Chiếc đèn ông sao

"Chiếc đèn ông sao"
Bài hát
Thể loạiNhạc thiếu nhi
Viết lờiPhạm Tuyên
Thông tin bài hát ở Việt Nam
Năm sáng tác1956
Nhạc sĩPhạm Tuyên

"Chiếc đèn ông sao" là một ca khúc thuộc thể loại nhạc thiếu nhi sáng tác năm 1956 của nhạc sĩ người Việt Nam Phạm Tuyên. Ca khúc này thường được phát mỗi dịp Tết Trung thu tại Việt Nam, và từng được đưa vào sách giáo khoa âm nhạc lớp 8 của Việt Nam và sách giáo khoa của Đức.

Sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Tuyên sáng tác ca khúc năm 1956 khi ông đang dạy học tại Nam Ninh, Trung Quốc.[1] Trong dịp tết Trung thu, ông nhìn các sinh viên ở học xá rước đèn nên "nhớ quê hương và sáng tác để nguôi ngoai".[1] Ông sáng tác bài hát dựa trên cảm hứng từ hình ảnh chiếc đèn ông sao, vốn là một món đồ chơi truyền thống quen thuộc của thiếu nhi Việt Nam.[2][3] Nhạc sĩ Phạm Tuyên cho biết ông tâm đắc ca khúc vì có nhiều kỷ niệm. Năm 1967, ông từng nhờ nhạc sĩ Dân Huyền mang máy ghi âm sang nhà để thu cho hai con gái hát ca khúc này.[4]

"Chiếc đèn ông sao" được cấu tạo ở thể hai đoạn.[5] Phạm Tuyên sử dụng những câu hát ngắn trên nền nhịp 2
4
với những phách mạnh - nhẹ đan xen.[1] Bài hát được viết ở giọng Đô trưởng với tất cả những cấu tạo kết của giai điệu vào những chỗ ngắt câu.[5] Phạm Tuyên đã sử dụng thủ pháp cấu trúc đối xứng trong âm nhạc. Sự đối xứng được thể hiện ở quan hệ quãng: quãng nhảy gần kết hợp với bước nối tiếp liền bậc, trong trường hợp khác còn được thể hiện ở sự nối tiếp đi lên nối liền bước xuống tạo sự cân bằng trong tuyến giai điệu.[6]

Phạm Tuyên cho biết ca khúc mang nhiều ý nghĩa.[7] Hình ảnh đèn ông sao trong bài hát tượng trưng cho lá cờ của Việt Nam[7] còn lời "sao chiếu vô Nam", "ánh hòa bình đuổi xua loài xâm lăng" thể hiện sự khao khát thống nhất quê hương.[1]

Phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếc đèn ông sao, là đồ chơi của trẻ em Việt Nam trong dịp tết Trung thu.

"Chiếc đèn ông sao" được sáng tác trong khoảng thời gian rất ngắn.[8] Khi bài hát được phát hành tại Việt Nam, người đầu tiên thể hiện ca khúc này là nữ biên tập viên Anh Tuấn. Giọng hát của bà được phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam và được phổ biến rộng rãi đến đông đảo người dân.[8] Tại Việt Nam, bài hát cũng đã được đưa vào tuyển tập 50 bài hát dành cho thiếu nhi của thế kỷ 20[9] và một phần trích đoạn điệp khúc trong sách giáo khoa Âm nhạc lớp 8.[10]

Năm 1972, một nhà soạn nhạc người Đức tên là Hans Sandig dạy nhạc tại Leipzig khi biết Phạm Tuyên đang ở Berlin đã đáp tàu từ Leipzig về Berlin để gặp Phạm Tuyên, lúc đó còn thuộc Cộng hòa Dân chủ Đức.[8] Ngay khi gặp, ông Hans đã mở cho Phạm Tuyên nghe cuốn băng có thu bài "Chiếc đèn ông sao" do các thiếu nhi Đức hát bằng tiếng Đức.[11] Ông Hans nhận xét tiết tấu của đoạn “Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh” rất giống với giai điệu của các lễ hội Carnaval ở Đức nên ông quyết định phổ lời Đức cho trẻ em Đức hát và vẫn giữ nguyên câu “Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh”, dù không hiểu rõ nội dung bài hát.[11] Sau đó, giáo sư Hans đã phổ nhạc và lời Đức để "Chiếc đèn ông sao" vào một quyển tuyển tập âm nhạc sách giáo khoa tiếng Đức.[1][11]

