Cạo nửa đầu kiểu Ba Lan (tiếng Ba Lan: czupryna, podgolony łeb, łaszczówka) là kiểu cắt tóc truyền thống của giới quý tộc Ba Lan, chủ yếu gắn với sarmatism, nhưng cũng được người Ba Lan thời Trung Cổ làm theo. Kiểu đầu này được đánh dấu bằng việc cạo tóc phía trên hai tai và phía trên gáy với chiều cao bằng nhau, để chỏm tóc dài phía trên đỉnh đầu. Đây là kiểu đặc trưng của người Ba Lan trong vài thế kỷ.
Không có nguồn gốc rõ ràng cho việc cạo nửa đầu. Có thể bắt đầu từ thế kỷ 12 cho đến khi dần biến mất ở thế kỷ 18. Những ghi chép sớm nhất cho việc "cạo nửa đầu kiểu Ba Lan" từ thời Trung cổ được viết bởi f. ex., một thầy tu ẩn danh dòng Phan Sinh vào năm 1308,[1] Wincenty từ Kielcza[2] (giữa thế kỷ 13), và nhà thơ người Áo Zygfryd Helbling (cuối thế kỷ 13)[3][4] người đã nói một cách nghiêm túc về các ảnh hưởng của Ba Lan và Czech. Trong biên niên sử của Mierzwa (đầu thế kỷ 14) từ Cracow, có thể đọc được rằng Hoàng tử Leszek the Black (mất năm 1288) đã nuôi tóc của mình để hòa nhập với những người Đức, và trở thành vụ bê bối thời đó cũng như thời kỳ của biên niên sử. Trong các nguồn tham khảo về đồ họa, có một đĩa đựng bánh thánh (giữa thế kỷ 13) từ Thánh đường Płock do Konrad Mazowiecki thành lập, một đĩa đựng bánh thánh ở tu viện Cistercians ở Ląd do Mieszko the Old thành lập (năm 1195)[5], và sàn nhà ở Wiślica (năm 1175-1180).[6]
Có thể là không chỉ người Ba Lan mà những dân tộc Slav khác cũng có kiểu cạo nửa đầu.
Tu sĩ Dòng Phan Sinh người Anh Bartholomeus Anglicus vào năm 1235 đã viết trong bách khoa toàn thư của mình rằng hầu hết các dân tộc Slav, trừ người Ruthenian và người Slav pha trộn với người Đức và người Latinh, đều cạo tóc.[7] Bartholomeus là người sống nhiều năm ở Magdeburg nên biết rõ các vùng đất Slavic.[8] Với "vùng đất Slavic", ông ám chỉ khu vực từ Saxonia đến Ruthenia và từ Dalmatia, Carinthia và Serbia đến biển Baltic. Về việc cạo tóc và không thích để râu, Saxo Grammaticus cũng đã nhắc đến khi kể về thánh đường Arcona.[9] Ông viết rằng theo phong tục chung thì chỉ những tu sĩ mới có thể để râu và để tóc dài.[10]
Trong một tuyên ngôn của người Saxon chống lại pagan giáo Slavic từ năm 1108 có đề cập rằng người Slav bắt chước những người Saxon trong cuộc tấn công bằng cách cải trang da đầu của họ [11] - người Saxon để tóc dài,[12] vì vậy kiểu tóc của người Polabian phải khác hoàn toàn: để tóc rất ngắn. Vậy nên, ở thế kỷ 13, phong tục cạo tóc được công nhận là của người Ba Lan phải có kích thước lớn hơn.
Sự tồn tại của czupryna trên các lãnh thổ Polabian Slav được chứng thực một cách rõ ràng bằng nhiều khám phá khảo cổ học. Ví dụ như: tượng đồng nhỏ Schwedt/Oder (thế kỷ 10 - 11),[13][14]Altfriesack Götze, một tượng gỗ từ Altfriesack (thế kỷ 6 - 7),[15] tượng người ngồi ở Gatschow gần Demmin (thế kỷ 11 - 12),[16] một tác phẩm điêu khắc nhỏ từ Merserburg gần Leipzig (thế kỷ 10).[17] Tất cả các nhân vật đều có tóc ngắn và cạo nửa đầu. Ngoài ra còn có một phụ kiện kim loại từ bảo tàng ở Oldburg và một tượng gỗ từ Wolin (thế kỷ 10). Vì bị ăn mòn nên khó có thể nói rằng đầu đã được cạo nhưng tóc thì chắc chắn là tóc ngắn.[18][19] Bằng chứng rõ ràng nhất là các hình minh họa của Sachsenspiegel - toàn bộ người Wends trong các hình minh họa (trái ngược với người Saxon tóc dài) có tóc ngắn, cạo đến ngang tai.
