Chọc dịch não tủy

Chọc dịch não tùy
Phương pháp can thiệp
Chọc dịch não tùy trong tư thế ngồi. Chất đỏ-nâu trên lưng bệnh nhân là cồn iod (một loại thuốc sát trùng)
ICD-9-CM03.31
MeSHD013129
eMedicine80773

Chọc dịch não tủy, còn được gọi là chọc dò thắt lưng, chọc dò cột sống, chọc dò tủy sống là một thủ thuật y tế trong đó kim được đưa vào ống sống, phổ biến nhất là để lấy dịch não tủy (CSF) để xét nghiệm chẩn đoán. Lý do chính cho việc chọc dò tủy sống là để giúp chẩn đoán các bệnh của hệ thần kinh trung ương, bao gồm não và cột sống, ví dụ: viêm màng nãoxuất huyết dưới nhện. Trong một số bệnh, chọc dịch não tủy được sử dụng trong điều trị. Tăng áp lực nội sọ là một chống chỉ định, do nguy cơ nhu mô trong não bị chèn ép và đẩy về phía cột sống. Đôi khi, chọc dịch não tủy không thể được thực hiện một cách an toàn (ví dụ do xu hướng chảy máu nghiêm trọng). Đây được coi là một thủ thuật an toàn, tác dụng phụ phổ biến là đau đầu sau chọc dịch.

Thủ tục thường được thực hiện dưới gây tê tại chỗ bằng kỹ thuật vô trùng. Đưa kim tiêm dưới da được sử dụng để đưa vào khoang dưới nhện và lấy dịch. Dịch não tủy thu được sẽ được gửi để xét nghiệm sinh hóa, vi sinhtế bào học. Sử dụng siêu âm để đánh dấu vị trí dò có thể làm tăng khả năng chọc thành công.[1]

Chọc dịch não tủy được bác sĩ người Đức Heinrich Quincke giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1891.

Sử dụng trong y tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Chọc dịch não tủy được chỉ định nhằm chẩn đoán[2][3] hoặc điều trị bệnh.[2]

Chẩn đoán

[sửa | sửa mã nguồn]

Các chỉ định chẩn đoán chính của chọc dịch não tủy là để lấy dịch não tủy (CSF). Phân tích DNT giúp chẩn đoán loại trừ trừ nhiễm trùng,[2][4] viêm,[2] và khối u [2] ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Chọc dịch não tủy hay gặp nhất là để loại trừ viêm màng não.[5] Cũng có thể sử dụng chọc dịch não tủy để phát hiện xem ai đó có 'Giai đoạn 1' hay 'Giai đoạn 2' của Trypanosoma brucei (Bệnh do Trypanosoma Châu Phi, đây là nhiễm trùng do động vật đơn bào thuộc các loài Trypanosoma brucei gây ra, lây truyền qua vết cắn của ruồi Glossinia). Trẻ nhỏ thường có chỉ định chọc dịch não tủy nếu sốt mà không thấy nguồn vào, do tỷ lệ viêm màng não cao hơn ở người lớn. Trên lâm sàng, trẻ sơ sinh thường không có triệu chứng kinh điển của dấu hiệu kích thích màng não như cứng cổ, đau đầu như cách người lớn hay bị.[5] Ở bất kỳ nhóm tuổi nào, xuất huyết dưới nhện, não úng thủy, tăng áp lực nội sọ lành tính và nhiều chẩn đoán khác có thể được hỗ trợ hoặc loại trừ bằng xét nghiệm này. Chọc dịch não tủy cũng có thể được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của các tế bào ác tính trong dịch não tủy, như trong viêm màng não ung thư hoặc u trung thất. Ví dụ: CSF chứa ít hơn 10 tế bào hồng cầu (hồng cầu) / mm³ được coi là "âm tính" trong xuất huyết dưới nhện. Dương tính khi có số lượng hồng cầu từ 100 / mm³ trở lên.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Gottlieb, M; Holladay, D; Peksa, GD (tháng 1 năm 2019). “Ultrasound-assisted Lumbar Punctures: A Systematic Review and Meta-Analysis”. Academic Emergency Medicine. 26 (1): 85–96. doi:10.1111/acem.13558. PMID 30129102.
  2. ^ a b c d e Sempere, AP; Berenguer-Ruiz, L; Lezcano-Rodas, M; Mira-Berenguer, F; Waez, M (2007). “Punción lumbar: indicaciones, contraindicaciones, complicaciones y técnica de realización” [Lumbar puncture: its indications, contraindications, complications and technique]. Revista de Neurologia (bằng tiếng Tây Ban Nha). 45 (7): 433–6. doi:10.33588/rn.4507.2007270. PMID 17918111.
  3. ^ Gröschel, K; Schnaudigel, S; Pilgram, S; Wasser, K; Kastrup, A (ngày 19 tháng 12 năm 2007). “Die diagnostische Lumbalpunktion” [The diagnostic lumbar puncture]. Deutsche Medizinische Wochenschrift (bằng tiếng Đức). 133 (1/02): 39–41. doi:10.1055/s-2008-1017470. PMID 18095209.
  4. ^ Matata, C; Michael, B; Garner, V; Solomon, T (ngày 24–30 tháng 10 năm 2012). “Lumbar puncture: diagnosing acute central nervous system infections”. Nursing Standard (Royal College of Nursing (Great Britain): 1987). 27 (8): 49–56, quiz 58. doi:10.7748/ns2012.10.27.8.49.c9364. PMID 23189602.
  5. ^ a b Visintin, C.; Mugglestone, M. A.; Fields, E. J.; Jacklin, P.; Murphy, M. S.; Pollard, A. J.; Guideline Development Group; National Institute for Health and Clinical Excellence (ngày 28 tháng 6 năm 2010). “Management of bacterial meningitis and meningococcal septicaemia in children and young people: summary of NICE guidance”. BMJ (Clinical Research Ed.). 340: c3209. doi:10.1136/bmj.c3209. PMID 20584794.
  6. ^ Mann, David (2002). “The role of lumbar puncture in the diagnosis of subarachnoid hemorrhage when computed tomography is unavailable”. Journal of the Canadian Association of Emergency Physicians. 4 (2): 102–105.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan