Chăn nuôi nông hộ

Một nông hộ chăn nuôi dê ở Thụy Sĩ

Chăn nuôi nông hộ là một hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, diễn ra tại hộ gia đình nông dân, có quy mô chăn nuôi nhỏ, dưới mức quy mô chăn nuôi ở trang trại, chủ yếu do những người lao động trong hộ gia đình thực hiện.[1][2][3]

Chăn nuôi nông hộ tạo ra sản lượng thực phẩm lớn cho xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm, giúp xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững ở nông thôn[4].

Chăn nuôi nông hộ là một đầu mối tiêu thụ, chế biến những phụ phẩm của ngành Nông nghiệp, các ngành nghề phụ ở nông thôn như xay xát, nấu rượu, làm bún, bánh... để tạo ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như trứng, thịt, sữa...[5]

Ngoài ra, chăn nuôi nông hộ tận dụng được nguồn đất đai bạc màu, công lao động nhàn rỗi và vốn tự có của hộ nông dân[6].

Trên thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
Một nông hộ chăn nuôi ở Áo

Hình thức chăn nuôi này còn tồn tại ở hầu hết các nước có thu nhập thấp. Ở các nước có thu nhập cao, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ đóng góp khoảng 30% tổng sản lượng, còn ở các nước thu nhập thấp, tỷ lệ này là trên 60%.[6] 

Ở Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Việt Nam, chăn nuôi nông hộ vẫn khá phổ biến. Quy mô nông hộ bình quân 3 - bốn con heo/hộ còn chiếm 65% tổng đàn heo và hơn một nửa sản lượng thịt cho thị trường; đàn gà nuôi trong nông hộ chiếm 70% tổng đàn và 60% sản lượng thịt. Hiện, số hộ nuôi gà là 6,5 triệu hộ; gần 100% đàn đại gia súc (trâu, bò) được nuôi tại nông hộ.[6]

Hạn chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Năng suất thấp, nguy cơ dịch bệnh cao, vệ sinh an toàn thú y kém…[6] 

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Diệp Kỉnh Tần (23 tháng 11 năm 2012). “Quyết định số 2970/QD-BNN-CN ngày 23/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chứng nhận sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ”. http://thuvienphapluat.vn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Truy cập 29 tháng 8 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ Diệp Kỉnh Tần (23 tháng 8 năm 2011). “Quyết định số 1947/QĐ-BNN-CN ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ”. http://thuvienphapluat.vn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Truy cập 29 tháng 8 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. ^ Vũ Văn Tám (22 tháng 6 năm 2015). “Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Qui chế chứng nhận cơ sở thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt trong nông hộ; Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn; Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ” (PDF). http://www.vietgap.com. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Truy cập 29 tháng 8 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  4. ^ Thanh Xuân (14 tháng 3 năm 2014). “Khó bỏ chăn nuôi nông hộ”. http://danviet.vn. Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Truy cập 29 tháng 8 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  5. ^ Ngọc Ánh (9 tháng 12 năm 2014). “Nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ”. http://baonamdinh.com.vn. Báo Nam Định. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2016. Truy cập 29 tháng 8 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  6. ^ a b c d Đình Tú - Thạch Bình (9 tháng 1 năm 2012). “Chăn nuôi nông hộ”. http://www.kinhtenongthon.com.vn. Báo Kinh tế nông thôn. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2016. Truy cập 29 tháng 8 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan