Chiêu Văn

Chiêu Văn
昭文
Thông tin cá nhân
Sinhkhông rõ
Mất1077
Giới tínhnam
Nghề nghiệpchỉ huy quân đội
Quốc tịchĐại Việt
Thời kỳnhà Lý

Chiêu Văn (chữ Hán: 昭文, ?-1077) là một quý tộc và tướng lĩnh Đại Việt thời nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông cùng với một quý tộc nhà Lý khác là Hoằng Chân chỉ huy lực lượng chủ lực của thủy quân Đại Việt tham gia phòng thủ tại Phòng tuyến sông Như Nguyệt và đã tử trận trong trận tập kích vào doanh trại tổng chỉ huy quân Tống vào cuối xuân năm 1077.

Hành trạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn tài liệu chính sử Đại Việt không ghi chép gì về Chiêu Văn. Năm sinh cũng như thân thế của ông không rõ. Sách Đại Việt sử lược chỉ ghi chép vắn tắt trong trận đánh: "Hai vị quân hầu Chiêu Văn và Hoằng Chân đều bị chết chìm ở sông Như Nguyệt"[1], cho biết cả hai ông đều là quý tộc nhà Lý với tước vị Hầu.

Dựa vào số tài liệu cổ sử ít ỏi, các nhà sử học hiện đại đã họa lại vai trò của Chiêu Văn và Hoằng Chân. Theo đó, Hoằng Chân và Chiêu Văn cùng chỉ huy bộ phận chủ lực thủy quân Đại Việt đóng ở Vạn Xuân, tức là ở khu vực cực đông của chiến tuyến sông Cầu, gồm khoảng 400 chiến thuyền và hơn 2 vạn thủy binh[2]. Cánh quân này đóng đối diện tổng hành doanh quân Tống tại bến Thị Cầu, do Quảng Nam Tuyên phủ sứ Quách Quỳ chỉ huy.

Trận đánh mà ông và Hoằng Chân tham gia là giai đoạn 3 của trận phòng thủ sông Như Nguyệt. Trước đó Quách Quỳ đã tổ chức 2 đợt tấn công sang phía quân Lý nhưng thất bại[3].

Cuối xuân năm 1077, nhân đà thắng lợi, Lý Thường Kiệt lệnh cho Chiêu Văn và Hoằng Chân mang quân tấn công quân Tống. Từ Vạn Xuân, Hoằng Chân cùng Chiêu Văn đã bất ngờ cho quân ngược sông Cầu, ồ ạt tấn công vào doanh trại của Quách Quỳ. Thủy binh Đại Việt vừa đánh vừa phô trương thanh thế, cốt tập trung sự chú ý của địch. Tổng chỉ huy quân Tống là Quách Quỳ dốc toàn lực để đánh trả, thậm chí ra lệnh điều một bộ phận quân Tống đóng ở bến Như Nguyệt do Triệu Tiết thống lĩnh sang trợ chiến. Quách Quỳ cho rằng đây là lực lượng chủ lực của Đại Việt nên dồn sức tiêu diệt, sau đó sẽ thừa thắng vượt sông tấn công thẳng vào Thăng Long. Trận chiến xảy ra rất ác liệt. Soái thuyền của Hoàng Chân và Chiêu Văn bị quân Tống dồn lực tấn công để tiêu diệt chỉ huy quân Nam. Thuyền bị hư hại nặng, chìm dần, nhưng ông vẫn cùng Hoằng Chân quyết đứng trên thuyền chỉ huy chống cự cho đến khi thuyền chìm.[2]. Hai tướng Lý tử trận, một tướng tham chiến khác là Nguyễn Căn bị bắt[4].

Sau trận này, hai bên cầm cự 40 ngày. Quân Tống tổ chức một đợt tấn công nữa nhưng lại bại trận[5]. Quân Tống mỏi mệt và rơi và thế hạ phong. Do sự mở đường của nhà Lý, nhà Tống đành phải chấp nhận rút quân về nước để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn. Sự hy sinh của Hoằng Chân và Chiêu Văn đã góp phần không nhỏ vào việc nghi binh và tạo thế quyết chiến lược làm tan rã hoàn toàn ý chí của quân Tống, tạo thắng lợi của quân Đại Việt trong Cuộc kháng chiến chống Tống 1075-1077.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đại Việt sử lược, quyển 1. Nguyên văn chữ Hán: "Chiêu Văn, Hoằng Chân nhị hầu giai nịch tử như Nguyệt giang."
  2. ^ a b Nguyễn Khắc Thuần, "Danh tướng Việt Nam", Tập 1.
  3. ^ Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 286-287
  4. ^ Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 291
  5. ^ Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 293
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
Sau bài viết về Hutao với Đạo giáo thì giờ là Xiao với Phật giáo.
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Như chúng ta đều biết, mỗi đất nước mà chúng ta đi qua đều sẽ diễn ra một sự kiện mà nòng cốt xoay quanh các vị thần
Bà chúa Stalk - mối quan hệ giữa Sacchan và Gintoki trong Gintama
Bà chúa Stalk - mối quan hệ giữa Sacchan và Gintoki trong Gintama
Gin chỉ không thích hành động đeo bám thôi, chứ đâu phải là anh Gin không thích Sacchan
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
Đi tìm lẽ sống” một trong những quyển sách duy trì được phong độ nổi tiếng qua hàng thập kỷ, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới