||||||
Mã ISO 3166 | CN | ||||||||||||||||
|
Chính phủ Quốc dân Trung Hoa Dân quốc (tiếng Trung: 中華民國國民政府; bính âm: Zhōnghuámínguó Guómínzhèngfǔ, giản xưng Chính phủ Quốc dân tiếng Trung: 國民政府) hay còn được gọi là Đệ nhị Trung Hoa Dân quốc và Đệ nhị Cộng hòa Trung Hoa là chính phủ trung ương và cơ quan hành chính tối cao Trung Hoa Dân Quốc thời kỳ huấn chính, do Đại bản doanh Đại nguyên soái Lục-Hải quân Trung Hoa Dân Quốc cải tổ thành[1][2], thành lập vào ngày 1 tháng 7 năm 1925, kết thúc vào ngày 20 tháng 5 năm 1948. Từ khi thành lập cho đến năm 1928, Chính phủ Quốc dân và Chính phủ Bắc Dương tại Bắc Kinh đối lập lẫn nhau; sau Bắc phạt thống nhất toàn quốc vào năm 1928, trở thành chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho Trung Quốc. Từ năm 1937 đến năm 1945, Chính phủ Quốc dân lãnh đạo Trung Quốc tiến hành Chiến tranh kháng Nhật, từ sau sự kiến Trân Châu Cảng bắt đầu cùng Đồng Minh đối kháng phe Trục. Ngày 20 tháng 5 năm 1948, căn cứ theo "Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc" năm 1947, tổng thống và phó tổng thống được lựa chọn chính thức nhậm chức, Chính phủ Quốc dân cải tổ thành Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc như hiện nay.
Chính phủ Quốc dân được Trung Quốc Quốc Dân đảng kiến lập theo "đại cương kiến quốc Chính phủ Quốc dân" của Tôn Trung Sơn, do Trung Quốc Quốc Dân đảng cầm quyền, chức vị chủ yếu đều do đảng viên của đảng này đảm nhiệm, song cũng tiếp nhận nhân sĩ ngoài đảng tham dự. Trong thời gian tồn tại, Trung Quốc Quốc Dân đảng nhiều lần phát sinh xung đột và phân liệt nội bộ, dẫn đến bộ phận đảng viên rời bỏ để tự thành lập "Chính phủ Quốc dân". Ngoài ra, sau khi thi hành hiến pháp, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc trong thời kỳ Trung Quốc Quốc Dân đảng cầm quyền nhiều trường hợp vẫn thường được gọi là "Chính phủ Quốc dân" và thường đã để phân biệt với nhà nước cộng sản ở Đại lục trước khi Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc cho phép dân chủ hoá chính thức từ năm 1991.