Chằn tinh

Chằn tinh (Chữ Nôm: 陳精 hoặc 𤠶精) là yêu quái trong truyền thuyết của người Việt, xuất hiện truyện cổ tích Thạch Sanh - Lý Thông. Theo đó, Chằn Tinh là một loài sinh vật có vẻ ngoài hung hãn, dữ tợn. Nó thường được mô tả giống với Dạ-xoa của Trung Quốc hay con Yeak trong văn hóa Campuchia.

Huyền sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Bộ

Tại nơi ngày nay là Bắc Bộ tồn tại rất ít giai thoại chằn tinh, tuy vậy cũng có một số tác phẩm tiêu biểu như Thạch Sanh, Trương Viên. Ở Cao Bằng, Thạch Sanh được thờ như người đã tiêu diệt Chằn tinh. Ngoài ra, Chằn tinh ở đây còn có nhiều mô tả giống với Dạ Xoa của Trung Hoa.

Nhưng nhìn chung, huyền thoại chằn tinh trong không gian văn hóa Bắc Bộ không đặc sắc.

Nam Bộ

Tại khu vực Tây Nam Bộ, do địa hình hiểm trở cộng với số lượng lớn sinh vật hoang dã mới tồn tại qua bao đời, cảnh sống hiểm nguy phát sinh những câu chuyện rất phong phú về sinh vật kì dị gọi là Chằn tinh. Chằn tinh ở không gian văn hóa phương Nam không chỉ có mặt dữ mà còn phần thiện, cho thấy Chằn tinh có nhiều nét văn hoá độc đáo hơn hơn so với miền Bắc. Một điểm khác với miền Bắc, là Chằn tinh của vùng Nam Bộ có nhiều nét giống với con Yeak trong văn hoá Campuchia, có thể là do ảnh hưởng từ người Kh'mer khi người dân đến nơi đây.

Các tác phẩm Đại Nam liệt truyện, Việt sử giai thoạiKho tàng cổ tích Việt Nam dẫn ra khá nhiều dạng cốt truyện về nhân vật Bà chằng hay Bà chằn, một nhân vật huyền bí có nhiều nét giống với sinh vật Chằn tinh.

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Là con Yak / Yeak trong Phật Giáo

Đây là mô tả giống nhất về Chằn Tinh, được cấu thành từ văn hoá Tây Nam Bộ của Việt Nam. Bắt nguồn từ con Yeak của văn hoá Khmer. Ngoài ra, thì ở Cao Bằng cũng có nơi thờ Thạch Sanh, anh hùng diệt Chằn Tinh. Có khả năng là ảnh hưởng từ Quỷ Dạ Xoa trong văn hoá Trung Hoa. [1]

Trong văn hoá tín ngưỡng Phật Giáo nói chung và tín ngưỡng con Yeak của văn hoá Khmer nói riêng. Văn học, truyện cổ tích Khmer, hình tượng Chằn thường xuất hiện tượng trưng cho cái xấu, cái ác, nhân vật phản diện, chuyên phá hoại, gây ra nghịch cảnh, đau khổ cho nhiều người. Nhưng trong các lễ nghi tín ngưỡng dân gian, cư dân Khmer với truyền thống nông nghiệp đã biết cách dung hòa tín ngưỡng liên quan đến chằn và Phật giáo, mượn hình ảnh Chằn để hể hiện ước muốn xua đuổi điều dữ, đón sự an lành, may mắn trong đời sống, Chằn xuất hiện với chức năng như vị thần bảo vệ người dân, bảo vệ chùa mang ý nghĩa cái thiện cái thiện chiến thắng cái ác, chính nghĩa thắng hung tàn.

Là Hổ hoá thành

Có ý kiến cho rằng, con cọp trong 12 con giáp được gọi là “dần”, từ đó nói trại thành “dần”, rồi tiếp tục nói trại thành “chằn”. Song, ý kiến này có vẻ gượng ép. Thông thường, điều gì không giải thích được, người ta có xu hướng viện dẫn lý do là… nói trại! Tuy nhiên, nói trại… gì mà lắm thế? Ý kiến khác cho rằng, “chằn” bắt nguồn từ chữ “machan” trong tiếng Mã Lai nghĩa là con cọp, người Việt gọi thành “bà chằn”. Đây là ý kiến được chấp nhận phổ biến nhất hiện nay.

Là Trăn hoá thành

Đây là hình tượng mà thời hiện đại hay nhắc đến. Chằn là con trăn Bắt nguồn từ câu thành ngữ quen thuộc trong dân gian là "chằn ăn trăn quấn", người ta suy đoán chằn có thể là con trăn hoặc giống loài có dòng họ với trăn. Nhưng nếu vậy, tại sao chằn không "quấn" như trăn mà lại "ăn"? Ngoài câu thành ngữ trên, không có thêm cơ sở nào khác để chứng minh cho giả thuyết này.[2]

Phổ biến[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, không quá lạ khi người việt nam nghe đến từ Bà Chằn, ý chỉ những người phụ nữ hung dữ, đanh đá. Bà Chằn đã trở thành một từ thông dụng trong văn hoá đời sống sinh hoạt của người Việt Nam nói chung và người miền Tây Nam Bộ nói riêng. Ngoài ra, còn một số từ phổ biển khác như Xấu như Chằn, Dữ như Chằn.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tabula Smaragdina – Giả Kim Thuật Sư Vĩ Đại của Ainz Ooal Gown
Tabula Smaragdina – Giả Kim Thuật Sư Vĩ Đại của Ainz Ooal Gown
Tabula là một thành viên của guild Ainz Ooal Gown và là “cha” của 3 NPC độc đáo nhất nhì Nazarick là 3 chị em Nigredo, Albedo, Rubedo
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt engineering, một lĩnh vực mới nổi được sinh ra từ cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo (AI), sẽ định hình lại thị trường việc làm và tạo ra các cơ hội nghề nghiệp mới
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Ai cũng biết rằng những ngày đầu ghi game ra mắt, banner đầu tiên là banner Venti có rate up nhân vật Xiangling
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Kaizen được hiểu đơn giản là những thay đổi nhỏ được thực hiện liên tục với mục tiêu cải tiến một sự vật, sự việc theo chiều hướng tốt lên