Chủ nghĩa duy lý

Trong triết học, chủ nghĩa duy lý là quan điểm nhận thức luận coi "lý trí là nguồn gốc và phép thử của kiến thức" [1] hoặc quan điểm cho rằng "lý trí có ưu thế hơn các cách khác để tiếp thu kiến thức",[2] thường trái ngược với các nguồn kiến thức khả thi khác như đức tin, truyền thống hoặc kinh nghiệm giác quan . Chính thức hơn, chủ nghĩa duy lý được định nghĩa là một phương pháp luận hoặc một lý thuyết trong đó "tiêu chuẩn của chân lý không phải là cảm giác mà là trí tuệ và diễn dịch".[3]

Tùy theo mức độ nhấn mạnh phương pháp hay học thuyết này mà dẫn tới các quan điểm duy lý khác nhau, từ quan điểm ôn hòa rằng lý tính đáng được ưu tiên hơn các cách thu thập tri thức khác cho đến quan điểm cấp tiến rằng lý tínhcon đường duy nhất tới tri thức. Chủ nghĩa duy lý thường được kết hợp với việc giới thiệu các phương pháp toán học vào triết học, như trong Descartes, Leibniz, Spinoza và các triết gia Khai sáng Pháp như Voltaire, Montesquieu, Rousseau, và thường được gọi là chủ nghĩa duy lý lục địa, bởi vì nó đã chiếm ưu thế trong các trường phái triết học của Châu Âu lục địa, trong khi ở Anh thống trị bởi Chủ nghĩa kinh nghiệm.

Chủ nghĩa duy lý có tầm quan trọng lớn trong nền văn minh La Mã và Hy Lạp cổ đại. Tư duy này còn ảnh hưởng đến ngày nay, góp phần những thay đổi quan trọng xã hội.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Rationalism”. Britannica.com. 28 tháng 5 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2013.
  2. ^ Audi, Robert (2015). The Cambridge Dictionary of Philosophy. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 902. ISBN 978-1107015050.
  3. ^ Bourke, Vernon J., "Rationalism," p. 263 in Runes (1962).

Nguồn sơ cấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn thứ cấp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Audi, Robert (ed., 1999), The Cambridge Dictionary of Philosophy, Cambridge University Press, Cambridge, UK, 1995. 2nd edition, 1999.
  • Blackburn, Simon (1996), The Oxford Dictionary of Philosophy, Oxford University Press, Oxford, UK, 1994. Paperback edition with new Chronology, 1996.
  • Bourke, Vernon J. (1962), "Rationalism", p. 263 in Runes (1962).
  • Lacey, A.R. (1996), A Dictionary of Philosophy, 1st edition, Routledge and Kegan Paul, 1976. 2nd edition, 1986. 3rd edition, Routledge, London, UK, 1996.
  • Runes, Dagobert D. (ed., 1962), Dictionary of Philosophy, Littlefield, Adams, and Company, Totowa, NJ.
  • Baird, Forrest E. (2008). From Plato to Derrida. Walter Kaufmann. Upper Saddle River, New Jersey: Pearson Prentice Hall. ISBN 0-13-158591-6.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cốt lõi của
Cốt lõi của "kiệt sức vì công việc" nằm ở "mức độ hài lòng với bản thân"?
Nếu bạn cảm thấy suy kiệt, bắt đầu thấy ghét công việc và cho rằng năng lực chuyên môn của mình giảm sút, bạn đang có dấu hiệu kiệt sức vì công việc.
Innate personality - bài test tính cách bẩm sinh nhất định phải thử
Innate personality - bài test tính cách bẩm sinh nhất định phải thử
Bài test Innate personality được tạo ra bởi viện triển lãm và thiết kế Đài Loan đang trở thành tâm điểm thu hút giới trẻ Châu Á, Hoa Kỳ và cả Châu Âu
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Trong khung cảnh lầm than và cái ch.ết vì sự nghèo đói , một đế chế mang tên “Mặt Nạ Đồng” xuất hiện, tự dưng là những đứa con của Hoa Thần
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco xuất hiện và được biết đến như một kẻ độc tài máu lạnh. Là người đồng đội cũ của Vander trong công cuộc tiến công vào thành phố phồn hoa Piltover với ước mơ giải thoát dân chúng tại Zaun khỏi sự ô nhiễm