Cossack

Người Zaporozhe viết thư cho sultan Thổ Nhĩ Kỳ. Tranh của Ilya Repin từ năm 1880 tới năm 1891.
Một gia đình cossaks người mỹ vào những năm 1950
Một binh đoàn cossaks trong lễ duyệt binh tại Quảng trường đỏ

Người Cossack (tiếng Nga cổ: козáкъ[1]; tiếng Nga: Казаки; tiếng Ukraina: козаки́; tiếng Ba Lan: kozacy; Turk: казак[2][3][4][5]), Kazak, Kozak, hay Cô-dắc, là một cộng đồng truyền thống của những người nói tiếng Slav Đông theo Chính thống giáo phương Đông sống trên khu vực thảo nguyên phía nam của Đông Âu và phần châu Á của nước Nga. Họ nổi tiếng vì sự độc lập và các kỹ năng quân sự của họ, cụ thể là tài cưỡi ngựa. Cossack cũng có thể được dùng để chỉ các thành viên của các đơn vị quân sự Cossack. Ban đầu, Cossack là những người nông dân Ukraina hay Nga đã chạy trốn khỏi sự áp bức của Ba LanMoskva thời phong kiến để sinh sống tại các thảo nguyên phương nam tự do nhưng đầy nguy hiểm.

Tên gọi Cossack có lẽ có nguồn gốc từ tiếng Ba Lan thông qua tiếng Ukraina Kozak, vốn là một từ vay mượn từ từ "cosac" trong tiếng Cuman có nghĩa là "người tự do" nhưng cũng có nghĩa là "kẻ chinh phục". Cũng có thể nó có nguồn gốc từ thuật ngữ xã hội trong tiếng Turk qazaq, nghĩa là "người mạo hiểm" hay "người tự do". Thuật ngữ này lần đầu tiên được đề cập tới trong biên niên sử Ruthenia từ năm 1395. Cossack (Qazaqlar) cũng là những người giữ gìn biên giới của hãn quốc Kazan.

Người Cossack lần đầu được biết rộng rãi tại Tây Âu giữa thế kỷ 17 như là kết cuộc khởi nghĩa lớn[6][7][8][9] của Bohdan Khmelnytsky và những người Zaporozhia ở Ukraina chống lại Liên bang Ba Lan-Litva, đã làm rung động các nền tảng cơ sở địa chính trị của miền đông châu Âu.

Nổi tiếng nhất trong số này là những người Cossack của các vùng Đông, TerekUral, cũng như các khu vực thuộc Siberia (chẳng hạn người Cossack Baikal). Số lượng người Cossack đã gia tăng vào cuối thời Trung Cổ, do được các nông nô Nga chạy trốn khỏi chủ của họ gia nhập thêm. Cuối cùng thì người Cossack đã trở thành những người bảo vệ các ranh giới quốc gia và các bộ lạc. Người Cossack phục vụ trong quân đội thường trực Nga trong nhiều cuộc chiến tranh trong suốt thế kỷ 18 và 19. Trong cuộc Nội chiến Nga (1917-1922) họ đã chiến đấu cho cả hai phía, mặc dù voisko Cossack sông Đông là một trong những lực lượng chính chống lại những người Bolshevik. Kết quả là trong thời kỳ Liên Xô thì người Cossack đã chịu sự ngược đãi lớn từ chính quyền Bolshevik và các vùng đất của người Cossack đã chịu một số nạn đói kém mất mùa. Tuy nhiên, cơ chế tổ chức quân sự của người Cossack đã được cải tạo lại trước khi diễn ra Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay, tại Nga thì người Cossack được coi hoặc là các hậu duệ theo dân tộc, hoặc theo hoạt động quân sự của họ, và thông thường là cả hai. Phạm trù sau đã được liệt kê như là một nhóm riêng rẽ trong điều tra dân số và con số này hiện tại là khoảng 150.000 người Cossack đang phục vụ quân sự tại Nga và tới vài triệu hậu duệ nhận thức được di sản Cossack của mình, hiện nay đang được phục hồi, cụ thể là tại miền nam Nga.

Cũng nổi tiếng là Cossack của voisko Zaporozhia, những người sống trên các thảo nguyên miền nam của Ukraina ngày nay. Số lượng người Cossack này đã tăng lên nhanh chóng trong khoảng thế kỷ 15 tới thế kỷ 17, được tăng thêm bởi các chủ đất-quý tộc Ruthenia nghèo, thương nhân và các nông dân chạy trốn từ Ba Lan-Litva. Người Cossack Zaporozhia đóng một vai trò quan trọng trong địa chính trị châu Âu, trải qua một loạt các liên minh và mâu thuẫn với Liên bang Ba Lan-Litva, MoskvaĐế quốc Ottoman. Mặc dù kể từ cuối thế kỷ 18 thì phần lớn các hậu duệ của họ đã chuyển tới khu vực Kuban của Nga và không còn nhận họ là người Ukraina, tuy nhiên họ vẫn được một số nhà sử học coi là tổ tiên của dân tộc Ukraina ngày nay. Hiện tại ở đây có một số tổ chức xã hội của người Ukraina cố gắng phục hồi kiểu sống và ảnh hưởng của người Cossack, thông thường với một số thành kiến chính trị hay tôn giáo khác nhau.

Ít được biết đến hơn là người Cossack Ba Lan (Kozacy) và người Cossack Tatar (Nağaybäklär). Tên gọi Cossack cũng được dùng để chỉ kỵ binh nhẹ trong quân lực Liên bang Ba Lan-Litva.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Không rõ từ khi nào thì người Slav đã bắt đầu sinh sống tại khu vực hạ lưu các sông ĐôngDnepr. Có lẽ điều này không thể xảy ra trước thế kỷ 13, khi các bộ lạc Mông Cổ đã đánh bại sức mạnh quyền lực của người Cuman và các bộ lạc Turk khác trên lãnh thổ này.

