Bài viết này cần thêm liên kết tới các bài bách khoa khác để trở thành một phần của bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia. (tháng 7 năm 2018) |
Chủ ngữ trong một câu đơn giản như Hùng là thầy giáo, Minh đang chạy, hoặc Minh được thầy khen là người hay vật mà câu văn đó nói về, trong trường hợp này là 'Minh'. Thông thường chủ ngữ là từ hay đoạn văn điều khiển động từ trong đoạn văn, nghĩa là nó tương ứng với thì của động từ đó. Nếu không có động từ trong câu, chẳng hạn Minh – thật là ngốc quá thể!, hoặc động từ trong câu lại có chủ ngữ khác, như Minh – Tôi không chịu nổi hắn!, khi đó 'Minh' không được coi là chủ ngữ mà chỉ là chủ đề của câu.
Ngoài ra Minh là chủ ngữ là bộ phận thứ nhất, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc trong câu. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?
Phần nhiều danh từ và đại từ giữ chức vụ chủ ngữ. Các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ.
VD:
– Minh phải học tập là quyền lợi và đồng thời là nghĩa vụ của Minh.
Học tập là động từ. Trường hợp này, được hiểu là “Việc học tập”.
– Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại.
Tốt đẹp, xấu xa là tính từ. Trường hợp này được hiểu là “cái tốt đẹp”, “cái xấu xa”.
+ Chủ ngữ có thể là một từ.
VD:
– Học sinh Minh học tập.
+ Cũng có thể là một cụm từ.
VD:
– Tổ quốc ta giàu đẹp.
Tổ quốc ta là chủ ngữ gồm có hai từ ghép lại: Tổ quốc và ta.
Trường hợp này gọi là bộ phận chủ ngữ.
+ Cũng có thể là cụm chủ vị.
VD:
– Chiếc bút bạn tặng tôi rất đẹp.
Chiếc bút bạn/tặng tôi là cụm C-V.
Trường hợp này gọi là bộ phận chủ ngữ.