Chùa Hương (thơ)

"Chùa Hương" 
của Nguyễn Nhược Pháp
Quốc giaLiên bang Đông Dương
Ngôn ngữTiếng Việt
Thể thứcThơ năm chữ
Ngày xuất bản1935; 89 năm trước (1935)

Chùa Hương là một bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp, in trong tập "Ngày xưa" vào năm 1935.[1][2] Đây là bài thơ được xem là nhiều người biết đến nhất của Nguyễn Nhược Pháp và đã từng được phổ nhạc.[3]

Xuất xứ

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1934, Nguyễn Vỹ và Nguyễn Nhược Pháp đi hội Chùa Hương cùng với hai cô nữ sinh.[4][2] Đến rừng mơ, hai người gặp một bà cụ và một cô con gái tuổi đôi mươi, vừa lên chùa vừa niệm phật "Nam mô cứu khổ cứu nạn đại từ đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát".[5] Nguyễn Nhược Pháp đã bắt gặp cô trong tình trạng bối rối, ông đã gặp bắt chuyện với cô và hai cô gái đi chung cầm máy ảnh chụp lại, sau đó bỏ rơi hai người lúc nào không hay.[5][2] Hai người phải ngủ nhờ hai mẹ con cô gái quê. Sau khi hai nhà văn quay trở về Hà Nội, hai cô đều phiền trách nhà văn Nguyễn Vỹ và ông, nhưng vẫn đưa lại cho ông một tấm ảnh ông chụp cùng với cô gái mặc áo the ấy.[4]

Ban đầu, bài thơ được đề tên là "Cô gái chùa Hương". Tuy nhiên, sau khi được in trong tập "Ngày xưa", bài thơ chỉ còn hai chữ "Chùa Hương".[5][2][4] Ở đầu bài thơ, ông đã ghi như sau.

Thiên ký sự của cô bé ngày xưa.[6]

Sau đó, ở cuối bài thơ, ông còn viết thêm một đoạn tái bút.

Thiên ký sự đến đây là hết. Tôi tin rồi hai người sẽ lấy nhau, vì không lấy được nhau thì cô gái còn viết nhiều. Lấy nhau rồi là hết chuyện.[6]

Bài thơ bao gồm 34 khổ và 170 câu.[7] (có nguồn nói gồm 136 câu.[5])

Chuyển thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát đã được hai nhạc sĩ Trần Văn KhêTrung Đức lần lượt phổ nhạc.[8]

Đi chơi chùa Hương

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1945, Trần Văn Khê phổ nhạc bài thơ "Chùa Hương" thành bài "Đi chơi chùa Hương".[9][6][5] Tuy nhiên, bài hát này rất dài và khó hát, xen lẫn hát, nói và ngâm thơ. Ca sĩ Mộc Lan là người trình bày thành công và được khán giả mến mộ.[5][6][10][11][12]

Em đi chùa Hương

[sửa | sửa mã nguồn]
"Em đi chùa Hương"
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt
Thu âmÁi Vân
Thể loạiNhạc quê hương
Soạn nhạcTrung Đức
Viết lờiNguyễn Nhược Pháp

Năm 1980, Trung Đức đã phổ nhạc cho bài hát này, khiến bài hát này đã được nhiều người biết đến hơn.[13][14] Bài hát đã được nhiều ca sĩ trong nước lẫn hải ngoại trình diễn, như Ái Vân,[15][16] Quang Lê,[17][18] Thanh Lan,[19] Ái Xuân và Hồng Vân.[20] Theo nhạc sĩ Trung Đức, ban đầu bài hát để tên tác giả là Trần Văn Khê vì ông nghĩ rằng mình chỉ là ca sĩ, sáng tác thì sẽ không ai tin.[21] Sau này, tên tác giả được trả về như cũ.[22] Đồng thời, một số người đã nhầm lẫn giữa hai bài phổ nhạc của Trung ĐứcTrần Văn Khê.[23]

Xuất hiện trong các đại nhạc hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Paris By Night
[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ái Vân – Paris By Night 15
  • Tú Quyên - Thanh Trúc – Paris By Night 91
  • 16 nữ ca sĩ – Paris By Night 109