Các nhóm tiền-Cossack có lẽ đã tồn tại trong phạm vi lãnh thổ thuộc Ukraina ngày nay vào giữa thế kỷ 13. Năm 1261 một số người Slav sống trong khu vực giữa sông Dniester và sông Volga đã được đề cập tới trong biên niên sử Ruthenia. Các ghi chép lịch sử về người Cossack trước thế kỷ 16 là rất ít. Trong thế kỷ 15, cộng đồng xã hội Cossack được miêu tả như là một liên bang lỏng lẻo của các cộng đồng độc lập, thông thường có các đội quân địa phương, hoàn toàn tách rời từ các quốc gia láng giềng (chẳng hạn Ba Lan, Đại công quốc Moskva hay Hãn quốc Krym).

Vùng đất bản địa của người Cossack được xác định bằng đường nối liền các thị trấn-pháo đài Nga/Ruthenia nằm trên biên giới với thảo nguyên và kéo dài từ trung lưu sông Volga tới RyazanTula, sau đó bất ngờ quặt xuống phía nam và mở rộng về phía sông Dnepr thông qua Pereyaslavl. Khu vực này là nơi sinh sống của những người tự do, làm các công việc thủ công và thương mại.

Những người này, thường xuyên phải đối mặt với các chiến binh Tatar trên biên giới thảo nguyên, nhận được tên gọi trong tiếng Turk Cossack và sau này còn được dùng để chỉ những người tự do khác tại miền bắc Nga. Các dẫn chiếu cổ nhất trong sử sách có đề cập tới người Cossack của thành phố Ryazan đã tham dự vào cuộc chiến chống lại người Tatar năm 1444. Trong thế kỷ 16, người Cossack (đầu tiên là những người ở Ryazan) đã nhóm lại thành các cộng đồng quân sự và thương mại trên các thảo nguyên bao la và bắt đầu di cư vào khu vực sông Đông (nguồn Vasily Klyuchevsky, Курс русской истории (Giáo trình lịch sử Nga), tập 3, Moskva, 1988).

Quan hệ với các đế quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thế kỷ 16, các cộng đồng Cossack này đã hợp nhất lại thành hai tổ chức lãnh thổ độc lập cũng như là các nhóm nhỏ hơn còn rời rạc khác.

Một số tài liệu lịch sử của giai đoạn này nhắc tới các nhà nước này như là các quốc gia độc lập có chủ quyền với nền văn hóa chiến tranh duy nhất, mà nguồn thu nhập chính của họ là từ sự cướp bóc các quốc gia láng giềng. Họ đã rất nổi tiếng vì các cuộc tấn công chống lại Đế quốc Thổ Ottoman và các chư hầu của quốc gia này, mặc dù họ không hề e ngại gì khi đi cướp bóc các quốc gia khác. Hành động của họ đã làm tăng sự căng thẳng dọc theo biên giới phía nam của Liên bang Ba Lan-Litva (Kresy), tạo ra kết quả gần như là một cuộc chiến tranh ở mức độ thấp nhưng thường xuyên trên các vùng lãnh thổ này trong gần như toàn bộ thời kỳ tồn tại của Liên bang Ba Lan-Litva.

Năm 1539, Đại công tước Vasili III của Nga đề nghị sultan Thổ kiềm chế bớt người Cossack và sultan đã trả lời:

Người Cossack không thề nguyện trung thành với tôi, và hãy để họ sống như là họ muốn.

Năm 1549, Sa hoàng Ivan Hung Đế, khi trả lời yêu cầu của sultan Thổ về việc ngăn chặn các hành động gây hấn của người Cossack sông Đông, đã nêu rõ:

Người Cossack sông Đông không phải thần dân của tôi, và việc họ thích sống trong chiến tranh hay hòa bình không phải là sự cần biết đến của tôi.

Các trao đổi tương tự đã diễn ra giữa Nga, Đế quốc Ottoman và Liên bang Ba Lan-Litva, và chúng đều thể hiện sự lợi dụng tính hiếu chiến của người Cossack cho các mục đích của chính mình. Về phía người Cossack, họ đã rất hạnh phúc khi cướp bóc mọi quốc gia này một cách công bằng nhiều hay ít, mặc dù trong thế kỷ 16, với sự thống trị của Liên bang Ba Lan-Litva được mở rộng xuống phía nam, thì người Cossack Zaporozhia đã chủ yếu được coi là thần dân của Liên bang này. Những người Cossack có đăng ký đã là một phần của quân đội Liên bang cho tới tận năm 1699.

Một người Cossack Ukraina trong thời kỳ Liên bang Ba Lan-Litva. Tranh của Dariusz T. Wielec.

Vào khoảng cuối thế kỷ 16, quan hệ giữa Liên bang Ba Lan-Litva và Đế quốc Ottoman, vốn đã không được mặn nồng cho lắm, lại càng bị làm xấu đi bởi các hành động đòi độc lập của người Cossack ngày càng gia tăng. Từ nửa sau của thế kỷ 16, người Cossack đã bắt đầu đột kích các vùng lãnh thổ dưới sự cai trị của Đế quốc Ottoman. Mặc dù là thần dân của Liên bang Ba Lan-Litva, nhưng chính quyền này cũng không thể kiểm soát những người Cossack độc lập hung tợn. Một cách tương tự, người Tatar sống dưới sự cai trị của Đế quốc Ottoman cũng tiến hành các cuộc cướp bóc vào lãnh thổ Liên bang Ba Lan-Litva, chủ yếu là vào các vùng dân cư thưa thớt ở phía đông nam liên bang này. Tuy nhiên, những kẻ cướp Cossack đã đột kích tới tận tâm của Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, các hải cảng thương mại giàu có của họ, chỉ cách cửa sông Dnepr khoảng 2 ngày đi thuyền. Vào năm 1615, người Cossack thậm chí còn san bằng các thị trấn ven Constantinopolis, buộc sultan Ottoman phải chạy khỏi cung điện. Các hiệp ước nối tiếp nhau giữa Đế quốc Ottoman và Liên bang Ba Lan-Litva đều kêu gọi cả hai bên kiềm chế người Cossack và Tatar, nhưng hiệu lực của chúng gần như là không tồn tại trên cả hai bên biên giới. Trong các thỏa thuận nội bộ, được phía Ba Lan đưa ra, người Cossack đồng ý đốt thuyền của họ và ngừng cướp bóc. Tuy nhiên, thuyền có thể làm lại rất nhanh, và kiểu sống của người Cossack được tô điểm bằng cướp bóc và chiến lợi phẩm. Trong thời gian này, Đế quốc Habsburg đôi khi ngấm ngầm thuê mướn những tên cướp Cossack để làm giảm áp lực của Đế quốc Ottoman lên trên biên giới của họ. Nhiều người Cossack và Tatar đã có sự thù oán lẫn nhau do các cuộc cướp bóc từ cả hai phía gây ra. Các cuộc cướp bóc của người Cossack được nối tiếp bằng sự trả thù từ phía người Tatar hay ngược lại là chuyện xảy ra thường xuyên. Các hỗn loạn kế tiếp và chuỗi các vụ trả thù thông thường chuyển toàn bộ vùng biên giới phía đông nam của Liên bang Ba Lan-Litva thành một vùng chiến sự cường độ thấp và dẫn tới sự leo thang của cuộc chiến giữa liên bang này và Đế quốc Ottoman, từ các cuộc chiến tranh quyền quý Moldavia (1593-1617) tới trận chiến Cecora (1620-1621) và các cuộc chiến những năm 1633–1634.

