Dây pallium

Dây pallium của Giáo hoàng Gioan XXIII với thiết kế hiện đại, được trưng bày tại bảo tàng Tổng giáo phận Gniezno
Giáo hoàng Innôcentê III với dây Pallium trên vai trong một bức bích họa ở Sacro Speco

Dây pallium (tiếng Latinh: pallium hoặc palla; n.đ.'áo choàng len'; số nhiều: pallia) là một phẩm phục giáo hội của Giáo hội Công giáo Rôma,[gc 1] đặc biệt đối với giáo hoàng, nhưng trong thực tế loại phẩm phục này đã được trao cho các Tổng giám mục đô thành và giáo chủ trong nhiều thế kỷ như một biểu tượng của thẩm quyền do Hội thánh trao cho họ.[1] Trong bối cảnh mới đó, dây pallium vẫn giữ mối liên hệ với vị giáo hoàng.[2][3]

Dây Pallium, ở dạng thức phương Tây hiện nay, là một dải hẹp, với chiều rộng "khoảng ba ngón tay", được dệt bằng lông cừu trắng của cừu nuôi bởi các tu sĩ Trappist, với một vòng ở giữa nằm trên vai cùng với hai vạt nằm ở phía trước và sau; do đó khi nhìn từ phía trước hoặc phía sau, hình dáng của dây tương tự như hình chữ Y. Trên dây, những hình ảnh thánh giá màu đen được trang trí với bốn hình thánh giá trên vòng và hai hình khác ở mỗi vạt. Dây được uốn gấp trên vai tái, đôi khi đính trên dây ba ki vàng. Hai đặc điểm này dường như tồn tại từ thời khi vương miện Roma là một chiếc khăn đơn giản được gấp làm đôi và gắn trên vai trái.[1]

Về nguồn gốc, dây pallium và áo omophor cùng là cùng một phẩm phục trong thánh lễ. Bộ omophor là một dải vải rộng, lớn hơn nhiều so với bộ pallium hiện đại, được tất cả các giám mục Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Đông Phương Nghi lễ Byzantine sử dụng. Một lý thuyết kết nối nguồn gốc của dây Pallium với hình ảnh của Người chăn cừu tốt lành vác theo cừu trên vai, rất phổ biến trong nghệ thuật Thiên chúa giáo trong thời kì sơ khai; nhưng đây cũng không loại trừ là một cách diễn giải của hậu thế. Lễ nghi liên quan đến việc chuẩn bị dệt dây pallium và việc trao nó cho tân giáo hoàng trong lễ khai mạc sứ vụ cũng biểu lộ một số biểu tượng. Những con cừu có lông đã được quyết định sử dụng tạo nên dây pallium được các nữ tu của tu viện thánh Agnes trưng lên một cách long trọng tại bàn thờ.[1] Các nữ tu dòng Biển Đức Santa Cecilia ở Trastevere sau đó dệt len ​​của cừu tạo thành dây pallium.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên thủy, từ "pallium" được dùng để chỉ một áo khoác bằng len của riêng giáo hoàng mà thôi. Về sau này, "pallium" trở thành một loại phục trang danh dự trong phụng vụ, biểu trưng cho sự hiệp thông đặc biệt với người kế vị thánh Phêrô đối với các Giám mục đứng đầu các tổng giáo phận.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Giáo hoàng Gregory I đang đọc cho một người khác ghi chép lại, hình ành từ một bản thảo viết tay thứ kỉ thứ X, trong đó có miêu tả dây pallium

Không rõ chính xác khi nào pallium được giới thiệu lần đầu tiên. Mặc dù Tertullian đã viết một bài luận không muộn hơn 220 CE có tiêu đề De Pallio ("Trên dây Pallium"), theo Liber Pontificalis, nó được sử dụng lần đầu tiên khi Giáo hoàng Máccô (chết 336) trao quyền mang dây pallium cho Giám mục Ostia, bởi vì sự chủ phong trong nghi lễ tấn phong của Giáo hoàng đối với ông; Giáo hoàng Symmacô cũng làm như vậy với Thánh Cescsarius của Arles năm 513, và trong nhiều tài liệu khác của thế kỷ thứ sáu, dây pallium được nhắc đến như một bộ phẩm phục dạng dài. Dường như trước đó, chỉ có Giáo hoàng có quyền tuyệt đối để mặc thứ phẩm phục này và việc sử dụng của nó bởi những người khác chỉ được chấp nhận khi được phép của chính Giáo hoàng. Chỉ từ thế kỷ thứ sáu chúng ta mới nghe nói về pallium được trao cho người khác như một dấu hiệu phân biệt. Sự vinh dự này thường được trao cho các giám mục đô thành, đặc biệt là các vị đại diện được chỉ định bởi giáo hoàng, nhưng đôi khi nó được trao cho các giám mục ở vị trí thấp (ví dụ như các giám mục Syagrius của Autun, Donus của Messina và John của Syracuse của dưới thời Giáo hoàng Gregory I).[4]

Việc sử dụng pallium của các tổng giám mục đô thành không trở nên phổ biến cho đến thế kỷ VIII,[4][gc 2] khi một công đồng được triệu tập bởi Thánh Boniface đã đặt một nghĩa vụ đối với những tổng giám mục đô thành Tây phương phải nhận được dây pallium của họ từ chính tay Giáo hoàng tại Rôma.[6] Việc nhận dây pallium được thực hiện bằng một chuyến hành hương hoặc bằng cách chuyển tiếp một đơn thỉnh nguyện nhận dây pallium đi kèm theo một lời thề sẽ thực hiện các nghi lễ trang trọng với đức tin, và tất cả những việc phải làm đều bị ngăn cấm trước khi nhận được pallium. Lời tuyên thệ trung thành mà người nhận pallium trong thời đại ngày nay rõ ràng có nguồn gốc từ thế kỷ thứ mười một, dưới thời trị vì của Giáo hoàng Paschal II (1099-1118), và thay thế cho lời thề trung thành.[4]

Chắc chắn rằng một số tiến lễ đã được nộp cho việc tiếp nhận của pallium vào đầu thế kỷ thứ sáu. Điều này đã được Giáo hoàng Gregory I bãi bỏ trong Thượng Hội đồng La mã năm 595, nhưng sau đó được đưa trở lại như một phần hoa lợi nhằm giúp duy trì hoạt động của Tòa Thánh.[4] Quá trình tiến lễ này đã bị Công đồng Florence lên án vào năm 1432, gọi nó là một gian kế cho vay nặng lãi được phát minh ra bởi chức vị giáo hoàng.[7]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Có rất nhiều ý kiến ​​khác nhau liên quan đến nguồn gốc của dây pallium. Một số dấu vết cho rằng nó xuất phát từ nghi lễ nhậm chức của vua Constantine I (hoặc một trong những người kế nhiệm ông); những người khác coi đó là sự bắt chước trang phục ephod của người Do Thái, là một loại trang phục trên tay vị Thượng tế. Những người khác tuyên bố rằng nguồn gốc của nó có thể được xem là sự miêu tả của áo choàng Thánh Phêrô, tượng trưng cho chức vụ của ông là linh mục tối cao. Giả thuyết thứ tư cho thấy nguồn gốc của nó là một áp choàng trong các nghi lễ phụng vụ, được các vị giáo hoàng đầu tiên sử dụng, theo thời gian được gấp lại thành hình dạng một mảnh vải. Giả thuyết thứ năm lại cho rằng nói nguồn gốc của nó bắt nguồn từ phong tục gấp lại áo choàng pallium, trở thành một loại phẩm phục được đeo bên ngoài trong các thời kì phong kiến. Giải thuyết thứ sáu lại tuyên bố nó đã được giới thiệu như một loại phẩm phục của Giáo hoàng, (tuy nhiên, hình dáng sơ khai của nó không phải là một dải vải hẹp, nhưng đúng với tên gọi, là một mảnh vải rộng, thuôn dài và được gấp lại).[9]

Không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy dây pallium xuất phát từ việc nhậm chức của một nhà vua, hay Ê-phót của thầy tế lễ thượng phẩm người Do Thái, hoặc một chiếc áo choàng đi kèm với huyền thoại là của Thánh Phêrô. Có thể dây pallium ban đầu đã được sáng chế như một huy hiệu phụng vụ của giáo hoàng, hay rằng nó đã được thông qua theo sự mô phỏng của vật dụng tương ứng, là chiếc áo omophor giám mục, rất thịnh hành trong Giáo hội Đông Phương.[4] Ngoài ra, dây này cũng được ban tặng cho các đại diện của giáo hoàng (như giám mục Arles, người đại diện cho giáo hoàng ở các vùng Gaul) và các giám mục khác có liên kết độc lập với Tòa Thánh. Cũng trong số này, các nhà truyền giáo được gửi đi với sự chấp thuận của giáo hoàng để xây dựng một lãnh thổ giáo hội, tổ chức giáo hội trong số những cá nhân mới cải đạo. Thánh Augustinô của Canterbury vào thế kỷ thứ bảy của nước Anh và thánh Boniface ở thế kỷ thứ tám của nước Đức nằm trong nhóm này.[2]

Sự phát triển dây Pallium

[sửa | sửa mã nguồn]
Sự phát triển về hình dạng dây pallium

Có một sự khác biệt rõ ràng về hình thức của pallium hiện đại và được sử dụng trong thời kỳ Cơ Đốc giáo đầu tiên, như được miêu tả trong tranh khảm Ravenna. Pallium của thế kỷ thứ sáu là một dải len trắng dài, rộng vừa phải, được trang trí ở cuối với một cây thánh giá màu đen hoặc đỏ, và kết thúc bằng tua; nó được quấn quanh cổ, vai, và ngực. Vì cách sử dụng đó, nó tạo ra một hình tượng như chữ V ở phía trước, và dây Pallium kết thúc bằng dải vải được kéo xuống từ vai trái, một ở phía trước và một phía sau.[4]

Vào thế kỷ thứ tám, dây pallium được sử dụng theo thông lệ mới, để các đầu dây thòng xuống, một ở giữa ngực và một ở giữa lưng, đi kèm trên dây là những chiếc đinh ghim, vì vậy pallium trở thành hình dạng chữ Y. Một sự phát triển khác về hình dáng dây Pallium đã diễn ra trong thế kỷ thứ chín (theo các hình ảnh minh họa, trước hết ở bên ngoài của Rôma, nơi truyền thống cổ xưa không được duy trì cách nghiêm túc): băng vải mà trước đó được cố định bằng các đinh kim nay được may thành dạng chữ Y, tuy nhiên, chiều dài của dây cũng được cắt ngắn đi.[4]

Hình thức của dây Pallium ngày nay bắt nguồn từ thế kỷ thứ mười hoặc mười một. Hai mẫu vật còn tồn tại cách hoàn thiên của mẫu dây pallium này là các dây từng thuộc về Tổng Giám mục - Thánh Heribert (qua đời năm 1021) và Tổng Giám mục - Thánh Anno (qua đời năm 1075), được lưu giữ tại Siegburg, Tổng Giáo phận Cologne. Hai dải vải đứng của dây pallium dạng tròn rất dài cho đến thế kỷ mười lăm, nhưng sau đó dần được rút ngắn lại nhiều lần cho đến khi chúng có chiều dài chỉ còn khoảng 12 inch. Ban đầu, những vật trang trí đính kèm duy nhất trên dây pallium được đính ở hai biểu tượng thánh giá ở hai đầu dây Pallium. Điều này được chứng minh bởi các bức tranh khảm ở Ravenna và Rome. Dường như các vật trang trí đính trên pallium với số lượng thánh giá nhiều hơn đã không trở thành thông lệ cho đến thế kỷ thứ chín, khi các chữ thập nhỏ được khâu trên vách pallium, đặc biệt là trên vai. Tuy nhiên, trong thời Trung Cổ không có quy tắc xác định số lượng thập giá, cũng không có bất kỳ luật nào xác định màu sắc của chúng. Màu sắc của biểu tượng thánh giá thường có màu tối, nhưng đôi khi cũng có màu đỏ. Các đinh ghim trên dây pallium, với công dụng đầu tiên là để định hình dây vải để may pallium, được giữ lại, đính trên dây như đồ trang trí ngay cả sau khi dây đã được may xong, với hình dạng thích hợp, mặc dù chúng không còn bất cứ ứng dụng thực tế nào. Việc đưa các vật thể có trọng lượng nhỏ vào đầy dây (phần thằng đứng), thông thường ngay từ thế kỷ thứ mười ba. Việc này đã được minh chứng bằng việc khám phá năm 1605 qua mẫu vật là dây pallium được đeo trên thi hài Giáo hoàng Boniface VIII và bởi những mảnh vỡ của dây pallium được tìm thấy trong ngôi mộ của Giáo hoàng Clement IV.[4]

Sử dụng thời hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]
Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt sử dụng dây pallium

Việc sử dụng pallium được dành riêng cho giáo hoàng và các tổng giám mục đô thành, nhưng những vị Tổng giám mục này không thể sử dụng nó đến khi được giáo hoàng thông qua bằng cách trao dây pallium, thường rơi vào buổi lễ mừng Thánh Lễ Thánh Phêrô và Phaolô vào ngày 29 tháng 6. Giáo hoàng Phanxicô đã sửa đổi nghi lễ trao ban dây pallium vào tháng 1 năm 2015: Nghi thức làm phép các dây pallium sẽ được cử hành trong lễ Thánh Phêrô và Phaolô ở nhà thờ Thánh Phêrô; các tổng giám mục đô thành, sẽ được đeo dây pallium cách chính thức trong một buổi lễ riêng trong giáo phận địa phương của họ từ bàn tay của Sứ thần Tòa Thánh (là vị diện cho cá nhân của giáo hoàng ở các nước tương ứng).[10] Thượng phụ Tòa Thượng phụ nghi lễ Latinh Giêrusalem cũng được quyền sử dụng dây pallium. Các truyền thống trước đây cho phép một số giám mục khác sử dụng pallium đã được Giáo hoàng Phaolô VI kết thúc bằng một tự sắc do ông ban hành năm 1978.[11] Tổng Giám mục đô thành có thể sử dụng dây Pallium của ông như một dấu hiệu về thẩm quyền của ông không chỉ trong tổng giáo phận do ông cai quản mà bất cứ nơi nào trong giáo tỉnh do ông quản nhiệm mỗi khi cử hành các thánh lễ.[12]

Mặc dù hiện nay, theo giáo luật pháp và các chuẩn mực về phụng vụ đã quy định rõ ràng về việc dây pallium thường chỉ được trao cho Tổng giám mục đô thành, một trường hợp ngoại lệ duy nhất dường như đã trở thành quen thuộc: Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ban cho một hồng y trước đó - Hồng y Joseph Ratzinger khi Ratzinger trở thành Niên trưởng của Hồng y Đoàn và do đó cũng là Hồng y đẳng Giám mục Hiệu tòa Ostia, một danh hiệu danh dự hoàn toàn và trong đó không có nguồn gốc chức vụ của một tổng giám mục hay một tổng giám mục đô thành. Khi Ratzinger được bầu làm Giáo hoàng Biển Đức XVI, ông tiếp tục sử dụng ngoại lệ này, mà không có bất cứ phát ngôn nào qua việc trao dây pallium cho Hồng y Angelo Sodano, Tân niên trưởng hồng y đoàn.[13]

Được sử dụng bởi giáo hoàng, dây pallium tượng trưng cho quyền lực trọn vẹn của chức vụ giáo hoàng. Dây pallium do các tổng giám mục mặc, nó thể hiện sự tham gia của họ vào quyền lực mục vụ cao nhất của chính giáo hoàng, người đã công nhận chức vị của họ trong giáo tỉnh của họ. Tương tự như vậy, sau khi từ chức, một giáo sĩ không còn được sử dụng pallium; nếu ông được chuyển sang một tổng giáo phận đô thành (giáo tỉnh) khác, ông ta phải một lần nữa cầu xin Giáo hoàng ban cho một dây Pallium mới. Các dây pallium mới được tôn vinh long trọng sau khi được làm phép vào lễ vọng đầu tiên của ngày lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô, và sau đó được giữ trong một chiếc rương bằng bạc mạ vàng đặc biệt gần Confessio Petri (mộ của Thánh Phêrô) cho đến khi được yêu cầu sử dụng. Việc trao dây Pallium trước đây đã được một hồng y đẳng phó tế trao ban tại Rôma, và bên ngoài Rôma bởi một giám mục; trong cả hai trường hợp buổi lễ diễn ra sau khi cử hành Thánh Lễ và ứng viên đọc một lời thề.[4] Theo quy định của Công đồng Vatican II (1962-1965), nghi thức phụng vụ cho việc trao nhận dây pallium như trong sách phụng vụ quy định diễn ra vào lúc bắt đầu Thánh Lễ, trong đó Tổng Giám mục ngồi trên tòa giám mục của ông; tuy nhiên, trong thực tế, dưới triều đại của Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Giáo hoàng Biển Đức XVI đã triệu tập tất cả các tân Tổng giám mục đô thành đến Rome để nhận được dây pallium trực tiếp từ tay của giáo hoàng vào ngày lễ của Thánh Phêrô và Phaolô.

