Chu Chiên

Khánh Tĩnh vương
慶靖王
Hoàng tử nhà Minh
Thông tin chung
Sinh6 tháng 2 năm 1378
Mất23 tháng 8 năm 1438 (61 tuổi)
An tángĐồng Tâm, Ngô Trung, Ninh Hạ
Phối ngẫuKhánh Vương phi Tôn thị
Thứ phi Thang thị
Hậu duệ6 con trai
4 con gái
Tên húy
Chu Chiên
朱㮵
Thụy hiệu
Khánh Tĩnh vương
慶靖王
Tước vịKhánh vương (慶王)
Hoàng tộcnhà Minh
Thân phụMinh Thái Tổ
Thân mẫuDư phi

Chu Chiên (chữ Hán: 朱㮵; 6 tháng 2 năm 137823 tháng 8 năm 1438), được biết đến với tước hiệu Khánh Tĩnh vương (慶靖王), là hoàng tử của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, hoàng đế đầu tiên của nhà Minh.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Chu Chiên sinh ngày 9 tháng 1 năm Hồng Vũ thứ 11 (1378), là hoàng tử thứ 16 của Minh Thái Tổ, mẹ là Dư phi (余妃), không rõ lai lịch. Năm thứ 24 (1391), ông được phong làm Khánh vương (慶王).

Năm Hồng Vũ thứ 25 (1392), Khánh vương Chu Chiên dự tính đến thái ấpNinh Hạ, nhưng vì lương thực và tiền của không đủ cho chuyến đi nên Thái Tổ lệnh cho ông trú tạm ở Ngụy Châu (nay thuộc Khánh Dương, Cam Túc). Ba năm sau (1395), Chu Chiên nhận lệnh quản lý quân đội ở Khánh Dương, Diên AnTuy Đức.

Năm thứ 30 (1397), Chu Chiên mới chính thức đặt chân đến Ninh Hạ. Trong suốt thời gian ở ngôi của mình, Chu Chiên lập nhiều công lớn trong việc kiểm soát biên giới, biên soạn biên niên sử Ninh Hạ, quản lý ruộng đất và mở nhiều lớp học.

Bản thân Chu Chiên là người uyên bác, đa tài, giỏi thơ văn, thư pháp nên đã tập hợp được nhiều thi nhân sang Ninh Hạ. Chu Chiên còn là một sử gia, và đã ghi chép nhiều về lịch sử của vương triều Tây Hạ. Ông tính tình trung thực và hiếu thảo nên rất được lòng vua anh Minh Thành Tổ.

Năm Chính Thống thứ 3 (1438), ngày 3 tháng 8 âm lịch, Khánh vương Chu Chiên qua đời, thọ 61 tuổi, thụyTĩnh (靖). Năm thứ 4 (1439), Chu Chiên được an táng tại khu vực huyện Đồng Tâm, Ngô Trung ngày nay.[1]

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thê thiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khánh Vương phi Tôn thị (孙氏), con gái của Đô chỉ huy sứ Tôn Kế Đạt, phong Vương phi năm Hồng Vũ thứ 27 (1394).[2] Kế Đạt còn một người con gái cũng gả làm con dâu của Thái Tổ, là Túc Vương phi Tôn thị, chính thất của Túc Trang vương Chu Anh.
  • Thứ phi Thang thị (次妃湯氏), Nhị phi, vị trí chỉ sau Tôn Vương phi, mất năm Thành Hóa thứ 6 (1470).[3]
  • Nhiều thứ phi khác.

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chu Chiên có 6 con trai và 4 con gái, nhưng cả 4 người con gái đều vắn số chết yểu.