"Bohdan Chmielnicki với Toğay bey tại Lvov", tranh sơn dầu, 1885, Viện bảo tàng quốc gia, Warsaw. Tranh của Jan Matejko.

Số lượng người Cossack được tăng lên cùng với những người nông dân chạy trốn khỏi thân phận nông nô trong Liên bang Ba Lan-Litva. Các cố gắng của szlachta (tầng lớp quý tộc Ba Lan-Litva) để biến người Cossack Zaporozhia thành nông nô đã xói mòn lòng trung thành của người Cossack khi đó đã tương đối mạnh đối với Liên bang. Mong muốn của người Cossack được công nhận bình đẳng với szlachta đã thường xuyên bị cự tuyệt, và các kế hoạch chuyển đổi Liên bang hai quốc gia (Ba Lan-Litva) thành ba quốc gia (với những người Cossack Ruthenia) đã có rất ít tiến bộ do thiếu sự công nhận trong toàn Liên bang. Lòng trung thành rất mạnh trong lịch sử của người Cossack đối với Chính thống giáo Đông phương tại một Liên bang mà tôn giáo chính là Công giáo Rôma đã làm tăng lên sự căng thẳng, đặc biệt khi các chính sách Liên bang thay đổi từ tương đối khoan dung sang thành ngăn cấm các nhà thờ Chính thống giáo, đã làm cho những người Cossack chống Công giáo mạnh mẽ vào thời gian này trở thành đồng nghĩa với chống Ba Lan.

Lòng trung thành đang suy giảm của người Cossack và tính kiêu ngạo của tầng lớp szlachta đối với họ đã tạo ra vài cuộc nổi dậy của người Cossack chống lại Liên bang Ba Lan-Litva vào đầu thế kỷ 17. Cuối cùng, sự từ chối cứng rắn của nhà vua trong việc nhượng bộ yêu cầu của người Cossack nhằm mở rộng sự đăng ký người Cossack đã là mẩu rơm cuối cùng thúc đẩy cuộc nổi dậy lớn nhất và thành công nhất trong số các cuộc nổi dậy: Cuộc nổi dậy Khmelnytsky bắt đầu năm 1648. Cuộc nổi dậy này trở thành một trong các chuỗi sự kiện thảm họa cho Liên bang, được biết dưới tên gọi Đại Hồng Thủy (tiếng Ba Lan: potop), dẫn đến sự tan rã của Liên bang này. Cuộc nổi dậy kết thúc vào năm 1654 với Hiệp ước Pereyaslav, trong đó người Cossack cam kết trung thành với Sa hoàng Aleksei I (1629 - 1676) cùng sự đảm bảo của Sa hoàng trong việc bảo vệ người Cossack, công nhận các starshina (quý tộc) Cossack và quyền tự trị dưới sự cai trị của ông[10], đã đưa người Cossack ra khỏi ảnh hưởng của Ba Lan. Cố gắng cuối cùng và không thành công để xây dựng lại liên minh Ba Lan-Cossack và tạo ra Liên bang Ba Lan-Litva-RutheniaHiệp ước Hadiach năm 1658 đã được vua Ba Lan và Sejm cũng như một số starshina Cossack phê chuẩn, trong đó có ataman Ivan Vyhovsky[1]. Tuy nhiên starshina đã bị chia rẽ trong vấn đề này và hiệp ước đó đã nhận được rất ít sự ủng hộ trong các tầng lớp người Cossack, vì thế đã kết thúc thất bại.

Trong Đế quốc Nga

[sửa | sửa mã nguồn]
Đám cưới Cossack. Tranh của Józef Brandt.

Người Cossack phục vụ trong vai trò của những người lính biên phòng và những người bảo vệ các thị trấn, pháo đài, khu dân cư và các trạm thương mại, thực hiện các chức năng chính trị trên biên giới và trở thành một bộ phận cấu thành của quân đội Nga. Vào thế kỷ 16, để bảo vệ các vùng đất biên cương trước các cuộc xâm chiếm của người Tatar, những người Cossack đã thực hiện các nhiệm vụ canh gác và tuần tra, theo dõi những người Tatar Krym và những người du cư của bộ lạc Nogai trong khu vực thảo nguyên.

Trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763), Đế quốc Nga liên minh với Đế quốc Áo, Pháp, Thụy Điển, Sachsen, v.v... chống lại Vương quốc Phổ.[11] Tham chiến trên lãnh thổ Phổ, người Cossack thường tàn phá ác liệt.[12] Vào năm 1758, người Cossack có tham chiến trận Zorndorf với Quân đội Nga đánh quân Phổ do Quốc vương Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh, với chiến thắng của quân Phổ.[13][14] Vào năm 1759, trong trận đánh khốc liệt tại Kunersdorf, người Cossack Nga bắt hụt vua Friedrich II Đại Đế.[15] Khi ông tỏ ra tuyệt vọng vì sắp bị bắt sống, Đại tá Prittwitz - hết mình trung thành vì vua - chỉ huy một toán Kỵ binh nhẹ Phổ tấn công quyết liệt, chặn đứng người Cossack, đuổi họ ra chỗ khác, trong khi nhà vua nước Phổ tháo chạy.[16] Quốc vương Friedrich II Đại Đế hồi phục lại sau trận thảm bại tại Kunersdorf, và Quân đội Nga không truy kích ông.[17][18] Sau khi ông giành chiến thắng huy hoàng trong trận Liegnitz (1760), Quân đội Nga rút khỏi tỉnh Silesia mà cùng quân Áo tiến về vây hãm kinh thành Berlin.[19] Người Cossack có tham chiến trong cuộc vây hãm này. Tuy nhiên, liên quân Nga - Áo - Cossack - Sachsen nhanh chóng rút quân khi Quốc vương Friedrich II Đại Đế kéo quân về cứu kinh đô[20]. Ngay sau đó, quân Phổ giành chiến thắng trong trận đánh khốc liệt tại Torgau (1760), và với chiến thắng này kinh đô Berlin không bao giờ bị vây hãm nữa.[21]

Quốc vương Friedrich II Đại Đế bị người Cossack bắt hụt trong trận đánh tại Kunersdorf (1759).