Dao cạo cũng được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ của Croatia, nhưng vấn đề về kích thước của phong tục cạo nửa đầu ở các vùng đất Slavic khác ngoài Ba Lan vẫn chưa được tìm hiểu.[20]
Tương tự, một phong tục khác được gọi là перчин / perčin (trong tiếng Serbia-Croatia) hayчумбас / чембас (trong tiếng Bulgaria). Đó là kiểu cắt tóc gồm cạo đầu từ dưới lên, giống như trong czupryna nhưng để lại một bím tóc hoặc một cái gì đó giống chub trong tiếng Ukraina.
Kiểu tóc này có thể từ Châu Á với Proto-Bulgar: lần đầu tiên, "những người cạo trọc đầu" được đề cập đến trong Danh nghĩa của các khan Bulgaria. Kiểu đầu này được người Nam Slavs vẫn còn dùng cho đến thế kỷ 19.[21][22][23][24]
Kiểu tóc cạo nửa đầu cũng được người Cossack của Ukraina để từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 21. Được biết đến với tên gọi Chupryna hoặc Oseledets do giống với cá trích, với dải tóc dài trên đỉnh đầu đã bị cạo. Người Nga thường dùng từ khokhol (tiếng Nga: хохо́л), nghĩa là bờm ngựa, như một cách nói xấu dành cho những người Ukraina. Từ này thường mang tính xúc phạm hoặc hạ thấp, tương đương với từ katsap (tiếng Ukraina: кацап) trong tiếng Ukraina và kacap trong tiếng Ba Lan để chỉ những người Nga.[25][26]
Văn học Ba Lan trong nhiều thế kỷ, ta có thể bắt gặp cái tên đặc trưng về czupryna. Có thể phân biệt nhiều loại khác nhau:
czupryna (staro)polska – cạo nửa đầu kiểu Ba Lan (cũ). Đây là kiểu cạo nửa đầu lâu đời nhất, có thể tìm thấy trong các tài liệu thời Trung cổ, ta biết rằng Jan III Sobieski cũng cắt kiểu czupryna này.
czupryna łaszczowa – cạo nửa đầu kiểu łaszcz. Đây là kiểu czupryna liên quan đến con người của Samuel Łaszcz, là người mà theo những tài liệu tham khảo, đã tiên phong trong phong cách này. Tóc sẽ được cạo đi nhiều hơn trong kiểu czupryna łaszczowa.
czupryna czerkieska – cạo nửa đầu kiểu Circassia. Từ tên gọi có thể suy ra rằng kiểu này có lẽ là giống với kiểu cắt tóc nam truyền thống của người Circassia.
czupryna szwedzka – cạo nửa đầu kiểu Thụy Điển. Theo các nguồn tài liệu thì phần cạo thấp hơn, gần giống với việc xuống tóc của Order of Saint Benedict (tạm dịch: Dòng tu Thánh Bê-nê-đíc-tô) và rắc bột.
głowa cybulana – đầu củ hành. Đây là một tên gọi vui nhộn cho xu hướng giảm czupryna thành một số phần tóc trên đỉnh đầu.[27][28]
^Anonymi descriptio Europeae Orientalis, wyd. O. Górka, Kraków 1916, s. 57–58: olim omnes Poloni ibant tonsi, sicut conversi cistercienses, sed nunc aliqui incipiunt dimittere crines.
^Vita minor, cap. 24, MPH IV, s. 272: Ob cuius dispesacionis beneficium ac recordacionis memorabile signum indictum est Polonis, ut in tonsura rotunda conformarent se moribus religiosorum; to samo powtarza Vita maior, cap. 12, MPH IV, s382. Kontrowersje wokół datowania żywotów nie mają, według Jurka, znaczenia, gdyż dotyczą kilku lat, czyli około roku 1248 lub około 1254, zob. M. Plezia, Dookoła sprawy świętego Stanisława. Studium źródłoznawcze, wyd. 2, Bydgoszcz 1999, s. 138.
^Seifrief Helbling, Der Kleine Lucidarius, III 225 n. Wyd. J. Seemüller, Halle 1886 (reprint 1987), s. 123: Waz will du Pôlân hôchbeschorn?/der Ungern waere daz vil zorn/ der ir langem hâr erkür/die hôhen pôlânischen schüer. Pieśń trzecia powstała, według ustaleń wydawcy (s. XX), w latach 1292-1294.
