Baruch Spinoza

Baruch de Spinoza
(Benedictus de Spinoza)
Sinh(1632-11-24)24 tháng 11 năm 1632
Amsterdam, Cộng hòa Hà Lan
Mất21 tháng 2 năm 1677(1677-02-21) (44 tuổi)
Den Haag, Cộng hòa Hà Lan
Học vịTalmud Torah, Amsterdam[1]
(bỏ học)[2]
Đại học Leiden
(không tốt nghiệp)[3]
Thời kỳThế kỷ 17
VùngTriết học phương Tây
Trường pháiChủ nghĩa duy lý
Chủ nghĩa Spinoza
Chủ nghĩa nền tảng (theo Hegel)[4]
Chủ nghĩa khái niệm[5]
Chủ nghĩa hiện thực ngây thơ[6]
Thuyết tương ứng của sự thật[7]
Đối tượng chính
Đạo đức học, nhận thức luận, Siêu hình học, ngữ pháp Hebrew
Tư tưởng nổi bật
Thuyết phiếm thần, thuyết quyết định, thuyết trung tính, thuyết song song tâm sinh lý, tự do tư tưởngtự do tôn giáo, thuyết phân tách nhà thờ với Nhà nước, phê phán về quyền tác giả của Moses đối với các tác phẩm về Kinh Thánh Hebrew, trật tự chính trị xã hội theo quyền lực (không phải Khế ước xã hội), ảnh hưởng, natura naturans/natura naturata

Baruch Spinoza (/bəˈrk spɪˈnzə/,[10][11] Tiếng Hà Lan: [baːˈrux spɪˈnoːzaː]; tên khai sinh Benedito de Espinosa, tiếng Bồ Đào Nha: [bɨnɨˈðitu ðɨ ʃpiˈnɔzɐ]; sau đổi thành Benedict de Spinoza; 24 tháng 11 năm 1632 – 21 tháng 2 năm 1677) là một nhà triết học Hà Lan-Do Thái gốc Sephardi.[9] Ông được coi là một trong những người tiên phong của Thời kỳ Khai Sáng[12] và của Chủ nghĩa phê phán Kinh thánh[13], đề xướng khái niệm về bản thân và vạn vật[14], từ đó giúp ông trở thành một trong những triết gia duy lý quan trọng nhất thế kỷ 17[15]. Thừa hưởng quan điểm từ René Descartes, Spinoza trở thành đầu tàu của Thời kỳ hoàng kim Hà Lan. Tên của ông có nghĩa là "cầu phúc" và được biến thể trong các ngôn ngữ khác nhau, ví dụ như ברוך שפינוזה trong tiếng Hebrew. Trong tiếng Bồ Đào Nha, tên ông được viết thành Benedito "Bento" de Espinosa hay d'Espinosa, còn trong tiếng La-tinh, là Benedictus de Spinoza.

Spinoza lớn lên trong khu Bồ Đào Nha-Do Thái tại thành phố Amsterdam. Ông sớm nhận ra những vấn đề lý luận trong Kinh Thánh Hebrew và bản chất của Đấng Tối cao. Cộng đồng Do Thái giáo tại đây đã kết tội cherem (חרם) với ông khi mới 23 tuổi, khiến ông bị khai trừ và buộc xa lánh khỏi xã hội Do thái, thậm chí với cả chính gia đình mình. Cuốn sách lớn đầu tiên của ông Index Librorum Prohibitorum sau này được đưa vào thư viện Giáo hội Công giáo Rôma. Người đương thời thường coi ông là một kẻ "vô thần", cho dù trong mọi quan điểm của Spinoza luôn đề cập tới sự tồn tại của Đấng Tối cao[16].