Nga hoàng Pyotr III lên ngôi vua vào năm 1762 và chấm dứt chiến tranh chống Phổ, lại còn gửi quân Nga đến tiếp viện cho quân Phổ.[22] Những người Cossack hung bạo giờ đây nằm dưới sự thống lĩnh của Quân đội Phổ.[12] Không lâu sau đó, Hoàng hậu Ekaterina tiến hành đảo chính, lên làm Nữ hoàng Ekaterina II Đại Đế, cho rút quân Nga về nước nhưng vẫn không tái chiến với nước Phổ nữa.[23][24] Liên minh chống Phổ sụp đổ hoàn toàn.[25] Tất cả các nước tham chiến cũng đều kiệt quệ.[26] Trước sự tàn phá ác liệt của người Cossack và các đồng minh của họ trên chính quốc Phổ (chẳng hạn như ở tỉnh Pomerania), vua Friedrich II Đại Đế phải tiến hành tái thiết đất nước sau bảy năm chinh chiến, và gặt hái thành công.[27][28]

Dưới sự cai trị của người Nga, nhà nước Cossack của voisko Zaporozhia đã được phân chia thành hai nước cộng hòa bán tự trị của Đại công quốc Moskva: là Cossack Hetmanat và độc lập hơn là Zaporizhia. Tổ chức của người Cossack cũng đã được thiết lập trong thuộc địa của Nga Slobodskaya Ukraina. Các tổ chức này dần dần mất đi sự độc lập của họ và sau này đã bị Ekaterina II của Nga hủy bỏ vào cuối thế kỷ 18. Hetmanat trở thành thống đốc của Malorossiya (Tiểu Nga), Slobodskaya Ucraina (các tỉnh tỉnh KharkivZaporizhia) đã được nhập vào Novorossiya (Tân Nga). Năm 1775, voisko Zaporozhia đã bị giải tán và các thủ lĩnh cao cấp Cossack đã được ban tặng các tước hiệu quý tộc (dvoryanstvo). Phần lớn người Zaporozhia được tái định cư tại vùng thảo nguyên Kuban, là một vị trí hiểm yếu cho sự mở rộng của Nga về phía Kavkaz. Tuy nhiên, một số người Cossack đã bỏ chạy qua sông Danube (lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Đế quốc Ottoman) để thành lập ra các voisko mới trước khi tái kết hợp lại với những người Cossack khác ở Kuban.

Trong thời gian họ lưu lại đây, một voisko mới đã được thành lập vào cuối năm 1778 đã có khoảng 12.000 người Cossack tại khu định cư của họ trên vùng biên giới với Nga được tiếp nhận với sự phê chuẩn của Đế quốc Ottoman sau khi những người Cossack này chính thức thề nguyện phục vụ sultan Ottoman. Tuy nhiên mâu thuẫn nội bộ của voisko mới này về lòng trung thành mới, cũng như các thủ đoạn chính trị mà đế chế Nga sử dụng đã phân chia những người Cossack này. Sau khi một phần những người Cossack ra đi đã quay lại Nga thì họ được quân đội Nga sử dụng để tạo ra các đơn vị quân sự mới với sự hợp nhất những người Albania gốc Hy Lạp và Tatar Krym.

Tuy nhiên, sau chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ năm 1787–1792, phần lớn người Cossack đã được hợp nhất vào voisko Cossack biển Đen và di chuyển tới các thảo nguyên Kuban. Những người Cossack còn sống tại đồng bằng châu thổ sông Donau cũng đã trở lại Nga năm 1828 và tạo thành voisko Cossack Azov giữa BerdyanskMariupol. Năm 1864, tất cả họ được tái định cư tại Bắc Kavkaz và hợp nhất thành voisko Cossack Kuban.

Người Cossack cuối thế kỷ 19

Người Cossack Nga đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng của đế quốc Nga tới Siberia (cụ thể là Ermak Timofeyevich), KavkazTrung Á trong giai đoạn từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 19. Người Cossack cũng thực hiện công việc dẫn đường cho phần lớn các đoàn thám hiểm Nga được các nhà địa lý, khảo sát địa chính, thương nhân và thám hiểm dân sự hay quân sự lập ra. Năm 1648, một người Cossack Nga là Simeon Dezhnev đã tìm ra lối đi giữa châu Mỹchâu Á. Các đơn vị Cossack đóng vai trò lớn trong nhiều cuộc chiến vào các thế kỷ 17-19 (chẳng hạn các cuộc chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳchiến tranh Nga-Ba Tư, sáp nhập Trung Á).

Trong cuộc xâm lược của Napoléon vào Nga, người Cossack đã là những người lính Nga mà binh lính Pháp e ngại nhất. Người Cossack cũng tham gia vào các cuộc chiến tranh du kích sâu bên trong các vùng lãnh thổ Nga bị người Pháp chiếm đóng, họ tấn công các tuyến đường giao thông liên lạc và tiếp tế. Các cuộc tấn công này, được những người Cossack cùng kỵ binh nhẹ Nga và các đơn vị khác phối hợp thực hiện, đã là một trong số các dạng phát triển đầu tiên của chiến thuật chiến tranh du kích và ở một mức độ nào đó, là một dạng hành quân đặc biệt như chúng ta biết tới ngày nay.

