Chu Anh

Túc Trang vương
肅莊王
Hoàng tử nhà Minh
Thông tin chung
Sinh10 tháng 10 năm 1376
Mất5 tháng 1 năm 1420 (45 tuổi)
Phối ngẫuTúc Vương phi Tôn thị
Thái phu nhân Trương thị
Tên húy
Chu Anh
朱楧
Thụy hiệu
Túc Trang vương
肅莊王
Tước vịHán vương (漢王)
Túc vương (肅王)
Hoàng tộcnhà Minh
Thân phụMinh Thái Tổ
Thân mẫuCáo thị

Chu Anh (chữ Hán: 朱楧; 10 tháng 10 năm 13765 tháng 1 năm 1420), được biết đến với tước hiệu Túc Trang vương (肅莊王), là hoàng tử của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, hoàng đế đầu tiên của nhà Minh.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Chu Anh là hoàng tử thứ 14 của Minh Thái Tổ, sinh năm Hồng Vũ thứ 9 (1376), mẹ là Cáo thị (郜氏), một thứ phi không rõ danh hiệu.[1] Năm thứ 11, Chu Anh được phong làm Hán vương (漢王) khi mới 3 tuổi, ban trước thái ấpThiểm Tây. Năm Hồng Vũ thứ 24 (1391), cải phong thành Túc vương (肅王).

Vào năm Hồng Vũ thứ 25 (1392), Túc vương Chu Anh chuyển đến sống ở Thiểm Tây. Năm sau, ông được lệnh đóng quân ở Bình Lương, Cam Túc. Vào năm thứ 30 (1397), ông cho tích trữ lương thực để xuất binh dẹp loạn man di.

Năm Kiến Văn thứ nhất (1399), Túc vương Chu Anh bị chuyển đến quận Lan Châu (nay thuộc Lan Châu).

Năm Vĩnh Lạc thứ 17 (1420), Chu Anh qua đời, thọ 45 tuổi, được ban thụyTrang (莊).

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thê thiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Túc Vương phi Tôn thị (孙氏), con gái của Chỉ huy Tôn Kế Đạt, phong Vương phi năm Hồng Vũ thứ 27 (1394).[2]
  • Tiết thị (薛氏), năm Tuyên Đức thứ 6 (1431) được phong Túc vương Thái phu nhân (肅王太夫人).[3]
  • Trương thị (張氏; mất năm 1451[4]), cũng năm Tuyên Đức thứ 6 được phong Túc Trang vương Phu nhân (肅莊王夫人).[3]

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chu Thiệm Diễm (朱贍焰; 1406 – 1464), trưởng tử, mẹ là thứ phi Trương thị, tập tước Túc Khang vương (肅康王).[5]
  • Sùng Tín Quận chúa (崇信郡主), trưởng nữ, lấy Trương Đoan.[6]