Buổi lễ khai trừ ông diễn ra vào ngày 27 tháng 7 năm 1656. Buổi lễ khai trừ thật ảm đạm, vị giáo chủ xướng lên những lời tố cáo nguyền rủa, tiếng kêu rên siết của cái tù và vang lên từng hồi, ánh sáng trong giáo đường dần tắt và khi buổi lễ chấm dứt, toàn thể giáo đường chìm trong bóng tối tượng trưng cho sự ra đi của lý trí trong tâm hồn người phản đạo. Sau đây là nguyên văn của những lời tố cáo và nguyền rủa do vị giáo chủ đọc trong buổi lễ khai trừ: "Các giáo phẩm long trọng tuyên bố các ngài đã làm đủ mọi cách để lôi kéo Spinoza về chánh đạo, song tất cả đều vô hiệu. Càng ngày các ngài càng nhận thấy rằng đương sự đã phổ biến luận điệu sai lại một cách ngạo nghễ và nhiều nhân chứng đã quả quyết biết rõ những việc làm này. Do đó hội đồng giáo phẩm quyết định khai trừ Baruch Spinoza khỏi tập thể của những người Do-thái. Với sự phán xét của các thiên thần và các Thánh, trước những Thánh kinh ghi chú 613 điều răn dạy, chúng tôi nguyền rủa đương sự với tất cả điều nguyền rủa ghi trong kinh luật. Đương sự sẽ bị nguyền rủa ban ngày cũng như ban đêm, khi ngồi khi đứng cũng như khi nằm, khi đi ở ngoài đường cũng như khi ở trong nhà. Xin Thượng đế đừng bao giờ tha thứ và chấp nhận đương sự. Xin Thượng đế ra uy với đương sự, bắt buộc đương sự phải chịu tất cả những nguyền rủa ghi trong kinh luật và bôi tên đương sự dưới vòm trời. Xin Thượng đế loại trừ đương sự khỏi sự che chở của ngài và bắt đương sự phải gánh chịu tất cả những lời nguyền rủa trong vũ trụ. Kể từ hôm nay chúng tôi cấm những người Do-thái ngoan đạo nói chuyện với y, giao dịch thư từ với y, giúp y và sống chung với y. Không ai được đến gần y và không ai được đọc những tác phẩm hoặc chữ do ông viết ra." [17]

Spinoza còn có một cuộc sống hướng ngoại trong vai trò là một thợ chế tác ống kính, khi ông tự thiết kế nhiều kính hiển vikính viễn vọng với nhiều nhân vật nổi tiếng như ConstantijnChristiaan Huygens. Ông từ chối mọi giải thưởng và tước hiệu trong suốt cuộc đời mình, kể cả trong lĩnh vực sư phạm. Ông qua đời vào năm 1677 ở tuổi 44, có thể do bệnh lao hoặc bệnh bụi phổi từ công việc chế tác ống kính của mình. Ông được hỏa táng tại nhà thờ Nieuwe Kerk tại Den Haag[18].

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông Đạo đức học chỉ được xuất bản sau khi ông qua đời. Quan điểm của ông đối lập với Nhị nguyên tâm trí - cơ thể của Descartes, ngay lập tức đưa ông trở thành một trong những triết gia phương Tây quan trọng nhất. Georg Hegel từng nói "Spinoza là điểm thử thách của triết học hiện đại, tới mức ta cần phải thừa nhận: Hoặc ta theo Spinoza, hoặc ta không phải là triết gia."[19] Thông qua những thành tựu triết học cùng tính cách con người, Gilles Deleuze gọi Spinoza là "hoàng tử của triết học"[20].

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nadler 1999, tr. 64.
  2. ^ Nadler 1999, tr. 65.
  3. ^ Steven Nadler, Spinoza and Medieval Jewish Philosophy, Cambridge University Press, 2014, p. 27: "Spinoza attended lectures and anatomical dissections at the University of Leiden..."
  4. ^ James Kreines, Reason in the World: Hegel's Metaphysics and Its Philosophical Appeal, Oxford University Press, 2015, p. 25: "Spinoza's foundationalism (Hegel argues) threatens to eliminate all determinate reality, leaving only one indeterminate substance."
  5. ^ Stefano Di Bella, Tad M. Schmaltz (eds.), The Problem of Universals in Early Modern Philosophy, Oxford University Press, 2017, p. 64 "there is a strong case to be made that Spinoza was a conceptualist about universals..."
