Chùa Yên Phú (Thanh Vân Cổ Tự) | |
---|---|
Vị trí | |
Quốc gia | Việt Nam |
Địa chỉ | xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội |
Thông tin | |
Tôn giáo | Phật giáo |
Tông phái | Giáo hội Phật giáo Việt Nam |
Khởi lập | Thành lập vào những năm đầu Công nguyên |
Quản lý | Tào Động, Giáo hội Phật giáo Việt Nam |
Cổng thông tin Phật giáo | |
Chùa Yên Phú nằm ở xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được thành lập vào những năm đầu Công nguyên [1].
Chùa Yên Phú còn có tên là Thanh Vân Cổ Tự. Tương truyền chùa có từ thời Hai Bà Trưng do sư bà Phương Dung, con ông Trương Công và bà Phùng Thị Huệ, chủ trì.[2]
Năm 16 tuổi, Phương Dung một lòng mộ đạo, quyết không lấy chồng, xuất gia tại chùa Thanh Vân cổ tự.
Mội hôm vào giờ mùi, bà tắm ở sông Kim Ngưu thấy đám mây lành sà xuống quấn lấy thân thể, bà kinh hãi trờ về chùa.
Đêm đó, bà nằm mơ có vị tướng mặc áo gấm, đeo ngọc đến bảo rằng là thủy thần và làng này phúc dày nên sẽ có 2 vị thủy thần đầu thai xuống, đừng lo lắng. Hôm sau, đi qua miếu bà thấy 2 quả trứng rất to bèn mang về chùa, tiếng sấm nổ, 2 quả trứng nở thành 2 người đầu người mình rắn, bà biết đó là thủy thần, ngày đó là 22/4 năm Quý Tỵ.
Dân làng kéo đến xem, 2 vị thủy thần bảo dân làng, họ là thủy thần mà làng thờ cúng lâu nay tên là Trung Vũ, Đài Liệu, nay giáng sinh để giúp dân, giúp nước.
Trung vũ, Đài Liệu được Phương Dung nuôi dưỡng, văn tài võ lược, có năm hạn hán, 2 vị ra tay cầu mưa giúp dân, lại có năm lũ lụt, dân kêu cầu liền biến thành khúc đê ngăn lũ cho dân, dân không biết nen cuốc phải làm đứt một đoạn đuôi, từ đó có tên Ông Cụt và Ông Dài.
Khi Tô Định sang cướp nước, Phương Dung và 2 con nuôi tham gia đánh giặc sau được Trưng Nữ Vương ban phong cho trở về quê. Mẹ con tử về quê bằng thuyền rồng thì thấy mây xà xuống, mưa to gió lớn, sau đó Phương Dung mặc áo gấm, cưỡi xe bay về trời còn hai con nuôi bay lên rồi lao thẳng xuống sông. Hôm đó là ngày 7/11 âm lịch. Trưng Vương cho dân làng thờ cúng 3 vị.
Năm Thiên Phúc đời Lê Đại Hành, gia phong:
Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, Quang Trung đã chọn nơi đây làm nơi tập kết quân chuẩn bị đánh trận Ngọc Hồi.
Từ năm 1946 đến 1954, chùa là nơi nuôi giấu cán bộ.
Chùa hiện còn lưu giữ khá nhiều di vật có giá trị lịch sử, khảo cổ.
Chùa xưa nằm ở cánh đồng lăng, sau hư hỏng nặng dân chuyển về khu vườn Miếu như hiện nay, cách đồng hiện còn lăng mộ Sư Phương Dung.
Ngoài Thờ Tam bảo Phật, chùa từ xưa có thờ thêm Phương Dung, gia đoạn 1947-1954 đình bị phá nên dân làng rước bài vị thành hoàng về phối thờ tại đây, sau đợt trùng tu gần đây nhất hoàn thành năm 2011, chùa thờ thêm cả Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Hội chùa từ ngày mùng 5 đến 7 tháng 11 âm lịch.
Các đợt trùng tu được ghi nhận: 1901, 1930, 2009.