Giáo hoàng Biển Đức XVI với dây pallium giáo hoàng đầu tiên của mình (2008)

Trong buổi lễ nhậm chức chính thức, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã thông qua một hình thức cổ xưa của pallium, từ thời kỳ nó và áo omophor hầu như giống hệt nhau. Dây pallium này rộng hơn hình thức của dây pallium hiện đại mặc dù không rộng như áo omphor của thời đại này nay. Dây pallium này được làm bằng lông cừu đen, và được trang trí với năm dấu thánh giá màu đỏ và ba trong số đó được đính trên đó bằng những đinh ghim, tượng trưng cho năm vết thương của Chúa Giêsu và ba cái đinh, dây pallium này được sử dụng bằng cách đeo trên vai trái. Chỉ có dây pallium của giáo hoàng được sử dụng dạng thức đặc biệt này. Bắt đầu từ Lễ kính các Thánh Phêrô và Phaolô (29 tháng 6 năm 2008), dây pallium của Giáo hoàng Biển Đức XVI đã trở lại hình thức tương tự như những người tiền nhiệm gần đây của ông, mặc dù dây pallium của ông có khoét cổ rộng hơn, chiều dài dây dài hơn đi kèm với những biểu tượng thánh giá màu đỏ, do đó vẫn khác biệt với dây pallium của các Tổng giám mục đô thành. Sự thay đổi này, do sự giải thích của bậc thầy về Nghi thức Phụng vụ Giáo hoàng Guido Marini, đưa ra sau khi nghiên cứu về lịch sử của pallium, đã chỉ ra rằng bức chân dung xưa nhất của một giáo hoàng mang kiểu pallium đó, Giáo hoàng Innocent III tại Sacro Speco Cloister, dường như là chỉ là một dạng ngôn ngữ cổ xưa được nêu lên một cách có chủ ý. Đức ông Marini cũng tuyên bố rằng Giáo hoàng Biển Đức XVI đã gặp một loạt các sự cố gây phiền nhiễu về vấn đề cố định dây pallium đúng chỗ trong các buổi cử hành phụng vụ. Dây pallium này sau đó được giáo hoàng Biển Đức XVI sử dụng lần cuối khi ông sử dụng nó khi đến kiểm tra thiệt hại do trận động đất Aquedra, viếng thăm nhà thờ bị ảnh hưởng nghiêm trọng là nhà thờ Santa Maria di Collemaggio. Nơi đây, di hài của Thánh giáo hoàng Cêlestinô V thoát khỏi sự phá hủy của trận động đất. Sau dành vài phút cầu nguyện tại ngôi mộ này, vị giáo hoàng đã quyết định đặt dây pallium của mình vào quan tài cố giáo hoàng Cêlestinô V. Thật thú vị, vị giáo hoàng cuối cùng sẵn sàng ý định từ nhiệm trước Giáo hoàng Biển Đức XVI chính là Thánh Giáo hoàng Cêlestinô V, từ nhiệm năm 1294.[14][15][16]

Giáo hoàng Biển Đức XVI với dây pallium giáo hoàng thứ hai của mình (2013)

Mặc dù pallium thứ hai của Giáo hoàng Biển Đức XVI không thực sự được tạo thành cho đến năm 2008, mô hình của nó thực sự đã tồn tại trên huy hiệu giáo hoàng của ông. Một sự thật được ít người biết đến: thực tế thiết kế dây pallium dài của Giáo hoàng được sử dụng trong triều đại giáo hoàng Biển Đức XVI đã được thiết lập vào năm 1999 khi Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã sử dụng một dây pallium hình chữ Y dài với những chữ thập đỏ cho lễ kỷ niệm Lễ Phục Sinh năm đó. Nó chỉ được sử dụng mà một lần và được tạo ra bởi Piero Marini, bậc thầy của những phẩm phục phụng tự giáo hoàng, người cũng tạo ra thiết kế dây pallium giáo hoàng đầu tiên của Giáo hoàng Biển Đức XVI.[17]