  6. ^ Michael Della Rocca (ed.), The Oxford Handbook of Spinoza, Oxford University Press, 2017, p. 288.
  7. ^ The Correspondence Theory of Truth (Stanford Encyclopedia of Philosophy)
  8. ^ Scruton 2002, "Through the works of Moses Maimonides and the commentaries of the Arab Averroës, Spinoza would have become acquainted with Aristotle".
  9. ^ a b c Anthony Gottlieb. “God Exists, Philosophically (review of "Spinoza: A Life" by Steven Nadler)”. The New York Times, Books. ngày 18 tháng 7 năm 1999. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2009.
  10. ^ “Spinoza”. Collins English Dictionary. HarperCollins. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2019.
  11. ^ "Baruch" and “Spinoza”. Merriam-Webster Dictionary. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2019.
  12. ^ Yalom, Irvin (ngày 21 tháng 2 năm 2012). “The Spinoza Problem”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ 12 Tháng mười một năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  13. ^ Yovel, Yirmiyahu, Spinoza and Other Heretics: The Adventures of Immanence (Princeton University Press, 1992), p. 3
  14. ^ “Destroyer and Builder”. The New Republic. ngày 3 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
  15. ^ Scruton 2002, tr. 26.
  16. ^ Stewart, Matthew (2007). The Courtier and the Heretic: Leibniz, Spinoza, and the Fate of God in the Modern World. W. W. Norton & Company. tr. 352. ISBN 978-0393071047.
  17. ^ Will, Durant (2022). Câu chuyện triết học. Nhà xuất bản Thế giớii.
  18. ^ de Spinoza, Benedictus; Hessing, Siegfried (1977). Speculum Spinozanum, 1677–1977. Routledge & Kegan Paul. tr. 828.
  19. ^ Meeting, Hegel Society of America (ngày 1 tháng 1 năm 2003). Hegel's History of Philosophy. ISBN 978-0791455432. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
  20. ^ Trích từ lời nói đầu cuốn Expressionism in Philosophy: Spinoza (1990).
  21. ^ See G. Licata, "Spinoza e la cognitio universalis dell'ebraico. Demistificazione e speculazione grammaticale nel Compendio di grammatica ebraica", Giornale di Metafisica, 3 (2009), pp. 625–61.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Albiac, Gabriel [es], 1987. La sinagoga vacía: un estudio de las fuentes marranas del espinosismo. Madrid: Hiperión D.L. ISBN 978-84-7517-214-9
  • Balibar, Étienne, 1985. Spinoza et la politique ("Spinoza and politics") Paris: PUF.
  • Bennett, Jonathan, 1984. A Study of Spinoza's Ethics. Hackett.
  • Boucher, Wayne I., 1999. Spinoza in English: A Bibliography from the Seventeenth Century to the Present. 2nd edn. Thoemmes Press.
  • Boucher, Wayne I., ed., 1999. Spinoza: Eighteenth and Nineteenth-Century Discussions. 6 vols. Thoemmes Press.
  • Carlisle, Claire. "Questioning Transcendence, Teleology and Truth" in Kierkegaard and the Renaissance and Modern Traditions (ed. Jon Stewart. Farnham: Ashgate Publishing, 2009).
  • Chauí, Marilena Espinosa: uma filosofia da liberdade. São Paulo: Editora Moderna, 1995. 111 pp.
  • Damásio, António, 2003. Looking for Spinoza: Joy, Sorrow, and the Feeling Brain, Harvest Books, ISBN 978-0-15-602871-4
  • Deleuze, Gilles, 1968. Spinoza et le problème de l'expression. Trans. "Expressionism in Philosophy: Spinoza" Martin Joughin (New York: Zone Books).
  • ———, 1970. Spinoza: Philosophie pratique. Transl. "Spinoza: Practical Philosophy".
  • ———, 1990. Negotiations trans. Martin Joughin (New York: Columbia University Press).
