Phản ứng của brom với natri hydroxide tạo thành natri hypobromit tại chỗ. Sau đó, natri hypobromit phản ứng với amide thành isocyanat là hợp chất trung gian. Không thể hình thành hợp chất nitren trung gian là do nếu có hình thành nitren thì nó sẽ biến đổi thành acid hydroxamic như một sản phẩm phụ, mà điều này chưa bao giờ quan sát thấy trong thực nghiệm. Isocyanat trung gian bị thủy phân thành amin bậc 1 và carbon dioxide.[2]
Base lấy proton từ nhóm NH có tính acid, thu được anion.
Các anion phản ứng với bromine trong phản ứng thay thế α tạo ra N-bromoamide.
Base lấy proton của amide còn lại tạo ra anion bromoamide.
Anion bromoamide chuyển vị khi nhóm R chuyển vị từ vị trí carbon của nhóm chức carbonyl đến nguyên tử nitơ cùng lúc với việc ion bromide rời khỏi phân tử, tạo ra một isocyanate.
Isocyanate cộng nước theo cơ chế cộng nucleophil, tạo ra acid carbamic (còn gọi là urethane).
Acid carbamic mất CO2 dễ dàng, thu được sản phẩm là amin.
Tình huống tương tự, isocyanate trung gian có thể phản ứng với alcohol tert-butylic tạo thành nhóm bảo vệ amin mang tên tert-butoxycarbonyl (viết tắt là Boc)
Chuyển vị Hofmann cũng có thể được sử dụng để tạo racarbamate từ các amide có carbon ở vị trí α,β-chưa no, amide có nhóm hydroxy ở vị trí α [2][9] hoặc tạo ra hợp chất nitrile từ amide dạng α,β-acetylenic với hiệu suất cao (≈70%)[2][10].
Cấu trúc đối xứng của α-phenyl propanamide không thay đổi sau phản ứng chuyển vị Hofmann.
Gabapentin từ phản ứng mono-amin hoá anhydride acid 1,1-cyclohexane diacetic với amonia trở thành hợp chất trung gian acid mono-amide 1,1-cyclohexane diacetic; sau đó mới đến chuyển vị Hoffmann: Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 20.080.103.334
^Hofmann, A. W. (1881). “Ueber die Einwirkung des Broms in alkalischer Lösung auf Amide” [On the action of bromine in alkaline solution on amides]. Berichte der Deutschen Chemischen Gesellschaft. 14 (2): 2725–2736. doi:10.1002/cber.188101402242.
^Baumgarten, Henry; Smith, Howard; Staklis, Andris (1975). “Reactions of amines. XVIII. Oxidative rearrangement of amides with lead tetraacetate”. The Journal of Organic Chemistry. 40 (24): 3554–3561. doi:10.1021/jo00912a019.
^Almond, Merrick R.; Stimmel, Julie B.; Thompson, Alan; Loudon, Marc (1988). “Hofmann Rearrangement under Mildly Acidic Conditions using [I,I-Bis(Trifluoroacetoxy)]iodobenzene: Cyclobutylamine Hydrochloride from Cyclobutanecarboxamide”. Organic Syntheses. 66: 132. doi:10.15227/orgsyn.066.0132.
^Weerman, R.A. (1913). “Einwirkung von Natriumhypochlorit auf Amide ungesättigter Säuren”. Justus Liebigs Annalen der Chemie. 401 (1): 1–20. doi:10.1002/jlac.19134010102.
^Rinkes, I. J. (1920). “De l'action de l'Hypochlorite de Sodium sur les Amides D'Acides”. Recueil des Travaux Chimiques des Pays-Bas. 39 (12): 704–710. doi:10.1002/recl.19200391204.