Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (tuần báo)

Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng
Tổng biên tậpNguyễn Phan Khuê
Phó biên tậpNguyễn Trân Châu, Đỗ Thanh Bình, Phan Việt Hùng, Trần Thị Lan Phương, Trần Thị Thu Hiền
Thành lập01 tháng 06, 1954
Xóm Dõn, xã Thanh La, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Khuynh hướng chính trịĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Ngôn ngữTiếng Việt
Trụ sởSố 12 Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Trang webhttps://thieunien.vn

Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng là một tờ báo trực thuộc cơ quan trung ương của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Báo Thiếu niên Tiền phong được thành lập tại xóm Dõn, xã Thanh La, chiến khu Việt Bắc (nay là xã Minh Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) ngày 01 tháng 06 năm 1954, ban sơ giữ vai trò tuyên huấn giáo dục thanh thiếu niên (thường gọi là lứa tuổi măng non) theo chỉ thị trực tiếp của Đảng Lao động Việt Nam, sau được bàn giao cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoàn toàn quản lý và định hướng phương thức hoạt động.

Chỉ sang đến thập niên 1960, Báo Thiếu niên Tiền phong đã trở thành cơ quan truyền thông có uy tín cao nhất trong mảng giáo dục đạo đức thanh thiếu niên và đẩy mạnh phong trào công tác xã hội. Trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam, cơ quan này phát động phong trào Kế hoạch nhỏ với mục đích ban đầu là kêu gọi học sinh toàn quốc góp phế liệu để đổi sang kinh phí xây Nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong Hải Phòng, nhưng mau chóng lan rộng thành hành động thu nhặt phế liệu để xây một số công trình phục vụ thanh thiếu niên.[cần dẫn nguồn]

Từ thập niên 1990, Thiếu Niên Tiền Phong tiến hành đa dạng hóa ấn phẩm với việc tăng trang và màu lên gấp nhiều lần, đồng thời có thêm các phụ bản. Trung bình, mỗi tuần có tối thiểu 2 số báo do tòa soạn Thiếu Niên Tiền Phong phát hành. Ngoài ra, Thiếu niên Tiền phong cũng lập thêm Quỹ học bổng Vừ A Dính khằm khuyến khích sức học của thiếu nhi sắc tộc thiểu số[1].

Tính đến thập niên 2010, Thiếu Niên Tiền Phong không đứng mãi ở nhan đề một tờ báo nữa mà đã thành cơ quan tổng phát hành của 9 tờ báo lớn phục vụ thanh thiếu niên với tối thiệu 9 triệu bản/năm.[cần dẫn nguồn]

Từ ngày 1/2/2020, Báo Thiếu niên Tiền phong và Báo Nhi đồng được hợp nhất thành Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng.[2]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Báo Thiếu Niên Tiền Phong kỷ niệm 60 năm ra số đầu
  2. ^ “Sáp nhập Báo Thiếu niên Tiền phong và Báo Nhi đồng”. Báo điện tử VTV.
  3. ^ Báo Thiếu Niên Tiền Phong đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh
  4. ^ Báo Thiếu Niên Tiền Phong được trao Huân chương Lao động hạng Nhất
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Đây là câu chuyện kể về cậu thiếu niên tên Fushi trên hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống
Tìm hiểu về Puskas Arena - Sân vận động lớn nhất ở thủ đô Budapest của Hungary
Tìm hiểu về Puskas Arena - Sân vận động lớn nhất ở thủ đô Budapest của Hungary
Đây là một sân vận động tương đối mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2016 và hoàn thành vào cuối năm 2019
Top quán kem ngon nổi tiếng TP.HCM giải nhiệt cuối tuần
Top quán kem ngon nổi tiếng TP.HCM giải nhiệt cuối tuần
Kem là một trong những món ăn yêu thích của mọi thế hệ. Đó là lý do mà thế giới kem tại thị trường Việt Nam phát triển rất nhanh và nhiều thương hiệu lớn thế giới cũng có mặt. Dưới đây là top những thương hiệu đang dẫn đầu tại Việt Nam.
Nhân vật Sae Chabashira - Classroom of the Elite
Nhân vật Sae Chabashira - Classroom of the Elite
Sae Chabashira (茶ちゃ柱ばしら 佐さ枝え, Chabashira Sae) là giáo viên môn lịch sử Nhật Bản và cũng chính là giáo viên chủ nhiệm của Lớp 1-D.