  • Della Rocca, Michael. 1996. Representation and the Mind-Body Problem in Spinoza. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-509562-3
  • Garrett, Don, ed., 1995. The Cambridge Companion to Spinoza. Cambridge Uni. Press.
  • Gatens, Moira, and Lloyd, Genevieve, 1999. Collective imaginings: Spinoza, past and present. Routledge. ISBN 978-0-415-16570-9
  • Goldstein, Rebecca, 2006. Betraying Spinoza: The Renegade Jew Who Gave Us Modernity. Schocken. ISBN 978-0-8052-1159-7
  • Goode, Francis, 2012. Life of Spinoza. Smashwords edition. ISBN 978-1-4661-3399-0
  • Gullan-Whur, Margaret, 1998. Within Reason: A Life of Spinoza. Jonathan Cape. ISBN 978-0-224-05046-3
  • Hampshire, Stuart, 1951. Spinoza and Spinozism, OUP, 2005 ISBN 978-0-19-927954-8
  • Hardt, Michael, trans., University of Minnesota Press. Preface, in French, by Gilles Deleuze, available here: “01. Préface à L'Anomalie sauvage de Negri”. Multitudes.samizdat.net. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
  • Israel, Jonathan, 2001. The Radical Enlightenment, Oxford: Oxford University Press.
  • ———, 2006. Enlightenment Contested: Philosophy, Modernity, and the Emancipation of Man 1670–1752, (ISBN 978-0-19-927922-7 hardback)
  • Ives 2009: Ives, David, "New Jerusalem: The Interrogation of Baruch de Spinoza at Talmud Torah Congregation: Amsterdam, ngày 27 tháng 7 năm 1656," 2009 (Dramatists Play Service, Inc., New York, ISBN 978-0-8222-2385-6).
  • Kasher, Asa, and Shlomo Biderman. "Why Was Baruch de Spinoza Excommunicated?"
  • Kayser, Rudolf, 1946, with an introduction by Albert Einstein. Spinoza: Portrait of a Spiritual Hero. New York: The Philosophical Library.
  • Lloyd, Genevieve, 1996. Spinoza and the Ethics. Routledge. ISBN 978-0-415-10781-5
  • LeBuffe, Michael. 2010. Spinoza and Human Freedom. Oxford University Press.
  • Lucas, P. G., 1960. "Some Speculative and Critical Philosophers", in I. Levine (ed.), Philosophy (London: Odhams)
  • Lovejoy, Arthur O., 1936. "Plenitude and Sufficient Reason in Leibniz and Spinoza" in his The Great Chain of Being. Harvard University Press: 144–82 (ISBN 978-0-674-36153-9). Reprinted in Frankfurt, H. G., ed., 1972. Leibniz: A Collection of Critical Essays. Anchor Books.
  • Macherey, Pierre, 1977. Hegel ou Spinoza, Maspéro (2nd ed. La Découverte, 2004).
  • ———, 1994–98. Introduction à l'Ethique de Spinoza. Paris: PUF.
  • Magnusson 1990: Magnusson, M (ed.), Spinoza, Baruch, Chambers Biographical Dictionary, Chambers 1990, ISBN 978-0-550-16041-6.
  • Matheron, Alexandre, 1969. Individu et communauté chez Spinoza, Paris: Minuit.
  • Montag, Warren. Bodies, Masses, Power: Spinoza and his Contemporaries. (London: Verso, 2002).
  • Moreau, Pierre-François, 2003, Spinoza et le spinozisme, PUF (Presses Universitaires de France)
  • Nadler, Steven M. (1999). Spinoza: A Life. Cambridge University Press. tr. 407. ISBN 978-0-521-55210-3.
  • Nadler, Steven M. (2001). Spinoza's Heresy: Immortality and the Jewish Mind. New York: Oxford University Press. tr. 225. ISBN 978-0-19-926887-0.
  • Nadler 2006: Nadler, Steven, Spinoza's Ethics: An Introduction, 2006 (Cambridge University Press, Cambridge England, ISBN 978-0-521-83620-3).