Vào ngày 29 tháng 6 năm 2014, sau khi dùng dây pallium thứ hai của Giáo hoàng Biển Đức XVI trong hơn một năm, Giáo hoàng Phanxicô đã quyết định khôi phục hình dạng dây pallium giáo hoàng, với hình dạng truyền thống của các giáo hoàng trước Giáo hoàng Biển Đức XVI.[18][15]

Vào tháng 1 năm 2015, Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố bắt đầu từ năm đó, Giáo hoàng ở Rôma không còn được trao dây pallium với tư cách cho các cá nhân nữa; thay vào đó, các tổng giám mục thành đô sẽ tiếp nhận việc đeo dây này tại giáo hội địa phương của từng người. Tuy nhiên, Giáo hoàng sẽ tiếp tục nghi thức làm phép dây pallium.[19]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, chỉ có Giáo hoàng, các tổng giám mục đô thành (giữ chức trưởng giáo tỉnh) và Thượng phụ Công giáo nghi lễ Latinh tại Jerusalem được quyền sử dụng dây pallium. Theo Bộ Luật Giáo luật năm 1917, một Tổng giám mục đô thành phải nhận được pallium trước khi thực hiện nhiệm vụ của mình trong giáo tỉnh của mình, ngay cả khi ông ta đã từng là tổng giám mục đô thành ở giáo tỉnh khác, nhưng những ràng buộc này đã biến mất trong Bộ Giáo luật sửa đổi năm 1983.[20] Các giám mục, tổng giám mục khác, kể cả các tổng giám mục đô thành đã hồi hưu, không sử dụng dây pallium, trừ khi họ nhận được sự cho phép đặc biệt. Một trường hợp ngoại lệ rõ ràng được thực hiện cho một trường hợp hiếm khi xảy ra, đó là một người chưa phải là một giám mục được bầu làm giáo hoàng, trong trường hợp đó, giám mục chủ phong cho tân giáo hoàng được quyền đeo dây pallium trong buổi lễ tấn phong.[11]

Vị trưởng giáo tỉnh có thể mang dây pallium trong bất cứ nhà thờ nào thuộc giáo tỉnh mà ông đứng đầu; nhưng ngoài giáo tỉnh, thì tuyệt đối không được mang dây ấy, cho dù có sự đồng ý của giám mục giáo phận đó. Nếu trưởng giáo tỉnh được thuyên chuyển sang một tòa trưởng giáo tỉnh khác thì cần phải xin một dây pallium mới (Giáo Luật điều 437 §2 và §3). Khi một vị giáo hoàng hay tổng giám mục đô thành qua đời, ông được chôn cất cùng với dây pallium gần nhất mà ông đã được nhận lãnh, còn các dây pallium khác (nếu có trước đó) thì được cuộn lại và đặt vào quan tài.

Hình thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thống, dây Pallium là một dây len trắng, rộng chừng 4 cm, có đeo hai miếng vải, một phía trước, một phía sau, trên đó thêu 6 thánh giá nhỏ màu đen. Dây này chỉ được sử dụng khi cử hành nghi thức phụng vụ trong phạm vi Tổng giáo phận của Tổng Giám mục. Khi sử dụng, Giáo hoàng và các Tổng Giám mục đeo dây này quanh cổ, ngực và vai.

Lông chiên để dệt dây Paliium được lấy từ hai con chiên đặc biệt do các tu sĩ dòng khổ tu Trappists nuôi tại Tre Fontane. Mỗi năm, Giáo hoàng làm phép hai con chiên này vào ngày lễ thánh Agnes (21 tháng 1) tại Nhà thờ St. Agnes, Roma; sau đó, các nữ tu dòng Biển Đức tại Vương cung Thánh đường Cecilia dùng lông chiên để dệt thành dây Pallium. Các dây dệt xong sẽ được đặt trong chiếc hộp đồng, đặt gần ghế của Thánh Phêrô, phía trên mộ Thánh Phêrô (Bàn thờ chính ở phía trên mộ Thánh Phêrô) cho đến ngày 29 tháng 6.