^Ibidem, VIII 793n., s. 210 n.: und swer in disem lande snit/gewant nâch der Pôlân sit,/ daz dem sin hâr waer geschorn / hôch úf für die ôrn/ daz sold im nimer washen. Pieśń iVIII pochodzi z 1299 r.
^Sztuka polska przedromańska, il. 1058; P Skubiszewski, Patena kaliska, Rocz. Hist. Szt. 3 (1962), s. 158-213; do datacji por. T. Jurek, Dokumenty fundacyjne opactwa w Lądzie, Rocz. Hist. 66 (2000), s. 34; barwna reprodukcja w: Cystersi w średniowiecznej Polsce. Kultura i sztuka. Katalog wystawy, Warszawa-Poznań 1991, s. 142–143, 146–147.
^Sztuka polska przedromańska, il. 696, 703; L. Kalinowski, Romańska posadzka z rytami figuralnymi w krypcie kolegiaty wiślickiej, w: Odkrycia w Wiślicy. Rozprawy Zespołu Badań nad Polskim Średniowieczem Uniwersytetu Warszawskiego i Politechniki Warszawskiej, t. I, Warszawa 1963, s. 86–110; J. Leśny, w: SSS, t. VI, Wrocław 1980, s. 497-499 (z bibliografią); J. Dobosz, Polityka fundacyjna Kazimierza Sprawiedliwego, Poznań 1995, s. 54-57 (gdzie uściślenie ramowych dat powstania oraz zestawienie literatury).
^A. E. Schönbach, Des Bartolomeus Anglicus Beschreibung Deutschlands gegen 1240, Mitteilungen des Instituts für österreichsche Geschichstforschung 27 (1906), s. 54-90, tu s. 71: qui omnes se intelligunt et in multis sunt similes, quo ad linguam et quo ad mores, dispares tamen quo ad ritum, – omnes etiam isti pro maiori parte in coma sunt attonsi, exeptis Ruthenis et ilis, qui mixti sunt cum Teutonicis et Latinis. Fragment tekstu z późnośredniowiecznego wyciągu wydał W. Kętrzyński w MPH VI, s. 587-588, zamiast attonsi dając jednak accensi (zapalczywi?).
^Lexikon des Mittelalters, t. I kol. 1492-1493; por. Też A. F. Grabski, Polska w opiniach obcych X-XIII w., Warszawa 1964, s. 95 i n.
^Saxo Grammaticus, Gesta Danorum, lib. XIV, cap. 39,3, wyd. J. Orlik, H. Raeder, t. I, Hauniae 1931, s. 645: Corrasae barbae, crines attonsi figurabatur, ut artificis industriam Rugianorum ritum in cultu capitum aemulatam putares.
^Urkundenbuch des Erzstifts Magdeburg, wyd. F. Israel, Magdeburg 1937, nr. 193: Quamplures vivos excoriant et cute capitis abstracta hoc modo larvati in christianorum fines erumpunt et se christianos mentientes predas impune abigunt; przedruk: G. Labuda, Fragmenty dziejów Słowiańszczyzny Zachodniej, t. III, Poznań 1975, s. 233-236 (cytat s. 234); tamże obszerna dyskusja na temat tego zabytku. Na ustęp ten zwrócił uwagę S. Trawkowski, w: Kultura Polski średniowiecznej X-XIII w., s. 64.
^Por. choćby u Widukinda lib. I cap. 9:mirati sunt Franci – diffusos scapulas caesarie [Saxones].
^Cf. Maja Petrinec, Gräberfelder aus dem 8. bis 11. Jahrhundert im Gebiet des fruehmittelalterlichen kroatischen Staates, Split: Museum der kroatischen arcäologishen Denkmäler, 2009.; Vladimir Sokol, Hrvatska srednjovjekovna arheološka baština od Jadrana do Save, Zagreb:
Cf. i Srednjovjekovni kostim na području stare hrvatske države, tekst kataloga Magdalena
Dragičević, predgovor kataloga Vesna Čulinović-Konstatinović, autor fotografije Zlatko
Sunko, Split: Muzej hrvatskih arheoloških spomenika, 1988.
^Stamerov K. History of Ukrainian costume: from the Scythian period to the late 17th century. Melbourne: Bayda Books, 1986 - 62 p. ISBN0-908480-16-4, ISBN978-0-908480-16-6 (Page 47)
Ponyo thực chất là một bộ phim kể về chuyến phiêu lưu đến thế giới bên kia sau khi ch.ết của hai mẹ con Sosuke và Ponyo chính là tác nhân gây nên trận Tsunami hủy diệt ấy.