Những người châu Âu phương Tây có rất ít tiếp xúc với người Cossack trước khi quân đội Liên minh chiếm đóng Paris năm 1814. Như là đội quân kỳ cục nhất của quân đội Nga được nhìn thấy tại Pháp, người Cossack đã gây ra sự chú ý và sự khét tiếng lớn vì những hành động thái quá của họ trong chiến dịch năm 1812 của Napoléon Bonaparte tại Nga.

Từ ban đầu, quan hệ giữa người Cossack với người Moskva đã là rất đa dạng, có khi họ cùng tham gia vào các chiến dịch quân sự, nhưng vào thời điểm khác thì lại là các cuộc nổi dậy đáng kể của người Cossack. Một ví dụ cụ thể là sự tan rã của voisko Zaporozhia, diễn ra vào cuối thế kỷ 18. Sự chia rẽ của người Cossack khi đó là rõ nét giữa những người chọn lựa trung thành với đế quốc Nga và tiếp tục phục vụ (những người sau này chuyển tới Kuban) và những người chọn lựa tiếp tục cuộc sống kiểu lính đánh thuê và chạy tới vùng châu thổ sông Danub.

Tuy nhiên, vào thế kỷ 19, Đế quốc Nga đã hoàn thành việc kiểm soát toàn bộ đối với các voisko và tặng thưởng cho người Cossack nhiều đặc quyền vì sự phụng sự của họ. Vào thời gian này, nhiều người Cossack đã tích cực tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh của Nga. Mặc dù chiến thuật kỵ binh trong các trận giáp lá cà của họ nói chung là thua kém so với các bộ phận chủ lực khác như hussar, nhưng người Cossack đã thực hiện tuyệt vời các công việc trinh sát và do thám, cũng như là các cuộc phục kích.

Trong những năm cuối của Đế quốc Nga

[sửa | sửa mã nguồn]
Một sotnia của cossacks chụp pin Áo

Vào cuối thế kỷ 19, các cộng đồng Cossack đã được hưởng đặc ân miễn thuế tại Đế quốc Nga, nếu cam kết sẽ có thời gian tham gia phục vụ quân sự là 20 năm (giảm xuống còn 18 năm kể từ năm 1909), trong đó chỉ cần 5 năm tại ngũ, phần còn lại của lời cam kết là dự bị quân sự. Vào đầu thế kỷ 20, người Cossack Nga đạt tới 4,5 triệu người và đã được tổ chức thành các voisko khu vực tách biệt, mỗi voisko bao gồm nhiều trung đoàn.

Cảm giác về người Cossack như là một cộng đồng tách biệt và cao quý đã tạo cho họ cảm giác mạnh về lòng trung thành đối với triều đình Sa hoàng và các đơn vị Cossack thường xuyên được sử dụng để dẹp các rối loạn trong nước, đặc biệt là trong thời kỳ nổi dậy rộng khắp của nông dân và công nhân thời kỳ 1905–1906. Chính quyền đế quốc phụ thuộc mạnh vào độ tin tưởng nhìn thấy được của người Cossack, mặc dù vào đầu thế kỷ 20 các cộng đồng tách biệt của họ và kiểu phục vụ quân sự bán phong kiến ngày càng bị nhìn nhận như là đã lỗi thời. Trong thuật ngữ nhà binh một cách chặt chẽ thì người Cossack không được các chỉ huy quân đội Nga đánh giá cao, những người này nhìn nhận họ như là đội quân ít kỷ luật, ít tập luyện và kỹ năng cưỡi ngựa thô thiển hơn so với kỵ binh hussar (dạng kỵ binh chỉ để ria, không để râu, mũ lông cừu cao, đi ủng), kỵ binh đánh bộkỵ binh đánh thương của kỵ binh thường trực ("The Cossacks" của Albert Seaton SBN 85045 116 7). Các phẩm chất của người Cossack như tính sáng tạo hay các kỹ năng cưỡi ngựa dữ không phải lúc nào cũng được đánh giá đúng. Kết quả là các đơn vị Cossack hay bị chia nhỏ ra thành các chi đội nhỏ để sử dụng trong vai trò của lính trinh sát, lính thông tin hay các nhóm hộ tống đẹp mắt.

Khi diễn ra cách mạng tháng 2 năm 1917, người Cossack dường như chia sẻ sự vỡ mộng chung đối với sự lãnh đạo của Sa hoàng và các trung đoàn Cossack tại kinh đô Sankt-Peterburg đã gia nhập vào phía nổi dậy. Trong khi chỉ có một số ít đơn vị tham dự, nhưng sự đào ngũ của họ (cũng như của konvoi-đội kỵ binh hộ tống Sa hoàng) đã là một đòn tâm lý nặng đối với chính quyền của Nikolai II và làm tăng tốc quá trình thoái vị của ông ta.

Sau Cách mạng tháng Mười Nga

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc nội chiến sau Cách mạng Nga, người Cossack đã tham gia vào cả hai bên của cuộc chiến. Một số sĩ quan và những binh lính Cossack có kinh nghiệm đã chiến đấu bên phía Bạch vệ, trong khi những binh lính nghèo hơn đã gia nhập Hồng quân, trong đó có cả các chỉ huy nổi tiếng như Semyon Budyonny. Sau thất bại của Bạch vệ, chính sách trừ bỏ kozak (Raskazachivaniye) đã được thực hiện đối với những người Cossack còn sống sót và các vùng đất của họ do họ bị nhìn nhận là mối đe dọa tiềm ẩn đối với chế độ mới. Điều này được thực hiện chủ yếu là phân chia lãnh thổ của họ thành các đơn vị hành chính khác nhau và giao nó lại cho các nước cộng hòa tự trị mới ra đời của người thiểu số, và sau đó tích cực khuyến khích việc định cư trên các lãnh thổ này bằng những dân tộc này. Điều này đặc biệt đúng với vùng đất của Cossack Terek. Các vùng đất của người Cossack thường là màu mỡ, và trong quá trình tập thể hóa thì nhiều người Cossack đã hứng chịu số phận của các kulak. Nạn mất mùa năm 1933 đã tác động vào vùng sông Đông và Kuban mạnh nhất. Theo Michael Kort, "Trong giai đoạn từ 1919 tới 1920, trong số khoảng 3 triệu người Cossack thì đã có khoảng 300.000 tới 500.000 người Cossack bị chết trong chiến tranh hoặc bị lưu đày"[29].

