Cyber Monday

Cyber Monday hay thứ Hai điện tử là một thuật ngữ được sử dụng trong marketing để chỉ các giao dịch thương mại điện tử trong ngày thứ Hai đầu tiên sau ngày Black Friday (Thứ Sáu tối), ngày khởi động cho mùa mua sắm trên mạng tại Hoa Kỳ giữa dịp Lễ Tạ ơnGiáng sinh.[1] Nếu như dịp Black Friday được gắn liền với hình thức mua sắm truyền thống (khách hàng đến các cửa hiệu để mua bán) thì Cyber Monday tượng trưng cho hình thức mua sắm mới, mua sắm trên mạng, khi các giao dịch được thực hiện chủ yếu thông qua Internet.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cụm từ "Cyber Monday" được đưa ra bởi Shop.org, một trang web thuộc hiệp hội thương mại NRF của Hoa Kỳ.[2] Nó được dùng lần đầu trong mùa mua sắm 2005. Theo Scott Silverman, người đứng đầu Shop.org, thì cụm từ này xuất phát từ thống kê cho thấy 77% các trang web thương mại điện tử cho biết có sự gia tăng đáng kể giao dịch vào ngày thứ Hai đầu tiên sau Lễ Tạ ơn năm 2004.[3]

Cuối tháng 11 năm 2005, ComScore Networks, công ty thống kê về thương mại điện tử, cho biết số tiền người Mỹ chi tiêu trong giao dịch điện tử vào ngày Cyber Monday, trừ các thanh toán về đi lại, là 485 triệu USD, tăng 26% so với cùng kì năm trước. Còn theo Akamai Technologies thì lượng truy cập các trang web thương mại điện tử vào ngày này cũng tăng 35% so với cùng kỳ năm trước đó.[4] Thực tế thì trong tháng mua sắm từ Lễ Tạ ơn tới Giáng sinh năm 2005, ngày bận rộn nhất của thương mại điện tử Hoa Kỳ là ngày 12 tháng 12, hai tuần sau Cyber Monday, trùng với thống kê của riêng trang Shop.org.[5][6] Hơn nữa, hãng thẻ tín dụng MasterCard cũng thống kê rằng ngày giao dịch trên mạng (toàn cầu) của năm 2005 đạt mức cao nhất là ngày 5 tháng 12 chứ không phải Cyber Monday, cũng theo hãng này vào tháng 11 năm 2005 thì chỉ có 10% người Mỹ được hỏi nói họ sẽ mua sắm trên mạng vào Cyber Monday.[6] Vì những con số nói trên nên đã có một số đề nghị trên mạng và từ giới truyền thông về việc từ bỏ cụm từ này vì cho rằng nó không có cơ sở thực tế nào.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tedeschi, Bob (26 tháng 11 năm 2007). “A Gimmick Becomes a Real Trend”. New York Times. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  2. ^ Hof, Robert D. (ngày 2 tháng 11 năm 20058). “Cyber Monday, Marketing Myth”. Business Week. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. ^ “Shop 'til your mouse breaks: Etailers await "Cyber" Monday”. CNN.com. ngày 2 tháng 11 năm 20058. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  4. ^ Buechner, Maryanne Murray. “How to Find the Best Shopping Online”. Time magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2008.
  5. ^ Barbaro, Michael (ngày 30 tháng 12 năm 2005). “Internet Sales Show Big Gains Over Holidays”. New York Times. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2007.
  6. ^ a b Lombardi, Candace (ngày 2 tháng 11 năm 20058). “Cyber Monday more myth than reality?”. CNET News.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  7. ^ Drew Curtis (2007). It's Not News, It's Fark: How Mass Media Tries to Pass Off Crap As News. Gotham. ISBN 1-59240-291-7.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sự kiện
Sự kiện "Di Lặc giáng thế" - ánh sáng giữa Tam Giới suy đồi
Trong Black Myth: Wukong, phân đoạn Thiên Mệnh Hầu cùng Trư Bát Giới yết kiến Di Lặc ở chân núi Cực Lạc là một tình tiết rất thú vị và ẩn chứa nhiều tầng nghĩa.
Vị trí của 10 thanh kiếm sấm sét - Genshin Impact
Vị trí của 10 thanh kiếm sấm sét - Genshin Impact
Đủ 10 thanh thì được thành tựu "Muôn Hoa Đua Nở Nơi Mục Rữa"
Lịch sử World Item & câu chuyện xoay quanh nó
Lịch sử World Item & câu chuyện xoay quanh nó
Trong truyền thuyết trò chơi YGGDRASIL, Cây Thế giới từng được bao phủ bởi vô số chiếc lá, nhưng một ngày nọ, một con quái vật khổng lồ xuất hiện và ăn tươi nuốt sống những chiếc lá này
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Attack on Titan là một bộ truyện có cốt truyện rất hấp dẫn, đừng nên đọc để bảo toàn trải nghiệm tận hưởng bộ truyện nếu bạn chưa đọc truyện.