  • Nadler 2011: Nadler, Steven, A Book Forged in Hell: Spinoza's Scandalous Treatise and the Birth of the Secular Age, 2011 (Princeton University Press, Princeton NJ, ISBN 978-0-691-13989-0).
  • Negri, Antonio, 1991. The Savage Anomaly: The Power of Spinoza's Metaphysics and Politics.
  • ———, 2004. Subversive Spinoza: (Un)Contemporary Variations).
  • Popkin, R. H., 2004. Spinoza (Oxford: One World Publications)
  • Prokhovnik, Raia (2004). Spinoza and republicanism. Houndmills, Basingstoke, Hampshire New York: Palgrave Macmillan. ISBN 978-0333733905.
  • Ratner, Joseph, 1927. The Philosophy of Spinoza (The Modern Library: Random House)
  • Scruton, Roger (2002). Spinoza: A Very Short Introduction. OUP Oxford. tr. 144. ISBN 978-0-19-280316-0.
  • Stewart, Matthew. The Courtier and the Heretic: Leibniz, Spinoza and the Fate of God. 2006. W.W. Norton
  • Stolze, Ted and Warren Montag (eds.), The New Spinoza; Minneapolis: University of Minnesota Press, 1997.
  • Strauss, Leo. Persecution and the Art of Writing. Glencoe, Ill.: Free Press, 1952. Reprint. Chicago: University of Chicago Press, 1988.
  • ———ch. 5, "How to Study Spinoza's Tractus Theologico-Politicus;" reprinted in Strauss, Jewish Philosophy and the Crisis of Modernity, ed. Kenneth Hart Green (Albany, NY: SUNY Press, 1997), 181–233.
  • ———Spinoza's Critique of Religion. New York: Schocken Books, 1965. Reprint. University of Chicago Press, 1996.
  • ———, "Preface to the English Translation" reprinted as "Preface to Spinoza's Critique of Religion," in Strauss, Liberalism Ancient and Modern (New York: Basic Books, 1968, 224–59; also in Strauss, Jewish Philosophy and the Crisis of Modernity, 137–77).
  • Smilevski, Goce. Conversation with SPINOZA. Chicago: Northwestern University Press, 2006.
  • Williams, David Lay. 2010. "Spinoza and the General Will," The Journal of Politics, Vol. 72 (April): 341–56.
  • Wolfson, Henry A. "The Philosophy of Spinoza". 2 vols. Harvard University Press.
  • Yalom, I. (2012). The Spinoza Problem: A Novel. New York: Basic Books.
  • Yovel, Yirmiyahu, "Spinoza and Other Heretics, Vol. 1: The Marrano of Reason." Princeton, Princeton University Press, 1989.
  • Yovel, Yirmiyahu, "Spinoza and Other Heretics, Vol. 2: The Adventures of Immanence." Princeton, Princeton University Press, 1989.
  • Vinciguerra, Lorenzo Spinoza in French Philosophy Today. Philosophy Today Lưu trữ 2020-08-07 tại Wayback Machine, Vol. 53, No. 4, Winter 2009 Lưu trữ 2020-08-07 tại Wayback Machine.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
Một câu truyện cười vl, nhưng đầy sự kute phô mai que
Jinx: the Loose Cannon - Liên Minh Huyền Thoại
Jinx: the Loose Cannon - Liên Minh Huyền Thoại
Jinx, cô nàng tội phạm tính khí thất thường đến từ Zaun, sống để tàn phá mà chẳng bận tâm đến hậu quả.
Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đám cưới từ A tới Z
Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đám cưới từ A tới Z
Bạn đang lên kế hoạch cho lễ cưới của mình? Bạn cần tham khảo những kinh nghiệm của những người đi trước để có một lễ cưới trọn vẹn
[Genshin Impact] Tại sao Eula lại hot đến vậy
[Genshin Impact] Tại sao Eula lại hot đến vậy
Bài viết sẽ tổng hợp mọi nội dung liên quan đến nhân vật mới Eula trong Genshin Impact