Tuy nhiên, năm 1936, dưới áp lực của các hậu duệ Cossack cũ như Semyon Budyonny, người ta đã quyết định đưa lại lực lượng Cossack vào trong Hồng quân. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, người Cossack một lần nữa lại chiến đấu trên cả hai bên chiến tuyến, do phần lớn những người cộng tác với Đức quốc xã là những người Cossack tị nạn đã từng theo Bạch vệ. Những người Cossack Hồng quân chiến đấu trên mặt trận phía nam, là khu vực mà thảo nguyên rộng lớn đã làm cho họ trở thành lý tưởng cho việc tiếp tế và tuần tra mặt trận. Một phân đội Cossack đã tham gia lễ diễu binh trên Quảng trường Đỏ vào năm 1945.

Một nhóm Cossack đáng chú ý là những người đã chiến đấu cho người Đức trong Wehrmachtquân đoàn kỵ binh Cossack XV dưới sự chỉ huy của tướng Đức Helmuth von Pannwitz trong trận đánh chống lại các du kíchNam Tư. Họ đã đầu hàng quân đội Anh tại Áo năm 1945, với hy vọng sẽ được gia nhập vào phe người Anh để chống lại chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, khi đó có rất ít sự thông cảm cho nhóm đã bị coi là những người cộng tác với Đức quốc xã và những người bị thông báo là đã có những hành động tàn bạo chống lại các lực lượng kháng cự Đức quốc xã ở Đông Âu. Họ đã bị người Anh trao cho phía Liên Xô trong chiến dịch Keelhaul, để bị xử bắn hay bỏ tù. Vào cuối cuộc chiến, các chỉ huy của liên quân Anh-Mỹ đã "cho hồi hương" trên 150.000 người Cossack, bao gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ em về Liên Xô. Nhiều người trong số họ chưa bao giờ là công dân Xô viết. Sự kiện này được biết đến như là "Sự phản bội đối với người Cossack" hay "Sự phản bội bí mật".

Sau chiến tranh, các đơn vị Cossack, cùng với kỵ binh nói chung, đã bị coi là lỗi thời và được cho giải ngũ khỏi Hồng quân Xô viết. Trong những năm sau chiến tranh, nhiều con em Cossack đã nghĩ họ chỉ là những người nông dân bình thường, và những người sống bên trong các nước cộng hòa tự trị thường thua thiệt trước các bộ lạc thiểu số và di cư tới nơi khác (chủ yếu là tới khu vực Baltic).

Trong quá trình perestroika của Liên Xô cuối thập niên 1980, nhiều người kế nghiệp của những người Cossack đã trở thành những người nhiệt tình trong việc hồi sinh các truyền thống dân tộc của họ. Năm 1988, chính quyền Xô viết đã thông qua một sắc luật cho phép sự thành lập lại của các voisko cũ và tạo ra các voisko mới. Ataman của voisko lớn nhất, voisko sông Đông hùng mạnh nhất, đã được ban cho cấp bậc Nguyên soái và quyền thành lập các voisko mới. Người Cossack đã tích cực tham gia vào nhiều cuộc xung đột diễn ra sau đó: Transdniestr, Abkhazia, Nam Ossetia, KosovoChechnya. Trong khi ảnh hưởng của họ đối với kết quả của các vụ xung đột ít gây được sự chú ý của giới phương tiện truyền thông, nhưng người Cossack một lần nữa lại được biết đến vì tinh thần và lòng dũng cảm cao của họ.

Cùng thời gian này nhiều cố gắng đã được thực hiện nhằm gây ảnh hưởng của người Cossack đối với xã hội Nga và trong suốt thập niên 1990 nhiều tổ chức chính quyền khu vực đã đồng ý giao một vài công việc chính trị và chính quyền địa phương cho người Cossack. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm 2005, tổng thống Nga Vladimir Putin đã trình dự luật "Về việc phục vụ quốc gia của người Cossack Nga" (O gosudarstvennoy sluzhbe rossiyskogo kazachestva) tới Duma quốc gia, đã được thông qua sau lần đọc đầu tiên ngày 18 tháng 5 năm 2005. Lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, người Cossack đã được công nhận không chỉ là một thực thể văn hóa dân tộc học khác biệt mà còn là một sự phục vụ quân sự tiềm năng. Mặc dù tham vọng đầy đủ của họ nhằm quản lý toàn bộ lãnh thổ kéo dài từ Transdniester tới khu vực thảo nguyên dọc theo sông Ural có thể còn là xa xôi, nhưng dự luật đã là một bước tiến đáng kể để đạt được điều đó.

Tổ chức Cossack

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian đầu, các nhóm Cossack được một ataman (sau này gọi là hetman) chỉ huy. Ông này là người được các thành viên của bộ lạc bầu ra tại Rada (hội đồng) Cossack, cũng như các chức vụ quan trọng khác của nhóm: quan tòa, luật sư, các chức vụ nhỏ hơn, và thậm chí cả các tăng lữ. Biểu tượng quyền lực của ataman là một chiếc gậy nghi thức, gọi là bulava.

"Người Cossack làm nhiệm vụ", tranh của Józef Brandt

Sau khi chia cắt UKraina dọc theo sông Dnepr bởi Hiệp ước Andrusovo năm 1667 giữa Ba Lan và Nga thì người Cossack Ukraina được biết đến như là người Cossack tả ngạn và người Cossack hữu ngạn.

Ataman có các quyền hành pháp vào thời gian chiến tranh ông là người chỉ huy tối cao trên chiến trường. Quyền lập pháp thuộc về Hội đồng Nhóm (Rada). Các chức vụ cao cấp trong Rada gọi là starshina. Do không có luật pháp dưới dạng văn bản (pháp điển hóa), nên người Cossack đã điều hành theo các "truyền thống Cossack", là một dạng luật chung bất thành văn.

Xã hội và chính quyền Cossack đã được quân sự hóa rất cao. Kiểu đơn vị hành chính-quân sự lớn nhất giống như một quốc gia gọi là voisko, được dịch thành "đoàn quân"), và được phân chia nhỏ thành các trung đoàn và các địa hạt đồng hành, cùng các làng kiêm các đồn bốt (polka, sotniastanytsa).

Mỗi một khu định cư Cossack, độc lập hay trong mối liên kết với các khu định cư khác, tạo thành một hay nhiều đơn vị quân sự và các trung đoàn kỵ binh nhẹ (hoặc là bộ binh cưỡi ngựa, chẳng hạn của người Cossack Siberi) sẵn sàng phản ứng trước các mối đe dọa chỉ cần có sự thông báo rất ngắn.

Khu định cư của người Cossack

[sửa | sửa mã nguồn]
Một người đàn ông Cossack tại Orenburg, với shashka (kiếm) bên hông

Người Cossack tại Nga đã lập ra nhiều khu định cư (gọi là stanitsa) và các pháo đài dọc theo các "ranh giới khó chịu", chẳng hạn như các pháo đài Verny (Almaty, Kazakhstan) tại miền nam Trung Á, Grozny tại miền bắc Kavkaz, pháo đài Alexandrovsk (pháo đài Shevchenko, Kazakhstan), Krasnovodsk (Turkmenbashi, Turkmenistan), Novonikolayevskaya stanitsa (Bautino, Kazakhstan), Blagoveshchensk, các thị trấn và khu định cư tại các vùng ven sông Ural, Ishim, Irtysh, Obi, Enisei, Lena, Amur, Anadyr (Chukotka) và Ussuri v.v.

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù có một thiểu số nhỏ theo các tôn giáo như Hồi giáo, Phật giáo (người Cossack Kalmyk) và Tín ngưỡng cũ (старовeрa-một số người Cossack tại Nga), nhưng phần lớn người Cossack là những người theo Chính thống giáo Nga. Quan hệ giữa người Cossack và Giáo hội Chính thống giáo rất sâu sắc và nó có ảnh hưởng mạnh đối với cả lịch sử của người Cossack lẫn lịch sử của nhà thờ Chính thống giáo. Theo truyền thống, người Cossack được coi là người bảo vệ cho nhà thờ và những người theo Chính thống giáo nói chung.

Mặc dù người Cossack đôi khi bị coi là bài ngoại, nhưng một số người Cossack lại nhanh chóng chấp nhận văn hóa và tập quán của những người láng giềng[30] (chẳng hạn, người Cossack Terek, những người chịu ảnh hưởng lớn từ các nền văn hóa của các bộ lạc Bắc Kavkaz) và thường xuyên có các cuộc hôn nhân với cư dân địa phương (những người không phải là Cossack) không phụ thuộc vào chủng tộc hay dòng dõi, đôi khi vượt qua cả các cấm đoán tôn giáo. Các cô dâu được đưa về từ các vùng đất xa sau mỗi cuộc chiến tranh là khá phổ biến trong các gia đình Cossack. Một trong số các chỉ huy của Quân đội Tình nguyện (Dobrovolcheskaya armiya) Nga, tướng Bogaevsky đề cập tới trong cuốn sách của mình một trong các quân nhân trong đơn vị Cossack của mình, sotnik Khoperski, là người Trung Quốc theo nguồn gốc và được đưa về từ Mãn Châu trong Chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905 khi chỉ là một đứa trẻ, đã được một gia đình Cossack chấp nhận và nuôi nấng[31].

Trang phục

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi một voisko có đồng phục riêng hoặc là màu nâu-xám, lam hay lục với cổ tay áo màu đỏ, vàng, đỏ thẫm hay lam nhạt. Người Cossack được cho là đã đưa ra đồng phục của chính mình. Trong khi thỉnh thoảng những quần áo này được sản xuất hàng loạt trong các xí nghiệp do các voisko riêng biệt sở hữu thì chủ yếu quần áo là do các gia đình tự cắt may.

Người Cossack tuần tra các giếng dầu gần Baku, năm 1905

Đối với phần lớn các voisko thì đồng phục cơ bản bao gồm áo rộng tiêu chuẩn và quần rộng điển hình của quân đội thường trực Nga trong giai đoạn 1881-1908. Tuy nhiên, các voisko Kavkaz (Kuban và Terek) mặc áo choàng cherkesska rất dài, hở đằng trước với các móc vỏ đạn trang trí và áo chẽn (gi lê) lửng, là hình ảnh phổ biến của người Cossack. Phần lớn các voisko đều đội mũ lông cừu với lớp vải màu phía trên khi mặc lễ phục, và với mũ lưỡi trai cho các nhiệm vụ hàng ngày. Tuy nhiên, có hai voisko Kavkaz dường như đội các mũ lưỡi trai phủ lông cừu trong phần lớn các trường hợp.

Cho đến năm 1909 áo choàng trắng và các chóp mũ theo kiểu quân đội Nga tiêu chuẩn đã được các trung đoàn Cossack mặc vào mùa hè. Các đai vai và dải mũ có màu như màu cho mỗi voisko liệt kê dưới đây. Từ năm 1910 tới năm 1918 áo vét tông màu xám-kaki đã được mặc khi ra trận với áo chẽn màu lam hay lục và các sọc màu của bộ đồng phục.

Trong khi phần lớn người Cossack phục vụ kỵ binh thì cũng có các đơn vị bộ binh và pháo binh trong một vài voisko. Ba trung đoàn lính Cossack tạo thành một bộ phận bảo vệ hoàng gia, cũng như là konvoi-đội kỵ binh hộ tống của Sa hoàng. Các trung đoàn bảo vệ hoàng gia mặc các đồng phục do thợ may của nhà nước cấp trông đẹp mắt và màu mè. Chẳng hạn, konvoi mặc các bộ áo choàng cherkesska màu đỏ tươi, áo chẽn trắng và các chóp màu đỏ trên các mũ lông cừu của họ.