Dây Pallium là biểu hiệu cổ kính nhất của Giám mục. Được làm bằng lông chiên, dây Pallium biểu tượng cho hình ảnh những con chiên lạc mà Chúa Jesus vác trên vai và đem về nhà. Theo đó, hình ảnh các Giám mục mang dây Pallium cũng hàm ý các mục tử cùng "vác nhau trên vai" - nâng đỡ nhau phụng vụ cho toàn nhân loại. Thánh Simeon thành Tessalonica viết: "Dây Pallium chỉ Chúa Cứu Thế khi gặp chúng ta như chiên lạc đàn, Ngài vác lên vai, và khi nhận lấy nhân tính con người trong cuộc nhập thể, Ngài thần hóa nhân tính ấy bằng cái chết của Ngài trên Thánh Giá, Ngài dâng chúng ta cho Chúa Cha, và qua cuộc phục sinh, Ngài nâng chúng ta lên cao".[21]

Giáo hoàng Biển Đức XVI với dây Pallium dài 2,6 mét

Trong bài huấn từ tại lễ đăng quang của mình ngày 24 tháng 4 năm 2005, Giáo hoàng Biển Đức XVI nói:

Các loại dây Pallium

[sửa | sửa mã nguồn]

Pallium Giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Dây Pallium Giáo hoàng là loại Pallium đặc biệt, chỉ dùng để đặt trên đôi vai của vị tân Giáo hoàng trong ngày lễ đăng quang. Tuy nhiên, ngày 3 tháng 9 năm 1978, trong thánh lễ đồng tế với Hồng y đoàn, Giáo hoàng Gioan Phaolô I đã đeo dây này thay vì đội mũ Giáo hoàng. Giáo hoàng Gioan Phaolo II cũng đeo dây này. Từ đó trở thành thông lệ, các Giáo hoàng sử dụng thường xuyên hơn dây Pallium trong các lễ trọng.

Ban đầu, dây Pallium Giáo hoàng không khác dây Pallium của Giám mục, với ý nghĩa Giáo hoàng cũng là một Giám mục của Giáo phận Rome. Tuy nhiên, từ thời của Giáo hoàng Benedict XVI, dây Pallium Giáo hoàng trở nên khác biệt hơn so với các Giáo hoàng tiền nhiệm. Vẫn mang hình dáng truyền thống nhưng dây Pallium Giáo hoàng mới dài hơn dây Pallium dành cho các Tổng Giám mục, dệt hoàn toàn bằng len trắng dài 2,6 m và rộng 11 cm làm bằng lông cừu.[23] Trên sợi dây len có gắn hình 5 dấu thập giá biểu tượng của 5 dấu đinh của Đức Kitô với 3 chiếc đinh cài tượng trưng cho 3 dấu đinh thập giá.

Pallium Tổng Giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thống đã có từ thế kỷ XI, lễ trao dây Pallium cho các Giám mục được tổ chức vào ngày lễ hai thánh Phêrôthánh Phaolô Tông đồ hàng năm. Kể từ năm 2015, theo quyết định của Giáo hoàng Phanxicô, dây này sẽ được trao tại Tổng giáo phận mà Tổng giám mục đó đang coi sóc.[24] Dây có chiều rộng khoảng 4 cm, đeo trên vai vòng quanh cổ, với hai dải, một dải thả xuống phía trước ngực, một dải xuống phía sau lưng. Trên dây có thêu 6 hình Thánh giá màu đen. Dây này chỉ được sử dụng khi cử hành nghi thức phụng vụ trong phạm vi Tổng giáo phận của Tổng Giám mục.[23]

Các quy tắc điều chỉnh việc sử dụng thời kì ban đầu của dây pallium không thể được xác định một cách chắc chắn, nhưng việc sử dụng nó, ngay cả trước thế kỷ thứ 6, dường như đã có một đặc tính phụng vụ nhất định. Trong thời kì ban đầu, không ít thì nhiều có một sự hạn chế sâu rộng liên quan đến việc hạn chế việc sử dụng pallium, và việc sử dụng nó chỉ dành cho một số ngày nhất định. Việc sử dụng bừa bãi dây pallium, với sự cho phép Hincmar của Reims bởi Giáo hoàng Leo IV (851) và Bruno của Cologne bởi Giáo hoàng Agapetus II (954) là trái ngược với phong tục chung. Trong thế kỷ 10 và 11, cũng như ngày nay, nguyên tắc chung là hạn chế việc sử dụng pallium, và việc sử dụng dây này chỉ dành cho một số lễ và một số dịp đặc biệt khác. Dây pallium với những đặc tính và biểu tượng như bây giờ có lịch sử từ thế kỷ 8, khi nó thể hiện nghĩa vụ và bổn phận của tất cả các tổng giám mục đô thành, và các vị này thỉnh cầu Tòa Thánh cho phép sử dụng nó.[6] Sự phát triển và thay đổi của dây pallium đã được hoàn chỉnh cuối thế kỷ XI và từ đó trở đi, pallium luôn xuất hiện trong các tông sắc của giáo hoàng như là biểu tượng của sự viên mãn của quyền giáo hoàng ("plenitudo pontificalis officii"). Vào thế kỷ thứ sáu, pallium là biểu tượng của văn phòng của giáo hoàng và quyền lực của giáo hoàng, và vì lý do này, Giáo hoàng Felix đã chuyển dây pallium giáo hoàng của ông cho tổng phó tế của ông, trái với phong tục, ông đã đề cử vị này kế nhiệm ông. Mặt khác, khi được sử dụng bởi các tổng giám mục đô thành, pallium ban đầu chỉ đơn giản có ý nghĩa kết hợp với Tông Tòa, và là một đồ trang sức tượng trưng cho đức hạnh và thứ hạng của người mặc.[4]