Túc vương thế hệ biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
Tước hiệu Họ tên Quan hệ Tại vị Ghi chú
Túc Trang vương
(肅莊王)
Chu Anh (朱楧) Hoàng tử thứ 14 của Minh Thái Tổ 1391 – 1420 Năm Hồng Vũ thứ 24 (1391) phong tước, năm Vĩnh Lạc thứ 17 (1420) qua đời, thọ 46 tuổi.
Túc Khang vương
(肅康王)
Chu Thiệm Diễm
(朱贍焰)
Con trai trưởng của Chu Anh 1424 – 1464 Năm Vĩnh Lạc cuối cùng (1424) tập phong, qua đời năm Thiên Thuận thứ 8 (1464), thọ 59 tuổi.
Túc Giản vương
(肅簡王)
Chu Lộc Bi
(朱祿埤)
Con trai trưởng của Thiện Diễm 1468 – 1479 Nguyên là Quận vương, mắc bệnh tâm thần, con trai duy nhất của Lộc Bi là Cống Tông thay cha thực hiện các lễ nghi.
Năm Thành Hoá thứ 4 (1468) tập phong, qua đời năm thứ 15 (1479), thọ 59 tuổi.
Túc Cung vương
(肅恭王)
Chu Cống Tông
(朱貢錝)
Con trai trưởng của Lộc Bi 1487 – 1536 Nguyên là Quận vương. Năm Thành Hoá thứ 23 (1487) tập phong, năm Gia Tĩnh thứ 15 (1536) qua đời, thọ 81 tuổi.
Túc Tĩnh vương
(肅靖王)
Chu Chân Ư
(朱真淤)
Con trai trưởng của Cống Tông Truy phong Nguyên là Thế tử, qua đời năm Gia Tĩnh thứ 5 (1526) trước khi tập phong, thọ 52 tuổi.
Con trai thứ là Bật Quang tập tước, Chân Ư được tặng tước Vương.
Túc Định vương
(肅定王)
Chu Bật Quang
(朱弼桄)
Con trai thứ hai của Chân Ư 1539 – 1562 Năm Gia Tĩnh thứ 18 (1539) tập phong, qua đời năm thứ 41 (1562), thọ 63 tuổi.
Túc Chiêu vương
(肅昭王)
Chu Tấn Huỳnh
(朱縉炯)
Con trai trưởng của Bật Quang Truy phong Nguyên là Thế tử, qua đời năm Gia Tĩnh thứ 36 (1557), hưởng dương 31 tuổi.
Con trai trưởng là Thân Đổ tập tước, Tấn Huỳnh được tặng tước Vương.
Túc Hoài vương
(肅懷王)
Chu Thân Đổ
(朱紳堵)
Con trai trưởng của Tấn Huỳnh 1563 – 1564 Năm Gia Tĩnh thứ 42 (1563) tập phong, qua đời vào năm sau (1564) khi mới 17 tuổi, không có con.
Túc An vương
(肅安王)
Chu Bật Sĩ
(朱弼柿)
Con trai thứ tư của Chân Ư Truy phong Nguyên là Trấn quốc Tướng quân, do con là Tấn Quý tập phong nên được tặng tước Vương.
Túc Ý vương
(肅懿王)
Chu Tấn Quý
(朱縉𤏳)
Con trai trưởng của Bật Sĩ 1564 – 1588 Năm Gia Tĩnh thứ 43 (1564) tạm kiêm nhiếp phủ Túc vương đến năm Long Khánh thứ 5 (1571) mới chính thức phong Vương, ở ngôi đến năm Vạn Lịch thứ 16 (1588), không rõ bao nhiêu tuổi.
Túc Hiến vương
(肅憲王)
Chu Thân Nghiêu
(朱紳堯)
Con trai trưởng của Tấn Quý 1591 – 1618 Năm Vạn Lịch thứ 19 (1591) tập phong, qua đời năm thứ 46 (1618), không rõ bao nhiêu tuổi.
Túc Ai vương
(肅哀王)
Chu Chí Hoành
(朱識鋐)
Con trai trưởng của Thân Nghiêu 1621 – 1643 Năm Thiên Khải thứ nhất (1621) tập phong, Trương Hiến Trung chiếm được Lan Châu, Chí Hoành bị giết trong đám loạn giặc vào năm Sùng Trinh thứ 16 (1643), chấm dứt dòng Túc vương.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Minh sử, Chư vương nhất: Thái Tổ chư tử nhất, quyển 116: "而肅王柍母郜無名號。"
  2. ^ Minh thực lục, Thái Tổ Cao hoàng đế thực lục, quyển 235
  3. ^ a b Minh thực lục, Tuyên Tông Chương hoàng đế thực lục, quyển 83
  4. ^ Minh thực lục, Anh Tông Duệ hoàng đế thực lục, quyển 206
  5. ^ Minh thực lục, Tuyên Tông Chương hoàng đế thực lục, quyển 83
  6. ^ Minh thực lục, Thái Tông Văn hoàng đế thực lục, quyển 191
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco xuất hiện và được biết đến như một kẻ độc tài máu lạnh. Là người đồng đội cũ của Vander trong công cuộc tiến công vào thành phố phồn hoa Piltover với ước mơ giải thoát dân chúng tại Zaun khỏi sự ô nhiễm
LCK mùa xuân 2024: Lịch thi đấu, kết quả trực tiếp
LCK mùa xuân 2024: Lịch thi đấu, kết quả trực tiếp
Mùa giải LCK mùa xuân 2024 đánh dấu sự trở lại của giải vô địch Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc (LCK)
Tổng quan về Vua thú hoàng kim Mech Boss Chunpabo
Tổng quan về Vua thú hoàng kim Mech Boss Chunpabo
Sau khi loại bỏ hoàn toàn giáp, Vua Thú sẽ tiến vào trạng thái suy yếu, nằm trên sân một khoảng thời gian dài. Đây chính là lúc dồn toàn bộ combo của bạn để tiêu diệt quái
Tổng quan về Kĩ Năng - Kĩ Thuật - Kĩ Lượng trong Tensura
Tổng quan về Kĩ Năng - Kĩ Thuật - Kĩ Lượng trong Tensura
Những loại kỹ làm nên sức mạnh của một nhân vật trong Tensei shitara Slime Datta Ken