Vào năm 1914, các voisko Cossack bao gồm:

  • Cossack sông Đông (thành lập năm 1570) đồng phục năm 1914 có màu lam với các sọc đỏ rộng trên quần, chóp bằng vải đỏ trên mũ lông cừu, đai vai lam),
  • Voisko Cossack Ural (thành lập năm 1571) đồng phục năm 1914 màu lam với các sọc trên quần, chóp mũ, đai vai có màu đỏ thẫm,
  • Voisko Cossack Terek (thành lập năm 1577) là voisko Kavkaz, đồng phục năm 1914 bao gồm cherkesska màu nâu-xám với các đai vai, áo chẽn và chóp trên mũ lông cừu màu lam nhạt,
  • Cossack Kuban (thành lập năm 1696) là voisko Kavkaz, đồng phục năm 1914 bao gồm cherkesska màu nâu-xám với các đai vai, áo chẽn và chóp mũ lông cừu màu đỏ,
  • Cossack Orenburg (thành lập năm 1744) đồng phục năm 1914 màu lục với các sọc trên quần chóp mũ và đai vai màu lam nhạt,
  • Cossack Astrakhan (thành lập năm 1750) đồng phục năm 1914 màu lam với các sọc trên quần, chóp mũ và đai vai màu vàng,
  • Cossack Siberi (khoảng đầu thập niên 1750) đồng phục năm 1914 màu lục với các sọc trên quần, chóp mũ và đai vai màu đỏ,
  • Cossack Gor'kaya Liniya (các sông Ishim và Irtysh, thường được coi là đơn vị nhỏ phía nam của tuyến Siberi (pháo đài hóa) và Cossack Siberi), thành lập năm 1753(?),
  • Cossack xuyên Baikal (thành lập năm 1851) đồng phục năm 1914 màu lục với các sọc trên quần, chóp mũ và đai vai màu vàng,
  • Cossack Amur (thành lập năm 1858) đồng phục năm 1914 màu lục với các sọc trên quần và chóp mũ màu vàng, các đai vai màu lục,
  • Cossack Semiryechensk (thành lập năm 1867) đồng phục năm 1914 màu lục với các sọc trên quần, chóp mũ và đai vai màu đỏ thẫm,
  • Cossack Ussuri (thành lập năm 1889) đồng phục năm 1914 màu lục với các sọc trên quần, chóp mũ và đai vai màu vàng.

Cờ và Biểu tượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bản mẫu:Фасмер
  2. ^ “Казак (вольный человек на Руси)”. Большая советская энциклопедия. (bằng tiếng Nga). Словари и энциклопедии на Академике. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2019.
  3. ^ “КАЗАЧЕСТВО — информация на портале Энциклопедия Всемирная история”. w.histrf.ru. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2019.
  4. ^ “История казачества”. www.mgutm.ru. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2019.
  5. ^ Сергей Бунтовский (Lỗi Lua: bad argument #2 to 'formatDate': invalid timestamp '1 tháng 1'.). Днепровское казачество. Litres. ISBN 978-5-04-036124-3. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  6. ^ Chevalier, Pierre (2001). Histoire de la guerre des cosaques contre la Pologne. Adamant Media Corporation. ISBN 1-4212-3269-3.
  7. ^ N/A. Izbornyk (bằng tiếng Pháp). Truy cập 25 tháng 9. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  8. ^ “Resume”. Izbornyk (bằng tiếng Anh). Truy cập 25 tháng 9. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  9. ^ “[[History of Charles XII]]”. Memo (bằng tiếng Pháp). Truy cập 25 tháng 9. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp); Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
  10. ^ "Năm 1651, phải đối mặt với đe dọa ngày càng tăng từ phía Ba Lan và sự bỏ rơi của các đồng minh Tatar, Khmelnytsky đã đề nghị Sa hoàng sáp nhập Ukraina thành một công quốc tự trị dưới sự bảo hộ của Nga... Các chi tiết của liên minh được thương thảo tại Moskva. Người Cossack đã được đảm bảo mức độ tự trị lớn, và họ, giống như các nhóm xã hội khác tại Ukraina, vẫn giữ lại được tất cả các quyền và đặc quyền mà họ đã có dưới quyền cai trị của Ba Lan. “Pereyaslav agreement”. 2006 http://www.britannica.com/eb/article-9059219. Đã bỏ qua tham số không rõ |ency= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  11. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 96
  12. ^ a b Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 294
  13. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 119
  14. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trag 170
  15. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 121
  16. ^ Thomas Carlyle, History of Friedrich II. of Prussia, called Frederick the Great, Tập 11, trang 180
  17. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 121
  18. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 122
  19. ^ B Brackenbury, C. B. Brackenbury, Frederick the Great, trang 231
  20. ^ C B Brackenbury, C. B. Brackenbury, Frederick the Great, trang 23
  21. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 123
  22. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 235
  23. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 236
  24. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 240
  25. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 125
  26. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 126
  27. ^ Baron Thomas Babington Macaulay Macaulay, Life of Frederick the Great, trang 235
  28. ^ Baron Thomas Babington Macaulay Macaulay, Life of Frederick the Great, trang 238
  29. ^ Kort, Michael (2001). The Soviet Collosus: History and Aftermath, trang 133. Armonk, NY: M.E. Sharpe. ISBN 0-7656-0396-9.
  30. ^ "Сопредельные с ними (поселенцами - Ред.) по "Горькой линии" казаки [...] поголовно обучались Киргизскому наречию и переняли некоторые, впрочем, безвредные привычки кочевого народа". Генерал-губернатор Казнаков в докладе Александру III, 1875.
    "Gần kề với họ (những người khai canh -Biên tập) dọc theo "Gorkaya Liniya" tất cả những người Cossack [...] đều học thổ ngữ Kyrgys và chấp nhận một số tư tưởng, tập quán vô hại của dân tộc du cư" trích dẫn báo cáo của thống đốc Kaznakov cho Sa hoàng Alexander III, 1875.
  31. ^ Богаевский А.П. Ледяной поход. Воспоминания 1918 г.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Chưa bao giờ trong lịch sử có nền kinh tế của một quốc gia hồi phục nhanh như vậy sau chiến tranh và trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Akutami Gege-sensei xây dựng nhân vật rất tỉ mỉ, nhất là dàn nhân vật chính với cách lấy thật nhiều trục đối chiếu giữa từng cá thể một với từng sự kiện khác nhau
Bảng xếp hạng EP các nhân vật trong Tensura
Bảng xếp hạng EP các nhân vật trong Tensura
Bảng xếp hạng năng lực các nhân vật trong anime Lúc đó, tôi đã chuyển sinh thành Slime
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Dáng vẻ bốn tay của anh ấy cộng thêm hai cái miệng điều đó với người giống như dị tật bẩm sinh nhưng với một chú thuật sư như Sukuna lại là điều khiến anh ấy trở thành chú thuật sư mạnh nhất