Tri thức luận

Tri thức luận hay nhận thức luận (epistemology – επιστημολογία, gốc Hy Lạp kết hợp giữa επιστήμη: tri thứcλόγος: học thuyết) là khuynh hướng triết học nghiên cứu về bản chất, nguồn gốc, và phạm vi của quá trình nhận thức.

Trong lịch sử, tri thức luận đã là một trong các chủ đề triết học được nghiên cứu và tranh luận nhiều nhất. Phần lớn tranh luận tập trung vào việc phân tích bản chất và sự đa dạng của tri thức cũng như mối quan hệ của nó với các khái niệm tương tự như chân lýniềm tin. Cuộc tranh luận này liên quan nhiều đến việc chứng minh. Cụ thể, các nhà tri thức luận phân tích các tiêu chuẩn của việc biện minh cho các khẳng định tri thức, nghĩa là nền tảng mà từ đó người ta có thể khẳng định rằng mình biết một sự kiện cụ thể nào đó. Nói một cách đơn giản, nó xem xét câu hỏi: Bạn làm cách nào để biết điều mà bạn biết? (How to know what you know?)

Chính xác hơn, các thảo luận trong tri thức luận thường xoay quanh bốn chủ đề chính:[1][2][3]

  1. Phân tích một cách triết học bản chất của tri thức và các điều kiện cần thiết để một niềm tin trở thành một tri thức. Ta có thể nhắc tới các khái niệm chân lý hay lý lẽ biện minh.
  2. Các nguồn tiềm năng của tri thức và niềm tin chính đáng, ví dụ như nhận thức, lý luận, trí nhớlời chứng thực.
  3. Cấu trúc của một tri thức hay niềm tin chính đáng, bao gồm câu hỏi liệu mọi niềm tin chính đáng đều được dẫn xuất từ các niềm tin nền tảng?, hay liệu tính chính đáng chỉ yêu câu một tập hợp nhất quán các niềm tin?.
  4. Hoài nghi triết học, là câu hỏi đặt ra về khả năng của tri thức, và các vấn đề liên quan, ví dụ như liệu sự hoài nghi có gây nguy hiểm cho những quan niệm thông thường về tri thức?, và liệu ta có thể bác bỏ những lập luận hoài nghi?.

Nhiều câu hỏi khác cũng được đặt ra như "Ta biết những gì?", "Ta nói là ta biết gì đó. Điều đó có nghĩa là gì?", "Vì sao những niềm tin chính đáng lại chính đáng?", và "Làm sao ta biết là ta biết?".[1][4][5][6][7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Steup, Matthias (2005). Zalta, Edward N. (biên tập). “Epistemology”. Stanford Encyclopedia of Philosophy .
  2. ^ “Epistemology”. Internet Encyclopedia of Philosophy. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ Borchert, Donald M. biên tập (1967). “Epistemology”. Encyclopedia of Philosophy. 3. Macmillan.
  4. ^ “Epistemology”. Encyclopedia Britannica. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2020.
  5. ^ Carl J. Wenning. “Scientific epistemology: How scientists know what they know” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2020.
  6. ^ “Epistemology”. Stanford Encyclopedia of Philosophy. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2020.
  7. ^ “The Epistemology of Ethics”. ngày 1 tháng 9 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2020.[cần nguồn tốt hơn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Như chúng ta đều biết, mỗi đất nước mà chúng ta đi qua đều sẽ diễn ra một sự kiện mà nòng cốt xoay quanh các vị thần
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Fūka Kiryūin (鬼き龍りゅう院いん 楓ふう花か, Kiryūin Fūka) là một học sinh thuộc Lớp 3-B
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima (有馬 貴将, Arima Kishō) là một Điều tra viên Ngạ quỷ Cấp đặc biệt nổi tiếng với biệt danh Thần chết của CCG (CCGの死神, Shīshījī no Shinigami)
Chán việc, thì làm gì? gì cũng được, nhưng đừng chán mình!!!
Chán việc, thì làm gì? gì cũng được, nhưng đừng chán mình!!!
Dù mệt, dù cực nhưng đáng và phần nào giúp erdophin được tiết ra từ não bộ để tận hưởng niềm vui sống