  1. Chu Dật Huỳnh (朱秩熒; 1405 – 1455), con của thứ thiếp nên không được tập tước Khánh vương,[4] tước phong Chân Ninh Quận vương (真寧郡王王), thụy Trang Huệ (莊惠).
  2. Chu Dật Đào (朱秩燾; 1413 – 1421), tước phong Tĩnh Ninh Quận vương (靜寧郡王王), chết yểu.
  3. Chu Dật Đông (朱秩炵; 1415 – 1491), mẹ là thị thiếp Lưu thị (劉氏),[5] tước phong An Hóa Quận vương (安化郡王), thụy Huệ Ý (惠懿). Cháu đích tôn của ông là Chu Trí Phiên nổi dậy, tạo nên cuộc nổi loạn của An Hóa vương.
  4. Chu Dật Khuể (朱秩煃; 1415 – 1469), mẹ là Thang Thứ phi, tập tước Khánh Khang vương (慶康王).[4]
  5. Chu Dật Luyện (朱秩炵; 1415 – 1436), mẹ là thị thiếp Hà thị (劉氏),[6] tước phong Kỳ Sơn Quận vương (岐山郡王), thụy Điệu Trang (悼莊). Không con cái.
  6. Chu Dật Quýnh (朱秩炅; 1427 – 1473), mẹ là thứ phi Ngụy thị (魏氏),[7] tước phong An Tắc Quận vương (安塞郡王), thụy Tuyên Tĩnh (宣靖).