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thơ Anh Ngọc nhận xét rằng, đây là một bài thơ có nhiều chi tiết và câu chữ thần tình, là một bài thơ kể chuyện và tất cả đều được nhìn qua đôi mắt của người kể chuyện, là cái nhìn hồn nhiên, ngơ ngác của người lần đầu đi chơi xa.[24] Thành Nguyễn – một nhà báo của báo Khánh Hòa nhận xét rằng, bài thơ Chùa Hương vượt qua việc miêu tả nét đẹp truyền thống với dải yếm đào, quần lĩnh, áo the mới, nón quai thao, đôi hài cong..., Chùa Hương được nhiều người nhớ đến một ký sự du xuân gắn liền với mối tình e ấp của nàng thiếu nữ mới lớn.[25] Nhà báo Phạm Khải đã nhận xét rằng, với độ dài lên tới 136 câu là một dịp để tác giả thể hiện cái tài kể chuyện duyên dáng và dí dỏm, là bài thơ ngũ ngôn dài nhất trong số những bài ngũ ngôn được ghi nhận là hay của các nhà thơ mới.[26]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đỗ Thu Thủy (8 tháng 11 năm 2018). “Nguyễn Nhược Pháp - nhìn từ truyện ngắn”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ a b c d Minh Trí – C. Tôm (28 tháng 5 năm 2016). “Chuyện ít người biết về tác giả bài thơ Chùa Hương”. Báo Pháp Luật Việt nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Hằng Châu (25 tháng 11 năm 2018). “Nguyễn Nhược Pháp có nhiều hơn bài thơ "Chùa Hương". Báo Thời Nay. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ a b c Tiền phong Chủ nhật (26 tháng 3 năm 2006). “Thi sĩ đoản mệnh Nguyễn Nhược Pháp”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ a b c d e f Nhacxua.vn (21 tháng 9 năm 2019). “Giai thoại bài thơ "Chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp – Cô gái Chùa Hương sống mãi tuổi 15”. Nhạc Xưa. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ a b c d Gia Đình (23 tháng 1 năm 2010). “Kỳ duyên giữa nghệ sĩ tài danh và "cô gái chùa Hương". Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Đỗ Anh Vũ (8 tháng 2 năm 2021). “Những bài thơ Việt hơn một lần được phổ nhạc”. Báo Văn Nghệ. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Vũ Trung Kiên (30 tháng 11 năm 2018). “Hoa một mùa: Tập hợp gia tài văn chương của Nguyễn Nhược Pháp”. Báo Đồng Nai. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ Ngô Khiêm (30 tháng 6 năm 2021). “Có một "di sản" khác của Hà Tây”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ Lê Anh (3 tháng 10 năm 2018). “Danh ca Mộc Lan: Cuộc đời chìm nổi của họa mi gắn với những ông vua không ngai”. Đời Sống Pháp Luật. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ Hà Đình Nguyên (15 tháng 6 năm 2015). “Người làm rạng rỡ âm nhạc Việt - Kỳ 5: 50 năm 'chim Việt nhớ cành nam'. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ Hà Đình Nguyên (19 tháng 2 năm 2010). “Chuyện tình nghệ sĩ Mộc Lan - Bài 1: Gặp nữ danh ca”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ Lê Quang Vinh (9 tháng 11 năm 2018). "Hoa một mùa" nở, sau 80 năm tài hoa bạc mệnh Nguyễn Nhược Pháp đi xa”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  14. ^ Hồ Sơn (6 tháng 9 năm 2019). “Món quà từ những tác giả quá cố”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  15. ^ Ái Vân (10 tháng 5 năm 2016). “Tự truyện Ái Vân - Để gió cuốn đi: Về với Thúy Nga Paris”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  16. ^ Thy Nga (2 tháng 2 năm 2004). “Ngày xuân đi lễ chùa”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  17. ^ Tam Kỳ (6 tháng 3 năm 2019). “Quang Lê: 'Tôi từng bị đồng nghiệp chê hát không giống ai'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  18. ^ Thanh Thanh (6 tháng 3 năm 2019). “Quang Lê từng bị chê "lấy hơi như trâu", hát Bolero chẳng giống ai”. VOV. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2021.
  19. ^ Dạ Ly (12 tháng 7 năm 2017). “Ca sĩ Thanh Lan và những câu chuyện chưa kể”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  20. ^ Hồ An (23 tháng 9 năm 2017). “Hồng Vân nổi nóng khi liên tục bị đàn em giễu cợt cân nặng”. Báo Giao Thông. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2021.
  21. ^ Lê Đức Dương (4 tháng 4 năm 2014). “Chàng "chân quê". Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  22. ^ VOV (20 tháng 2 năm 2012). “Em đi chùa Hương”. Báo Phú Thọ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  23. ^ Nguyễn Đình San (24 tháng 4 năm 2016). “Những nhạc sĩ… "tay ngang" và những ca khúc nổi tiếng”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  24. ^ Nhân Dân (18 tháng 3 năm 2004). "Chùa Hương" - Nguyễn Nhược Pháp”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  25. ^ Thành Nguyễn (24 tháng 1 năm 2014). “Nguyễn Nhược Pháp - thi sĩ của "ngày xưa". Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  26. ^ Phạm Khải (30 tháng 7 năm 2011). “Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp: Một "ca' đặc biệt của phong trào Thơ mới”. Báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
4 thương hiệu pizza ngon khó cưỡng
4 thương hiệu pizza ngon khó cưỡng
Bạn có biết bạn sẽ “nạp thêm” trung bình là 250 kcal khi ăn một chiếc pizza không? Đằng nào cũng “nạp thêm” từng đó kcal thì 4 thương hiệu pizza mà MoMo đề xuất dưới đây sẽ không làm bạn phải thất vọng. Cùng điểm qua 4 thương hiệu pizza mà MoMo “chọn mặt gửi vàng” cho bạn nhé!
Distinctiveness quan trọng như thế nào?
Distinctiveness quan trọng như thế nào?
Tức là thương hiệu nào càng dễ mua, càng được nhớ đến trong nhiều bối cảnh mua hàng khác nhau thì sẽ càng được mua nhiều hơn và do đó có thị phần càng lớn
Tổng quan về Chu Du - Tân OMG 3Q
Tổng quan về Chu Du - Tân OMG 3Q
Chu Du, tự Công Cẩn. Cao to, tuấn tú, giỏi âm luật
Visual Novel Nekopara vol.1 Việt Hoá
Visual Novel Nekopara vol.1 Việt Hoá
Câu chuyện kể về Minazuki Kashou, con trai của một gia đình sản xuất bánh kẹo truyền thống bỏ nhà ra đi để tự mở một tiệm bánh của riêng mình tên là “La Soleil”