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm này đã trở thành một khúc ca quen thuộc được mở khắp phố phường dịp Tết Trung thu tại Việt Nam.[2] Bài hát được cho là khiến mọi người "đều hát say mê, thích thú".[8] Ngoài tiếng Đức, bài hát này còn được chuyển lời sang tiếng Anh với tựa đề “Lantern Star” bởi ca sĩ Nguyệt Ca.[4][12] "Chiếc đèn ông sao" cũng xuất hiện trong đêm nhạc “Nhớ và Quên” của nhạc sĩ Phạm Tuyên tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Việt Nam.[3]

"Chiếc đèn ông sao" được các thiếu nhi đương thời thuộc nằm lòng.[8] Báo điện tử VTV đã nhận định "ở bất kỳ độ tuổi nào, bài hát "Chiếc đèn ông sao" vẫn luôn gắn bó với những kỷ niệm, ký ức và luôn có sức sống mãnh liệt."[13] Báo Phụ nữ Việt Nam cũng nhận xét "Chiếc đèn ông sao" của nhạc sĩ Phạm Tuyên "giống như nhiều tác phẩm khác của ông, cho tới hôm nay vẫn có sức sống bền bỉ trong lòng công chúng mọi lứa tuổi."[12] Minh Ngọc từ Báo Yên Bái đã gọi ca khúc là "xao xuyến, rộn ràng".[14] Như Thảo từ Báo Khánh Hòa thì nhận xét phần điệp khúc "Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh" của bài hát mang "nhịp điệu nhanh, vui tươi, mô phỏng tiếng trống, như một lời hối thúc."[15]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Hà Thu (13 tháng 9 năm 2019). 'Chiếc đèn ông sao' - khúc ca đêm rằm”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ a b 'Chiếc đèn ông sao' - giai điệu thân quen dịp Tết Trung thu 60 năm qua”. BAO DIEN TU VTV. 15 tháng 9 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ a b Bùi Anh Tuấn (13 tháng 9 năm 2020). “Ký ức về khúc ca đêm rằm”. baodanang.com. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ a b Hà Thu (20 tháng 9 năm 2021). “Cô giáo hát 'Chiếc đèn ông sao' tiếng Anh”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ a b Tú Ngọc 2000, tr. 446.
  6. ^ Lê Văn Toàn 2006, tr. 147.
  7. ^ a b Mai Anh (12 tháng 9 năm 2013). “Nhạc sỹ Phạm Tuyên kể chuyện "Chiếc đèn ông sao". Báo Điện tử An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ a b c d e Lạc Thành (26 tháng 9 năm 2015). “Nhạc sỹ Phạm Tuyên: "Chiếc đèn ông sao" và kỷ niệm khó quên”. Đời sống Pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  9. ^ “Sống lại ký ức tuổi thơ với Nhạc sĩ Phạm Tuyên và Chiếc đèn ông sao”. BAO DIEN TU VTV. 20 tháng 9 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  10. ^ Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam (2011). Âm nhạc và Mỹ thuật 8. Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. tr. 7. ISBN 978-604-0-00110-8. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  11. ^ a b c Dân Huyền (25 tháng 9 năm 2015). “Nhạc sĩ Phạm Tuyên và bài hát "Chiếc đèn ông sao". VOV.VN. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  12. ^ a b N.Vân (21 tháng 9 năm 2021). “Vui Tết Trung thu cùng bài hát 'Chiếc đèn ông sao' phiên bản tiếng Anh”. phunuvietnam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  13. ^ “Ký ức bài hát 'Chiếc đèn ông sao' của Nhạc sĩ Phạm Tuyên”. BAO DIEN TU VTV. 15 tháng 9 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  14. ^ Minh Ngọc (15 tháng 9 năm 2021). “Vui tết Trung thu”. baoyenbai.com.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  15. ^ Như Thảo (18 tháng 9 năm 2013). “Chiếc đèn ông sao”. Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp các loại Kagune trong Tokyo Ghoul
Tổng hợp các loại Kagune trong Tokyo Ghoul
Một trong những điều mà chúng ta không thể nhắc đến khi nói về Tokyo Ghoul, đó chính là Kagune
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Đây là kết thúc trong truyện nhoa mọi người
Giới thiệu truyện: Liệu anh sẽ phải lòng một bộ xương khô chứ?
Giới thiệu truyện: Liệu anh sẽ phải lòng một bộ xương khô chứ?
Anh chàng thám hiểm ngày nọ vào lâu đài cổ thì phát hiện ra bộ xương của công chúa đã die cách đây rất lâu
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
Có bao giờ cậu tự hỏi, vì sao con người ta cứ đâm đầu làm một việc, bất chấp những lời cảnh báo, những tấm gương thất bại trước đó?