Khánh vương thế hệ biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
Tước hiệu Họ tên Quan hệ Tại vị Ghi chú
Khánh Tĩnh vương
(慶靖王)
Chu Chiên (朱㮵) Hoàng tử thứ 16 của Minh Thái Tổ 1391 – 1438 Năm Hồng Vũ thứ 24 (1392) phong Vương, năm Chính Thống thứ 3 (1438) qua đời, thọ 61 tuổi.
Khánh Khang vương
(慶康王)
Chu Dật Khuể
(朱秩煃)
Con trai thứ tư của Chu Chiên 1439 – 1469 Năm Chính Thống thứ 4 (1439) tập phong, qua đời Thành Hoá thứ 5 (1469), thọ 55 tuổi.
Khánh Hoài vương
(遼懷王)
Chu Thúy Ủng
(朱邃𡓱)
Con trai trưởng của Dật Khuể 1471 – 1479 Nguyên là Quận vương, năm Chính Thống thứ 7 tập phong, qua đời năm thứ 15 (1479), hưởng dương 35 tuổi, không con nối dõi.
Khánh Trang vương
(遼莊王)
Chu Thúy Bính
(朱邃塀)
Con trai thứ hai của Dật Khuể 1481 – 1491 Nguyên là Quận vương, năm Chính Thống thứ 17 (1481) tập phong, năm Hoằng Trị thứ 4 (1478) qua đời, thọ 44 tuổi.
Khánh Cung vương
(遼恭王)
Chu Trí Thúc
(朱寘錖)
Con trai trưởng của Thúy Bính 1494 – 1498 Nguyên là Quận vương, năm Hoằng Trị thứ 7 (1494) tập phong, năm thứ 11 (1498) qua đời, hưởng dương 24 tuổi.
Khánh Định vương
(遼定王)
Chu Di Hoành
(朱台浤)
Con trai trưởng của Trí Thúc 1503 – 1525 Năm Hoằng Trị thứ 16 tập phong, bị phế làm thứ dân năm Gia Tĩnh thứ 4 (1525) do trước đây trong cuộc nổi loạn của An Hóa vương, Di Hoành dùng lễ quân thần với Trí Phiên.
Qua đời năm thứ 30, thọ 60 tuổi. Con trai tập phong nên Di Hoành mới được truy phục tước vị.
Kiêm nhiếp Khánh vương phủ
Củng Xương Quận vương
(鞏昌郡王)
Chu Trí Châu
(朱寘銂)
Con trai thứ hai của Thúy Bính 1527 – 1532 Quán xuyến công việc của vương phủ khi cháu là Di Hoành bị phế. Trí Châu thông đồng với các nội quan trong phủ cắt giảm lương bổng của các thành viên trong gia đình Di Hoành, lại còn thông dâm với Vương thị (góa phụ của Khánh vương Thúy Ủng), bị truất làm thứ dân.[8]
Tước vị tiếp tục được tập phong
Khánh Huệ vương
(遼惠王)
Chu Tỉ Phương
(朱鼒枋)
Con trai thứ hai của Di Hoành 1552 – 1574 Năm Gia Tĩnh thứ 31 (1552) tập phong, qua đời năm Vạn Lịch thứ 2 (1574), thọ 55 tuổi.
Khánh Tĩnh vương
(慶靖王)
Chu Nghê Quý
(朱倪𤏳)
Con trai trưởng của Tỉ Phương 1577 – 1588 Năm Vạn Lịch thứ 5 (1552) tập phong, qua đời năm thứ 16 (1588), không rõ bao nhiêu tuổi.
Khánh Hiến vương
(慶憲王)
Chu Thân Vực
(朱伸域)
Con trai trưởng của Nghê Quý Truy phong Quản lý vương phủ sau khi cha qua đời, chưa kịp nhận sách phong thì qua đời năm thứ 19 (1591), không rõ bao nhiêu tuổi.
Em là Trấn Nguyên Quận vương (con thứ hai của Nghê Quý) quán xuyến công việc của vương phủ, mất năm Thiên Khải thứ 2 (1622).
Khánh vương
(慶王)
Chu Soái Tân
(朱帥鋅)
Con trai thứ hai của Thân Vực 1595 – sau 1639 Tập phong năm Vạn Lịch thứ 23 (1591), không rõ mất năm nào.
Khánh vương
(慶王)
Chu Trác Hạc?
(朱倬㴶)
Con trai thứ hai của Soái Tân ? – 1644 Không rõ tập phong năm nào, năm Sùng Trinh thứ 17 (1644), Ninh Hạ thất thủ thì bị giết, chấm dứt dòng Khánh vương.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 牛达生 (1981), 宁夏同心县出土明庆王圹志,《考古与文物》, quyển 4
  2. ^ Minh thực lục, Thái Tổ Cao hoàng đế thực lục, quyển 235
  3. ^ Minh thực lục, Hiến Tông Thuần hoàng đế thực lục, quyển 76
  4. ^ a b Hiến Tông thực lục, quyển 211: "先是,慶懷王薨,弟岐陽王邃塀襲爵。邃垿以其父秩熒乃慶靖王長子,奏乞查勘處置。……禮部言:靖王子康王秩煃雖云第四,係嫡出。真寧莊惠王秩熒雖居長,乃庶出。"
  5. ^ Minh thực lục, Hiếu Tông Kính hoàng đế thực lục, quyển 46
  6. ^ Minh thực lục, Anh Tông Duệ hoàng đế thực lục, quyển 282
  7. ^ Minh thực lục, Hiến Tông Thuần hoàng đế thực lục, quyển 118
  8. ^ Minh thực lục, Thế Tông Túc hoàng đế thực lục, quyển 143
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Ngự tam gia là ba gia tộc lớn trong chú thuật hồi chiến, với bề dày lịch sử lâu đời, Ngự Tam Gia - Zenin, Gojo và Kamo có thể chi phối hoạt động của tổng bộ chú thuật
Ma vương Luminous Valentine -True Ruler of Holy Empire Ruberios
Ma vương Luminous Valentine -True Ruler of Holy Empire Ruberios
Luminous Valentine (ルミナス・バレンタイン ruminasu barentain?) là một Ma Vương, vị trí thứ năm của Octagram, và là True Ruler of Holy Empire Ruberios. Cô ấy là người cai trị tất cả các Ma cà rồng và là một trong những Ma Vương lâu đời nhất.
Vì sao tỉ giá năm 2024 dậy sóng?
Vì sao tỉ giá năm 2024 dậy sóng?
Kể từ đầu năm 2024 tới nay, tỉ giá USD/VND đã liên tục phá đỉnh lịch sử và chạm ngưỡng 25.500 VND/USD vào tháng 4
Xilonen – Lối chơi, hướng build và đội hình
Xilonen – Lối chơi, hướng build và đội hình
Là một support với nhiều tiềm năng và liên tục được buff, Xilonen đã thu hút nhiều chú ý từ những ngày đầu beta