  1. ^ Phẩm phục này cũng được sử dụng trong tất cả các Giáo hội tại phương Tây kể từ trước thời kỳ Ly giáo Đông - Tây, ví dụ như Thánh Chrodegang vào thế kỷ 8
  2. ^ Cần ghi chú "giữa năm 840 và 850" do "Encyclopædia Britannica", ấn bản lần thứ 11, [5]

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Chisholm 1911, tr. 638.
  2. ^ a b Schoenig 2006, tr. 18–19.
  3. ^ Schoenig, Steven A., SJ. Bonds of Wool: The Pallium and Papal Power in the Middle Ages (Washington, DC: The Catholic University of America Press, 2017. ISBN 978-0-8132-2922-5
  4. ^ a b c d e f g h i j k Braun 1911.
  5. ^ Chisholm 1911, tr. 639.
  6. ^ a b Boniface, Letter to Cuthbert.
  7. ^ Rossa 1988, tr. 137.
  8. ^ Braun, Die liturgische Gewandung im Occident und Orient, sect. iv, ch. iii, n. 8.
  9. ^ [4] tuyên bố: Về các giả thuyết khác nhau xem Braun[8] nơi các giả thuyết này được kiểm tra và đánh giá một cách triệt để.
  10. ^ “Pope modifies and enriches Pallium Investiture Ceremony”. Vatican Radio. ngày 29 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2015.
  11. ^ a b Paul VI 1978, tr. 3
  12. ^ Canon 437 1988.
  13. ^ “Whispers in the Loggia”. whispersintheloggia.blogspot.com.[nguồn không đáng tin?]
  14. ^ “Il pallio papale tra continuità e sviluppo – Interview with Guido Marini, Master of Pontifical Liturgical Celebrations” (bằng tiếng Ý). L'Osservatore Romano. ngày 26 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2008.
  15. ^ a b Kollmorgen 2008.
  16. ^ “Papal clothing and liturgical practices in Cardinal Ratzinger / Pope Benedict XVI Forum”. Yuku.
  17. ^ The Saint Bede Studio. “The Saint Bede Studio Blog: Papal Retrospective: Blessed John Paul II: 2”. saintbedestudio.blogspot.mx.
  18. ^ "The Problem For Us Is Fear" – On Pope's Day, Francis Calls Bishops To "Follow", "The Problem For Us Is Fear" – On Pope's Day, Francis Calls Bishops To "Follow", Rocco Palmo, ngày 29 tháng 6 năm 2014, truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2014
  19. ^ “Pope Francis will no longer impose the pallium on Archbishops”.
  20. ^ Skinner 2011.
  21. ^ Đức Thánh Cha trao dây pallium cho 34 vị Tổng Giám mục chính tòa
  22. ^ Bài giảng Thánh Lễ Đăng Quang Giáo hoàng Biển Đức XVI
  23. ^ a b Ý nghĩa biểu tượng Công giáo: DÂY PALLIUM
  24. ^ Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ làm phép dây Pallium

Tài liệu trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]

Attribution

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Từ điển Công giáo phổ thông, John A. Hardon, S.J. Image Books, NewYork. Bản Tiếng Việt do Linh mục Đặng Xuân Thành chủ biên và được dịch bởi Nhóm Chánh Hưng, Nhà xuất bản Phương Đông, tháng 8 năm 2008.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan