Chả chìa

Chả chìa hay Chả chìa Hạ Lũng là một món ăn làm bằng sườn lợn chặt khúc ngắn, tuốt thịt về một đầu (đầu còn lại để làm tay cầm), rán vàng và rang ngọt. Chả chìa thực ra là phần thịt ba chỉ của lợn rang cháy cạnh kết hợp nêm gia vị, bỏ đường và hành lá. Nguyên liệu chính làm chả chìa chính là thịt lợn mà cụ thể là sườn lợn (ba chỉ) nhưng cũng có thể thay thế bằng sườn cừu. Chả chìa cũng là tên gọi một món đặc sản của Hải Phòng[1]Hội An[2].

Chế biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Sườn hoặc thịt ba chỉ chặt khúc, kéo phần thịt lên phía trên để lòi phần xương làm tay cầm. Bên cạnh đó ướp sườn với tỏi, hành, nước mắm, ít đường (có thể cho thêm tiêu) để cho gia vị ngấm, sau đó đem nướng trên bếp than. Món này ăn cùng cà chua, xà lách hoặc củ kiệu muối chua. Có thể dùng làm món ăn chơi, nhậu hoặc ăn với cơm.[3]

Cần lưu ý nếu chọn thịt ba chỉ thì phải chọn những miếng thịt ba chỉ loại ngon, thịt có màu hồng tươi và phần nạc phải nhiều hơn phần mỡ. Có thể làm chả chìa bằng thịt mông, thịt vai, sườn heo,… nhưng món này hợp với thịt ba chỉ hơn cả để khi chế biến miếng thịt không bị khô, vị béo của mỡ làm tăng mùi vị của món ăn. Thịt phải được rửa sạch và nên bỏ (da) sau đó thái mỏng, đem rang cho cháy cạnh, đến khi có màu hanh vàng bỏ thêm gia vị cho vừa ăn, nêm đường và sau cùng là hành lá.

Các biến thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Chả chìa Hạ Lũng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chả chìa Hạ Lũng là một món ăn chả chìa đặc sản có xuất xứ từ thành phố Hải Phòng với những nguyên liệu chế biến chủ yếu là thịt lợn nạc, mực khô và mía. Chả chìa Hạ Lũng trông giống như nem lụi của Huế nhưng cách chế biến và hương vị của nó thì lại rất khác biệt. Một dẻ mía chẻ nhỏ bằng ngón tay, phần trên được bao bằng thịt nạc xay nhuyễn với mực khô, phần dưới để nguyên, dùng để cầm khi ăn.

Yếu tố làm nên hương vị riêng của món ăn của Hải Phòng chính là cá mực khô, mía, thịt nạc. Mực khô phải chọn những con vừa phải, mình dày, cắt nhỏ, trộn sao cho dẻo quánh với thịt xay. Mía mua từng cây, gióng đều, đem về dóc sạch vỏ và chẻ thành dẻ. Pha chế nguyên liệu thành công là khi dùng tay phết lên đầu những dẻ mía, chả sống vẫn còn ấm nóng, tươi hồng và có độ bám chặt. Sau đó, chả được xếp vào những chiếc mâm đục nhiều lỗ, đem đặt vào nồi hấp. Người bao thịt sẽ khéo léo chừa lại một đoạn của thanh mía để làm thanh cầm tay lúc ăn. Chả bao xong được đưa lên nồi hấp. Hấp là một công đoạn khá quan trọng trong chế biến chả chìa. Bởi khi hấp phải canh để cho lửa vừa phải. Lửa lớn quá sẽ làm chả nhão, cháy, còn lửa nhỏ sẽ khiến chả không lên được màu đẹp. Trong lúc hấp, mía sẽ tiết ra nước ngọt, quyện với vị ngọt của thịt và mực tạo ra hương vị đặc trưng của chả chìa. Sau đó dỡ chả ra, để nguội. Trước khi ăn, nên chao qua mỡ đang sôi chừng vài phút cho nóng vàng ruộm.[1]

Khi ăn, người ta sẽ mang chả nướng trên than hồng hoặc chao qua dầu ăn (hoặc mỡ rán) đang sôi chừng vài phút cho đến khi chả có màu vàng ruộm. Chả chìa được ăn chơi, ăn kèm với rau sống, dùng làm mồi nhậu hay ăn trong bữa cơm đều được. Chả chìa hiện nay còn được một số cơ sở chế biến thực phẩm đóng gói sẵn để thực khách có thể tiện thưởng thức và bảo quản lâu hơn.

Chả chìa Hội An

[sửa | sửa mã nguồn]

Chả chìa Hội An nói riêng và Quảng Nam nói chung là món ăn được ưa chuộng trong các bữa tiệc liên hoan, hội hè, đình đám của người dân. Món ăn được làm từ nguyên liệu chính là thịt heo nạc. Người làm chả phải lấy đươc thịt từ heo vừa mới mổ, thịt còn nóng hổi. Thịt lấy về chọn thớ nạc, dùng giẻ vải sạch lau cho ráo, lọc bỏ hết phần gân, mỡ còn dính. Công đoạn tiếp theo là xắt thịt sao cho thật mỏng. Mực khô được chọn từ loại mực một nắng tại đảo Cù Lao Chàm.[4] Công đoạn giã thịt và mực phải làm bằng tay, không thể thay thế bằng máy xay thịt, sau đó thịt đã giã được phết lên một đầu thân củ sả. Những que chả sau khi làm xong mang đi hấp trước khi rán vàng. Khi hấp chả, để lửa vừa phải, nước trong nồi luôn bốc hơi đều làm chả chín tới.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Chả chìa Hải Phòng - VnExpress Đời sống”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 2 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ “Chả chìa hương phố Hội An”. Tuổi Trẻ Online. 21 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ “Chả chìa”. Thanh Niên Online. Truy cập 2 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ a b Thanh Ly (21 tháng 5 năm 2013). “Chả chìa hương phố Hội An”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một số thông tin về Đại quỷ tộc [Ogre] (Quỷ lớn) Tensura
Một số thông tin về Đại quỷ tộc [Ogre] (Quỷ lớn) Tensura
Trái ngược với Tử quỷ tộc [Goblin] (Quỷ nhỏ), đây là chủng tộc mạnh mẽ nhất trong Đại sâm lâm Jura (tính đến thời điểm trước khi tên trai tân nào đó bị chuyển sinh đến đây).
Review game Kena: Bridge of Spirits
Review game Kena: Bridge of Spirits
Kena: Bridge of Spirits là một tựa game indie được phát triển bởi một studio Mỹ mang tên Ember Lab - trước đây là một hãng chuyên làm phim hoạt hình 3D và đã rất thành công với phim ngắn chuyển thể từ tựa game huyền thoại Zelda
Nhân vật Masumi Kamuro - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vật Masumi Kamuro - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Masumi Kamuro (神かむ室ろ 真ま澄すみ, Kamuro Masumi) là một học sinh của Lớp 1-A (Năm Nhất) và là thành viên của câu lạc bộ nghệ thuật. Cô là một người rất thật thà và trung thành, chưa hề làm gì gây tổn hại đến lớp mình.
Cốt lõi của
Cốt lõi của "kiệt sức vì công việc" nằm ở "mức độ hài lòng với bản thân"?
Nếu bạn cảm thấy suy kiệt, bắt đầu thấy ghét công việc và cho rằng năng lực chuyên môn của mình giảm sút, bạn đang có dấu hiệu kiệt sức vì công việc.